会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【người chơi burnley】Tại sao Hà Giang dự kiến thu phí cao nguyên đá Đồng Văn?!

【người chơi burnley】Tại sao Hà Giang dự kiến thu phí cao nguyên đá Đồng Văn?

时间:2024-12-23 10:35:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:859次

Như báo VietNamNet đã đưa tin,ạisaoHàGiangdựkiếnthuphícaonguyênđáĐồngVăngười chơi burnley mới đây, Hà Giang dự kiến thu phí với khách tham quan công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐC) thông qua lượt lưu trú, cụ thể với người lớn là 30.000 đồng mỗi đêm, trẻ em là 15.000 đồng mỗi đêm. Thông tin này đã nhận nhiều ý kiến trái chiều từ du khách. 

Theo ông Hoàng Xuân Đôn, Trưởng ban Quản lý CVĐC, việc người dân, du khách tranh cãi, đưa ý kiến trái chiều về việc thu phí, tỉnh Hà Giang đã lường trước. Tuy nhiên, các đơn vị liên quan đã và đang có sự tính toán kĩ càng.

CVĐC được thành lập vào tháng 9/2009, gồm bốn huyện là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với tổng diện tích tự nhiên khoảng 2.356 km2. Năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là công viên địa chất UNESCO đầu tiên ở Việt Nam. 

Thống kê từ tỉnh Hà Giang cho thấy khoảng 65% khách đến tỉnh đều tham quan khu vực CVĐC. Lượng khách và doanh thu du lịch trên vùng CVĐC từ năm 2010 đến năm 2020 tăng trung bình 15-20% mỗi năm, cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (10% mỗi năm). Lượng khách đến CVĐC đạt gần 2,3 triệu lượt năm 2022.

Theo ông Đôn, hiện nay có khoảng 40 điểm trong phạm vi CVĐC có thể thu phí nhưng tỉnh Hà Giang mới chỉ thu phí ba điểm, gồm hang Lùng Khúy (Quản Bạ); Nhà Vương và cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn). Cụ thể, mức phí tham quan Nhà Vương là 30.000 đồng/người lớn/lượt, 10.000 đồng/trẻ em/lượt; cột cờ Lũng Cú 40.000 đồng/người lớn/lượt, 15.000 đồng/trẻ em/lượt. Từ năm 2017 đến năm 2021, tổng số phí thu được khoảng 29 tỷ đồng, sau khi nộp ngân sách chỉ còn 17,2 tỷ đồng.

Cao nguyên đá Đồng Văn là điểm đến thu hút du khách (Ảnh: Vinh Gấu)

Tuy nhiên, theo quy định, cứ 4 năm, UNESCO tái đánh giá tình hình phát triển của CVĐC. Mỗi lần, tổ chức này sẽ đưa ra hàng loạt khuyến nghị để CVĐC thực hiện trong bốn năm tiếp theo. Để được tính là hoàn thành, 90% khuyến nghị phải được thực hiện nếu không sẽ nhận thẻ vàng (cho tiếp hai năm để thực hiện) hoặc thẻ đỏ (tước danh hiệu).

Thông thường, UNESCO khuyến nghị nhiều hoạt động từ bảo tồn, quy hoạch, giáo dục cộng đồng, phát triển cộng đồng, bảo vệ văn hóa thiểu số, đa dạng sinh học đến đầu tư và làm du lịch bền vững. Mỗi kế hoạch như vậy tiêu tốn trực tiếp của tỉnh tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, chưa kể các chi phí gián tiếp như các dự án giao thông, điện, nước, viễn thông.

"Những kế hoạch tiêu tốn số tiền rất lớn nhưng đều đem lại lợi ích cho người dân địa phương. Khuyến nghị không chỉ dành riêng cho du lịch", ông Đôn cho hay.

CVĐC nằm ở vị trí trên vùng cao, mọi hoạt động như cải tạo, mở rộng hệ thống điện, nước, viễn thông với Hà Giang đều rất khó khăn. Trong khi đó, Hà Giang là tỉnh nghèo. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn ít dịch vụ để du khách tiêu tiền, du khách đến chủ yếu để ngắm cảnh nên chi phí dịch vụ không cao, nguồn thu đổ về tỉnh rất ít, gây khó khăn trong việc cải thiện đời sống người dân và phát triển du lịch.

Tỉnh Hà Giang đánh giá trong giai đoạn tới, với đà phát triển hiện tại của CVĐC, nếu chỉ chờ từ ngân sách nhà nước, sẽ thiếu hụt trầm trọng kinh phí, không thể đáp ứng nhu cầu của xây dựng và phát triển.

Ông Đôn cho biết thêm, ngay từ năm 2011, các chuyên gia thuộc mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO (GGN) đã đề cập đến việc thu phí và tự chủ tài chính đối với Ban quản lý CVĐC. Tới năm 2018, việc thu phí và tự chủ tài chính trở thành khuyến nghị bắt buộc phải thực hiện. 

Hà Giang đã thực hiện khảo sát với khách du lịch tại CVĐC, kết quả cho thấy hơn 50% khách đồng ý trả phí tham quan. Riêng khách nước ngoài, tỷ lệ đồng thuận lên tới hơn 90%. 

Đại diện ban quản lý CVĐC cho biết, việc thu phí sẽ giúp tăng nguồn lực để tái đầu tư cho người dân địa phương như nâng cao thu nhập, bảo tồn văn hóa, nâng cao nhận thức cộng đồng; tái đầu tư cho hạ tầng du lịch như hệ thống bãi đỗ xe, điểm ngắm cảnh, vệ sinh công cộng, quảng bá...; đầu tư nguồn lực phục vụ công tác bảo tồn, quản lý, vận hành các điểm di sản, bảo vệ môi trường...

Du khách ghé thăm hợp tác xã Lanh Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang). Ảnh: Trương Quang Vinh

Bên cạnh đó, đây còn là cách Hà Giang nâng cao nhận thức của du khách về giá trị di sản, phân loại du khách mục tiêu và giúp điều hướng du khách, giảm quá tải cục bộ, góp phần tạo công bằng trong sử dụng, tiêu dùng tài nguyên du lịch, di sản. Tại ba điểm đã thu phí hiện tại - hang Lùng Khúy (Quản Bạ); Nhà Vương và cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn), hệ thống nước, điện, xử lý rác thải được vận hành tốt, trái ngược với nhiều điểm còn lại.

Một điểm được quan tâm khác là phương thức thu phí. Theo khảo sát, phương án được nhiều du khách lựa chọn là thu phí tại các điểm di sản; cổng vào, được vào tất cả điểm di sản. Phương án ít được lựa chọn nhất là thu phí qua dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn, phí tính theo đêm. Về mức phí, du khách ưu tiên mức phí thấp nhất.

Tuy nhiên, các đơn vị chức năng vẫn đang tính toán về phương án thu phí.

Nếu thu phí tại từng điểm, ban quản lý CVĐC lo ngại sẽ gây khó chịu cho du khách khi phải thanh toán lẻ tẻ. Việc lập các chốt thu phí cũng không dễ dàng khi còn liên quan đến luật giao thông đường bộ, đồng thời tốn kém nguồn nhân lực.

Ban quản lý CVĐC và nhiều lãnh đạo tỉnh Hà Giang đang thiên về phương án thu phí qua đêm và chủ cơ sở sẽ chịu trách nhiệm thu phí. Đây được xem là hình thức thu phí công bằng, không phản cảm và đem lại nguồn lợi trực tiếp cho người dân. Khoảng 20% tiền phí du lịch này sẽ được gửi lại cho chủ cơ sở lưu trú.

Trong quá trình xây dựng đề án, ông Đôn nhận thấy nhiều điểm du lịch trên thế giới cũng đang áp dụng kiểu thu phí này. Theo Euronews, Brussels (Bỉ) thu phí du lịch gộp trong tiền phòng khách sạn, trung bình từ 8,2 USD (khoảng 190.000 đồng)- tùy theo hạng khách sạn. Áo thu phí ở qua đêm, khoảng 3,02% giá trị trên tổng hóa đơn khách sạn. Ở châu Á, Indonesia có áp dụng thu thuế du lịch tại riêng Bali, khoảng 9,8 USD (khoảng 230.000 đồng) mỗi khách nước ngoài.

Theo nghiên cứu của ban quản lý CVĐC, có nhiều điểm di sản UNESCO trên thế giới đang "thu phí rất cao", như Vườn quốc gia Bwindi Impenetrable (Uganda) - 700 USD (16,5 triệu đồng); Vườn quốc gia Komodo (Indonesia) - 252 USD (gần 6 triệu đồng); Serengeti (Tanzania) - 70,8 USD (1,7 triệu đồng).

Ở Việt Nam, Vịnh Hạ Long cũng là ví dụ điển hình trong việc thu phí thông qua các tuyến tham quan vịnh trong ngày hoặc qua đêm, mức giá từ 250.000 đồng đến 750.000 đồng mỗi khách.

Cũng theo đại diện Ban quản lý CVĐC, đơn vị này và tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục lấy ý kiến người dân, du khách và đóng góp của các chuyên gia trong ngành để có phương án hiệu quả nhất.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Hỏi về thủ tục nhập hộ khẩu Hà Nội
  • Siêu đại tiệc 12.12 trên ShopeeFood
  • '11 tháng 5 ngày' tập 38, Đăng sững người khi Trang tiếp cận Nhi
  • TP.HCM: Trên 124.000 tỷ đồng cho vay qua chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp
  • Máu tôi 'sôi lên'  khi thấy tin nhắn mùi mẫn từ số máy lạ gửi vào máy vợ
  • Vũ Hà: Dù chán cỡ mấy, tôi không bao giờ bỏ vợ theo người khác
  • Ngày 3/3: Ghi nhận 118.790 ca mắc mới COVID
  • Vợ chồng Triệu Vy bị kiện giữa làn sóng tẩy chay
推荐内容
  • Vợ bầu 7 tháng xin cứu 30 triệu đồng để chồng khỏi liệt
  • Phải có "tiểu tài khoản" để giao dịch phái sinh
  • Xe buýt chở khoảng 70 hành khách gặp nạn khiến 21 người tử vong
  • 136 khách hàng trúng thưởng khi đăng ký dịch vụ ON của VTVcab
  • Xót xa cảnh cháu bé 2 tuổi suy kiệt vì ung thư
  • MC Linh Thủy bất ngờ trở lại bản tin Thời sự 19h