【daegu đấu với jeonbuk】Tích cực bình ổn thị trường hàng hóa tết
Thị trường hàng hóa phục vụ tết đang “nóng” dần khi các doanh nghiệp đã thực hiện kế hoạch dự trữ hàng hóa,ựcbnhổnthịtrườnghnghatếdaegu đấu với jeonbuk bình ổn thị trường phục vụ nhu cầu mua sắm cuối năm.
Nhiều mặt hàng thuộc nhóm bình ổn lên kệ phục vụ người tiêu dùng dịp tết Kỷ Hợi.
Sở Công thương tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường cuối năm 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi trên địa bàn tỉnh. Chương trình góp phần hạn chế tăng giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, gắn với việc thực hiện cuộc vận đọng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đồng thời mời gọi doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia bình ổn thị trường, nhằm chủ động trong chuẩn bị nguồn hàng cung ứng. Tính đến nay đã có 4 doanh nghiệp tham gia chương trình, một số mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng gồm: 30 tấn gạo, 60.000 lít dầu ăn, 7.000 tấn đường, trên 10 tấn bánh, mứt, kẹo, trà các loại… với tổng giá trị hàng hóa gần 147 tỉ đồng. Đồng thời, các doanh nghiệp cam kết giá cả hàng hóa bán bình ổn phải thấp hơn giá bán sản phẩm cùng loại, cùng thời điểm trên thị trường ít nhất là 5%.
Ông Nguyễn Nghĩa Trọng, Phó Giám đốc Siêu thị Co.opMart Vị Thanh, cho hay: Siêu thị chuẩn bị nguồn hàng có tổng giá trị hơn 30 tỉ đồng phục vụ tết. Nhóm hàng thiết yếu như: gạo, mì, bánh, mứt, bột ngọt, dầu ăn… đảm bảo sẽ không tăng giá. Ngoài ra, hệ thống co.opmart chủ động tham gia giữ mức giá tốt từ 5-10% đối với nhiều mặt hàng khác và hàng ngàn sản phẩm có mức ưu đãi từ 10-50%.
Là một trong những doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn năm nay, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ cũng cam kết tham gia bình ổn 7.000 tấn đường, trị giá tương đương 91 tỉ đồng, đồng thời duy trì 8 cửa hàng bán lẻ, giới thiệu sản phẩm, cung cấp cho 2 siêu thị lớn và hệ thống đại lý bán buôn trên địa bàn tỉnh… Doanh nghiệp cũng mong rằng trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm của các sở, ngành, các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi, nhất là khâu tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tín dụng để doanh nghiệp tham gia tốt công tác trữ hàng và bình ổn giá theo kế hoạch.
Nhu cầu tiêu dùng tăng so với ngày thường, nhất là vào những ngày cận tết sẽ tạo áp lực không nhỏ lên nguồn cung cũng như giá cả. Do đó, từng địa phương đã có bước chủ động dự trữ, phân phối hàng hóa, góp phần giữ nhịp ổn định chung của thị trường. Không chỉ các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, các ngành chức năng khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương chuẩn bị hàng hóa cung ứng đảm bảo về số lượng và đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Các huyện, thị xã, thành phố lên kế hoạch sắp xếp lô sạp tại 72 chợ trong tỉnh để đáp ứng sức mua cao những ngày giáp tết.
Ông Bạch Nhật Trường, Phó phòng Kinh tế và Hạ tầng thị xã Ngã Bảy, cho biết: Phòng phối hợp với Ban quản lý các chợ dự kiến bố trí thêm 170 lô sạp dưa hấu, bánh mứt và hoa kiểng. Theo kế hoạch, thị xã sẽ tổ chức hội chợ xuân vào những ngày cận tết để người dân có thêm kênh mua sắm và dự kiến phối hợp tổ chức 2 cuộc đưa hàng Việt về nông thôn. Đến nay, tổng giá trị hàng hóa mà các doanh nghiệp, đại lý, hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã khoảng 33 tỉ đồng, tăng 10% so với năm ngoái.
Tại thành phố Vị Thanh, theo dự báo của đơn vị chuyên môn, sức mua dịp tết nhiều khả năng sẽ tăng nên giá trị dự trữ hàng hóa phục vụ tết cũng tăng từ 3-4%. Ông Hồ Hồng Lâm, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh, thông tin: Tại các chợ và dọc theo tuyến đường 1 Tháng 5, Trần Hưng Đạo bố trí thêm khoảng 200 lô sạp dành cho các mặt hàng đặc trưng dịp tết. Đối với các chợ có mặt bằng đáp ứng đủ nhu cầu mua, bán sẽ không tổ chức ra lô mà sắp xếp và nhắc nhở tiểu thương bố trí hàng hóa ngăn nắp, gọn gàng, bố trí thêm bãi giữ xe để người dân mua sắm thuận tiện.
Ngoài ra, trong thời gian trước, trong và sau tết, Sở Công thương tỉnh sẽ phối hợp với cơ quan chức năng giám sát công tác chuẩn bị nguồn hàng, tổ chức các điểm bán lẻ phục vụ chương trình bình ổn, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát để xử lý các hành vi kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng nhập lậu, các trường hợp đầu cơ, găm hàng, gây sốt giá, tránh xảy ra những biến động về giá, bất ổn trong diễn biến cung - cầu hàng hóa. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị truyền thông, các địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời về tình hình thị trường, giá cả, các cơ sở, điểm bán hàng để người dân an tâm mua sắm.
Bài, ảnh: THIÊN TRANG
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Có mẹ chồng hiện đại: khổ hay sướng?
- ·Đưa quan hệ Việt Nam
- ·Triển khai quyết định của Ban bí thư với Giám đốc công an Thái Bình
- ·Thủ tướng yêu cầu lực lượng công an thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm
- ·Không để công ty CP lộng hành 'làm giá' trứng gà
- ·Việt Nam nêu đề xuất các nước phối hợp ứng phó virus corona
- ·Báo Úc gọi Phú Quốc là điểm đến mới của du lịch MICE tại Việt Nam
- ·“Thành phố di sản
- ·Cô gái lưng gù, bệnh tim có “thâm niên”… trốn viện
- ·Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay do ngân hàng thương mại hết "room" tín dụng
- ·Đang ngồi uống nước, nam thanh niên bị CSGT vào bắt xe
- ·Xúc tiến du lịch khu vực Tây Nguyên nhân dịp tổ chức Festival sâm Ngọc Linh
- ·Việc thí điểm cách ly F0, F1 tại nhà rất cần thiết cho Hà Nội
- ·Phòng Covid
- ·Cảm ơn anh vì đã buông tay em…
- ·Khoảng 300
- ·Tổng bí thư, Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nhà 67
- ·Đại tá Vũ Hoài Bắc làm Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh
- ·Chuyển trường Đại học phải đóng phí, đúng hay sai?
- ·Các trường phải để dành chỉ tiêu tuyển sinh cho thí sinh xét đặc cách tốt nghiệp