【bang xếp hạng seria】Chuyên gia kinh tế
Đề án tổng thể Tái cơ cấu kinh tế đã được đặt lên bàn nghị sự Quốc hội khóa XIII,êngiakinhtếbang xếp hạng seria kỳ họp thứ ba. Ông nhận định thế nào về vai trò của chính sách tài khóa (CSTK) trong tái cơ cấu kinh tế ?
CSTK, một trong hai chính sách vĩ mô quan trọng tác động tới ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. CSTK quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến cả nguồn cung và nguồn cầu của nền kinh tế. CSTK ảnh hưởng đến tăng trưởng trên các phương diện: Ở phần chi, tức là đầu tư công, nó liên quan đến chi tiêu của Nhà nước, tác động đến tổng cầu của nền kinh tế, tác động đến mặt bằng chung của giá cả và tốc độ tăng trưởng. Ở phần thu, khi CSTK của ta mở rộng, nguồn thu của Chính phủ cao hơn so với các nước khác làm giảm chi tiêu của người dân, giảm cơ hội của các DN.
Trong tái cấu trúc nền kinh tế có một loạt những vấn đề cơ bản, nhưng then chốt nhất là làm thế nào để nền kinh tế hoạt động năng suất, hiệu quả hơn. Vì vậy, chính sách tài khóa, dưới góc độ là chính sách thu và chi ngân sách, phải làm được 3 việc.
Thứ nhất, đảm bảo được ngân sách bền vững, ổn định, đặc biệt là phải tạo được một nền tảng không lấn át khu vực tư nhân, hiệu quả cho khu vực kinh tế công, từ đó thúc đẩy chung hiệu quả của nền kinh tế.
Thứ hai, toàn bộ nền kinh tế say sưa chạy theo các khoản đầu tư, thị trường bất động sản và chứng khoán bắt đầu phát lên, các điều kiện kinh tế nở rộ, CSTK nên theo nguyên tắc nghịch chu kì. Trường hợp cả thị trường lao vào “cơn say” đầu tư và chi tiêu, Chính phủ cần có sự lùi lại nhất định để giảm bớt chi tiêu của mình và giữ thặng dư ngân sách, để trong tương lai nếu nền kinh tế gặp trục trặc, Chính phủ có dư địa về chính sách để can thiệp.
Thứ ba, sự phối hợp giữa CSTK và chính sách tiền tệ là tối quan trọng trong đảm bảo sự cân đối, ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Khi CSTK chi tiêu quá nhiều, chính sách tiền tệ phải có biện pháp giảm sự hưng phấn đó. Ngược lại, khi chính sách tiền tệ tăng lượng cung tiền tín dụng quá lớn, CSTK phải lùi lại một chút, tức là phải có sự điều phối giữa hai chính sách này.
Chính sách tài khóa theo nghĩa nghịch chu kỳ, khi nền kinh tế đi vào suy giảm thì chính sách tài khóa phải mở rộng và khi nền kinh tế thăng hoa thì chính sách tài khóa phải giảm bớt đi để có dự địa cho những can thiệp sau này.
Vậy theo ông, có nên nới lỏng CSTK để có thể cân bằng lại với chính sách tiền tệ?
Giai đoạn này, chúng ta vẫn lo lạm phát ở một chừng mực nào đó, bởi tính theo cùng kỳ năm ngoái thì lạm phát vẫn trên 10%. Như vậy Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn có cơ sở để không dám nới lỏng quá chính sách tiền tệ. Nhưng rõ ràng là có cơ sở để CSTK nới rộng hoạt động của mình để bù lại một phần tổng cầu bị mất do đầu tư tư nhân thấp, chi tiêu thấp.
Tuy nhiên, nhìn vào tổng quan nền kinh tế, sự đình trệ của nền kinh tế không chỉ nằm ở nguồn đầu tư vào mà nó còn nằm ở nguồn đầu tư ra. Tức là khi doanh nghiệp không bán được hàng, chỉ số tồn kho quá lớn, hiện nay là trên 30% đối với hàng chế tạo và chế biến, thì CSTK cần có biện pháp để đảm bảo, thúc đẩy đầu ra bằng cách tăng chi tiêu, tiêu thụ sản phẩm tồn kho. Như vậy, dòng hàng hóa cũng như dòng tiền tệ sẽ quay vòng nhanh hơn và chúng ta có thể khởi động chu kì mới của nền kinh tế.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình từng thừa nhận, dư địa của chính sách tiền tệ đã rất hạn hẹp, cần có sự tham gia mạnh hơn từ CSTK. Quan điểm của ông thể nào về vấn đề này?
Tôi nghĩ đấy là một nhận định đúng đắn, bởi như tôi nói ở trên, chính sách tiền tệ của chúng ta bây giờ có làm thêm cũng không được bao nhiêu.
Trong giai đoạn khá dài, gánh nặng chống lạm phát và phục hồi nền kinh tế rơi quá nhiều vào chính sách tiền tệ và bản thân các công cụ của chính sách tiền tệ không đủ và không mạnh, không thực sự có hiệu lực trong khi mục tiêu theo đuổi quá nhiều. Trong bối cảnh đó, hiển nhiên là không thể mong chờ chính sách tiền tệ đơn phương chống đỡ được sự suy giảm của nền kinh tế cũng như lạm phát mà phải có đóng góp của CSTK.
Tái cơ cấu kinh tế, CSTK phải chứng minh được vai trò của mình?
Bình thường, CSTK đã rất quan trọng, nhưng trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ gần hết dư địa, CSTK càng trở nên quan trọng. Từ trước đến nay, vai trò của CSTK không nhiều, theo nghĩa, CSTK đang theo thuận chu kỳ: Khi nền kinh tế tăng trưởng, chính sách tài khóa tăng lên và khi tăng trưởng kinh tế giảm, thì chính sách tài khóa cũng thắt chặt lại. Chính sự giảm chu kỳ đấy làm trầm trọng thêm sự suy giảm của nền kinh tế. Bây giờ chúng ta cần đảo ngược lại bằng cách thực hiện chính sách nghịch chu kỳ.
Trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế, theo ông, CSTK cần đổi mới theo hướng nào?
Tôi nghĩ, có 3 nguyên tắc cơ bản CSTK cần tuân thủ. Một là, triển khai CSTK nghịch chu kỳ. Hai là, CSTK phải có đủ tầm nhìn trung và dài hạn, chứ không phải chạy theo các hoạt động mang tính ngắn hạn. Với tầm trung và dài hạn, CSTK sẽ tạo ra sự tiên lượng về chính sách đối với thị trường và trên cơ sở đó, chính sách tiền tệ có thể phối hợp được. Ba là, phải có sự minh bạch. Các thông tin về chính sách công, chi tiêu, thâm hụt ngân sách… phải được công khai, minh bạch, giúp thị trường hiểu trạng thái thực của nền kinh tế. Bởi đó là nguồn gốc của sự đồn đoán, nguồn gốc gây mất niềm tin. Điều hành vĩ mô sẽ rất khó khăn khi thị trường mất niềm tin.
Nhưng trên hết, phải có kỷ luật tài khóa chặt chẽ, minh bạch, đảm bảo CSTK không chỉ hướng tới tăng trưởng mà còn giúp thị trường, người dân hiểu nền kinh tế, tạo ra sự ổn định lâu dài cho đất nước.
Xin cảm ơn ông!
Vân Hoa(thực hiện)
(责任编辑:World Cup)
- ·Cát Vạn Lợi chia sẻ 'con đường đến thành công'
- ·Việt Nam – Cuba friendship meeting held in Hà Nội
- ·Minister of Health grilled on health care and medicine price control
- ·President to visit Russia, Belarus
- ·Năm 2024, Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Long An nộp ngân sách ước đạt 2.200 tỉ đồng
- ·NA debates revised draft law on public debt management
- ·VN, Laos highlight traditional friendship
- ·PM Nguyễn Xuân Phúc visits German states
- ·Thủ tướng chủ trì phiên họp chính phủ xây dựng pháp luật tháng 12
- ·Deputy PM Phạm Bình Minh meets Indian President during visit
- ·Bạt Nguyễn Lê Phát
- ·Criminal liability probe begins in Đồng Tâm land dispute
- ·VN urges China to act responsibly
- ·PM pledges action to build facilitating Government
- ·Học bổng – Một trong những động lực giúp sinh viên thực hiện ước mơ
- ·Government’s regular meeting discusses socio
- ·Party leader commemorates late General Nguyễn Chí Thanh
- ·Minister of Health grilled on health care and medicine price control
- ·Giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng, cao hơn gạo Thái Lan 100 USD/tấn
- ·President takes leave of Israeli envoy, hails ties