【soi kèo metz】Lạm phát năm 2018 sẽ tăng dưới 4%
Dự kiến tăng trưởng GDP quý 1-2018 đạt trên 7%,ạmphtnămsẽtăngdướsoi kèo metz tốt nhất trong 10 năm qua. Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP của năm 2018.
Ngày 27-3, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì phiên họp quý 1-2018 của Ban Chỉ đạo điều hành giá (BCĐ) đánh giá kết quả thực hiện công tác điều hành 3 tháng đầu năm 2018, cập nhật phương hướng điều hành từ nay tới hết năm 2018.
Kiểm soát tốt lạm phát
Theo Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Anh Tuấn, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 3 không tăng như 2 tháng đầu năm 2018, mà dự kiến giảm 0,28% so với tháng trước đó. So với cùng kỳ năm 2017, CPI tháng 3 tăng 2,65%.
Tổng hợp số liệu 3 tháng đầu năm, CPI bình quân tăng 2,82% so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân CPI trong quý 1 tăng là do nhu cầu gia tăng tiêu dùng trong dịp tết và lễ hội đầu năm, giá cả các mặt hàng thiết yếu thế giới tăng trở lại như nhiên liệu, chất đốt, sắt thép; điều chỉnh một số mặt hàng thiết yếu trong nước tại một số tỉnh (giá khám chữa bệnh không thẻ bảo hiểm y tế - BHYT) tăng 34,19% làm CPI tăng chung khoảng 1,32%; giá dịch vụ giáo dục tăng 7,38% làm CPI tăng 0,38%...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP
Dự báo từ nay tới cuối năm sẽ xuất hiện một số yếu tố gây sức ép lên mặt bằng giá. Đó là 8 địa phương sẽ điều chỉnh giá khám chữa bệnh đối với người không có thẻ BHYT (dự kiến tác động CPI khoảng 0,07%); dự kiến điều chỉnh chi phí quản lý vào giá dịch vụ y tế, lương cơ sở cơ cấu vào giá dịch vụ khám chữa bệnh (tác động 0,42%), điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục (tác động 0,3%).
Bên cạnh đó là giá các dịch vụ chuyển từ phí sang giá theo luật, xu hướng biến động của giá xăng dầu, điều chỉnh tiền lương trong khối doanh nghiệp và khu vực công, rủi ro về thiên tai và thời tiết bất lợi, giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm có xu hướng tăng... Dự báo, CPI bình quân cả năm 2018 sẽ tăng ở mức từ 3,41% - 3,55% và 3,9%, dưới chỉ tiêu Quốc hội giao tăng lạm phát 4% cho năm 2018.
Tổng kết cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành bám sát kịch bản tăng CPI năm 2018 ở mức 3,55% để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành lạm phát cơ bản linh hoạt, kiểm soát tín dụng về cơ cấu và chất lượng, cung tiền, tiếp tục biện pháp trung hòa ngoại hối thu được từ nước ngoài, cổ phần hóa bán vốn nhà nước.
Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn bám sát nhu cầu các mặt hàng nông sản, đặc biệt là thịt heo, muối, đường... để tổ chức sản xuất phù hợp, ổn định thị trường, đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản. Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục điều hành hiệu quả Quỹ bình ổn xăng dầu, ổn định thị trường xăng dầu trong nước, công bố giá cơ sở của xăng A95 trong tháng 4, xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng E5 để khuyến khích tiêu dùng; điều hành ổn định giá điện trong năm 2018 và tăng cường truyền thông trong sử dụng và tiết kiệm điện, tránh tạo ra “lạm phát kỳ vọng”.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng giao Bộ Y tế tính toán kỹ việc điều chỉnh bước 3 giá dịch vụ y tế, tránh việc tăng đột biến giá dịch vụ y tế, bảo đảm cân đối Quỹ BHYT và mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trong tháng 5 phải sửa xong Thông tư 37 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB-XH phối hợp với địa phương đánh giá thực trạng mức thu học phí hiện nay, xác định tỷ lệ đã thực hiện so với khung, mức trần quy định...
Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục rà soát các dự án, hoàn tất đàm phán với các nhà đầu tư và ngân hàng để điều chỉnh giảm giá dịch vụ BOT tại các trạm đã quyết toán theo nguyên tắc ưu tiên giảm giá hơn giảm thời gian hoàn vốn...
“Với kinh nghiệm trong quản lý, phối hợp điều hành của các bộ, ngành đối với giá cả các mặt hàng, Chính phủ tin tưởng sẽ hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đặt ra”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Hai kịch bản tăng trưởng
Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp của Tổ điều hành kinh tế vĩ mô nhằm đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và dự báo kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2018.
Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, dự kiến tăng trưởng GDP quý 1-2018 đạt trên 7%, tốt nhất trong 10 năm qua. Trong đó, công nghiệp, xây dựng là động lực cho tăng trưởng kinh tế với mức tăng 11%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 33,62 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2017…
Từ đó, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP của năm 2018.
Thứ nhất là 6,7% - mức cao nhất theo nghị quyết của Quốc hội với điều kiện phải thực hiện kiên trì các giải pháp tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018).
Kịch bản thứ hai là tăng trưởng GDP 6,8% với lực đẩy từ công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tốt. Nếu không có biến động lớn xảy ra, mức tăng GDP 6,8% cũng có thể đạt được.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, kinh tế vĩ mô trong nước đầu năm được dự báo có nhiều khả quan, nhưng không được chủ quan, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hiệu lực các giải pháp đề ra tại Nghị quyết 01 của Chính phủ.
Các bộ ngành và địa phương rà soát, thúc đẩy các nhân tố hỗ trợ cho tăng trưởng, thu ngân sách của những tháng tiếp theo; theo dõi sát diễn biến kinh tế ở trong nước, khu vực và trên thế giới; thực hiện các báo cáo chuyên đề về tình hình kinh tế vĩ mô ở các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bất động sản... trong dài hạn để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Chiều 27-3, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn công bố số liệu tổng hợp về kết quả kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm. Theo báo cáo, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 3 ước đạt 3,1 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu cả quý 1-2018 đạt 8,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng 9%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng 11,5%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt gần 2 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2017. Theo đánh giá, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trong các tháng đầu năm đều gia tăng về khối lượng là tín hiệu đáng mừng. PHÚC HẬU |
Theo LÂM NGUYÊN/SGGP
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Doanh nghiệp tăng cường hợp tác, hỗ trợ cùng phát triển
- ·Nhà trường lên tiếng về hình ảnh bữa cơm trưa cho trẻ như "suất ăn kiêng"
- ·Cụ ông 92 tuổi ở Quảng Nam vẫn tâm huyết với khuyến học, làm từ thiện
- ·Giáo viên hàng top ở Australia được tăng lương lên mức 2,5 tỷ đồng/năm
- ·Hiệu quả một số loại thuốc được phép sử dụng điều trị COVID
- ·Trường CĐ Quảng Nam thực hiện đề án "Phát triển trường chất lượng cao"
- ·Trường tiểu học công lập đầu tiên phổ cập golf miễn phí cho học sinh
- ·Cụ ông Hà Nội nổi tiếng khi nuôi vịt làm thú cưng, dẫn đi dạo phố mỗi ngày
- ·Ý nghĩa của việc xin chữ đầu năm
- ·9X Việt nhận loạt lời mời thực tập từ hơn 10 công ty công nghệ đình đám Mỹ
- ·700 xe nông sản đang ùn tại cửa khẩu
- ·Nhiều cách làm hay chống xâm hại tình dục, bảo vệ trẻ em ở nông thôn
- ·Học bổng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho 8 tỉnh miền núi phía Bắc
- ·Sinh viên kêu than học môn thể chất quá khó vì lâu nay lười vận động
- ·ĐẠI HỘI XIII: Định hướng tầm nhìn và chiến lược cho tương lai
- ·Khảo sát của Mỹ: Nên tặng quà gì cho giáo viên dịp lễ Tết?
- ·ĐH Bách khoa Hà Nội công bố phổ điểm 6 đợt thi đánh giá tư duy
- ·Những giáo sư, nhà khoa học Việt đoạt giải thưởng quốc tế danh giá năm 2020
- ·Tiếp tục thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN
- ·Nam sinh khiếm thị trúng tuyển 6 trường đại học top đầu