【nhận định sapporo】Đổi mới mô hình tăng trưởng phải có cách làm mới, để tránh tụt hậu
Mô hình tăng trưởng kinh tếvẫn dựa vào các yếu tố đầu vào
Sáng 26/4/2022,Đổimớimôhìnhtăngtrưởngphảicócáchlàmmớiđểtránhtụthậnhận định sapporo Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: Kinh nghiệm 35 năm đổi mới”.
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc Hội thảo “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: Kinh nghiệm 35 năm đổi mới”. |
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, Hội thảo nhằm khởi động sơ kết 5 năm Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 1/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Hoạt động này cũng gắn với việc nghiên cứu triển khai xây dựng đề án về “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, gắn với quá trình xây dựng, hoàn thiện các nội dung liên quan đến trao đổi của đồng chí Trưởng ban Kinh tế Trung ương với Chủ tịch UBND các tỉnh về các chuyên đề liên quan đến đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và trao đổi những vấn đề liên quan đến kinh nghiệm 35 năm đổi mới của Việt Nam.
Qua thực tiễn đánh giá quá trình triển khai thực hiện một số chủ trương, chính sách liên quan đến đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế cho thấy những kết quả đạt được thể hiện rất rõ.
Kinh tế vĩ mô cơ bản đã được ổn định; tăng trưởng kinh tế đạt được những kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá, mô hình tăng trưởng từng bước được chuyển đổi theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu; chất lượng tăng trưởng dần cải thiện dù còn ở mức độ khiêm tốn.
Năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia được cải thiện, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực hơn. Cơ cấu các ngành, lĩnh vực có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngành, lĩnh vực Việt Nam có lợi thế trong tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Các vấn đề trọng tâm về cơ cấu lại nền kinh tế gồm cơ cấu lại đầu tưcông, doanh nghiệpnhà nước và các tổ chức tín dụng đã tập trung thực hiện và đạt được một số kết quả bước đầu. Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và khu vực công đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, việc chuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu còn chậm so với yêu cầu đặt ra.
Mô hình tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào gồm vốn, lao động, tài nguyên. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực ở cùng giai đoạn phát triển. Tăng năng suất lao động thời gian qua chủ yếu vẫn do tăng cường vốn đầu tư và sử dụng lao động chi phí thấp.
Vốn vẫn chủ yếu dựa vào hoạt động kinh tế thông dụng lao động. Ở mức độ nhất định vẫn dựa vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Năng suất lao động còn thấp và chênh lệch giữa năng suất lao động của Việt Nam với các nước còn tiếp tục gia tăng.
Đặc biệt, theo ông Hiển, các vấn đề về cơ cấu lại ba lĩnh vực trọng tâm mặc dù được triển khai thực chất hơn, nhưng chưa hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra theo kế hoạch.Hiệu quả đầu tư công chưa cao và giải ngân vốn đầu tư công còn chậm nhất là vốn ODA. Tiến trình thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm so với kế hoạch đề ra, chủ yếu tập trung vào việc sắp xếp thu gọn số lượng, chất lượng quản trị doanh nghiệp chưa được cải thiện.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn thấp. Tiến độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều khó khăn. Quá trình cơ cấu lại ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp công vẫn còn nhiều hạn chế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, lĩnh vực còn chậm. Khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn chưa lớn mạnh, chưa đáp ứng được vai trò quan trọng của nền kinh tế. Thế chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được hoàn thiện.
Lỗi không phải do khiếm khuyết chính sách
Tại Hội thảo, TS.Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đặt câu hỏi, tại sao rất nhiều năm với nhiều nỗ lực mà kế hoạch đổi mới được mô hình tăng trưởng chưa đạt được.
“Đã đến lúc chúng ta phải nói đến những vấn đề nền tảng của nền kinh tế”, ông Thiên nhấn mạnh.
TS.Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. |
Các vấn đề này là phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt quan tâm phát triển các thị trường nguồn lực đầu vào, nhất là thị trường đất đai; xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển theo tinh thần phục vụ thị trường, phục vụ doanh nghiệp, thể chế quản trị phát triển hiện đại, phù hợp các cam kết hội nhập; tuân thủ nguyên tắc “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng” trong việc phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam và triển khai chiến lược thu hút FDI và tận dụng tối đa lợi thế đi sau, nỗ lực xây dựng thể chế tốt, khuyến khích đổi mới sáng tạo, coi khoa học công nghệ và trí tuệ con người là động lực phát triển quan trọng nhất của giai đoạn tới.
Trong Hội thảo, các đồ thị được các chuyên gia nhắc đi nhắc lại nhiều lần là sự sụt giảm tăng trưởng của Việt Nam sau mỗi 10 năm lại giảm dần và sự tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực.
“Khi ta đang suy giảm so với chính ta thì không thể giải thích bằng khiếm khuyết chính sách, mà là vấn đề nền tảng. Mô hình tăng trưởng ở đây cần bàn đến góc độ nền tảng, các vấn đề kinh tế - chính trị và cấu trúc phát triển”, ông Thiên nói.
Các vấn đề được nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đặt ra rất cụ thể. Đó là mô hình tăng trưởng thế nào đề phù hợp với nền kinh tế chuyển đổi – nền kinh tế chuyển đổi liên tục, cấu trúc chưa định hình; nền kinh tế có trình độ xuất phát thấp, nhưng có độ mở cao nhất thế giới, đua tranh với kinh tế thị trường…
Đặc biệt, ông Thiên cho rằng, 10 năm vừa rồi không đổi mới được, thì có nghĩa là không thể làm được với cách cũ.
TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cũng nhắc đến đồ thị rất hay được giới chuyên gia kinh tế sử dụng, đó là mong muốn đuổi kịp các quốc gia trong khu vực của Việt Nam. Nhưng cuộc đua này đang đối mặt với vô vàn khó khăn.
Vì để bắt kịp Thái Lan và Malysia trong vòng khoảng 15 năm nữa, vào những năm 2040-2045, Việt Nam phải duy trì được mức tăng trưởng liên tục trên 7%. Nhưng muốn bắt kịp Trung Quốc, Việt Nam phải có được tăng trưởng ở mức 10,48% và muốn sánh ngang với Hàn Quốc thì cần đạt tốc độ 11,08% trong vòng 30 năm tới.
Nhưng thách thức, rào cản khiến mô hình tăng trưởng của Việt Nam chưa thay đổi mà TS. Sơn đang nhìn thấy khá rõ nét.
Một là, chưa có hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thì chưa thế thúc đẩy mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực cao.
Hai là, chưa có thị trường tài nguyên hoàn thiện, thì việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực tài nguyên chưa thực hiện được.
Ba là, chưa có môi trường thể chế hỗ trợ khởi nghiệpsáng tạo, mô hình kinh donah mới…
Bốn là, không gian kết cấu kinh tế chưa hơp lý khiến lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế, khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu bị hạn chế.
Như vậy, vai trò của môi trường vĩ mô phải sẵn sàng cho đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại ngành kinh tế theo lợi thế vùng; cơ cấu lại các đô thị động lực theo hướng phân cấp và gắn kết; cơ cấu lại doanh nghiệp và tổ chức kinh tế và cơ cấu lại thị trường tài nguyên một cách lành mạnh để bắt kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới thông qua việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển là những đề xuất của TS. Đặng Kim Sơn.
GS.TS. Trần Thọ Đạt, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân |
GS.TS. Trần Thọ Đạt, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng chia sẻ góc nhìn này, khi nhắc đến tình thế “Việt Nam dù là nước giữ kỷ lục tăng trưởng dương liên tục, nhưng lại không có được tốc độ tăng trưởng cao”.
Ông đang kỳ vọng vào dư địa phát triển từ kinh tế số là động lực tăng trưởng mới trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.
Ở góc độ của chuyên gia nghiên cứu nước ngoài, TS. Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cấp cao, UNDP. TS. Jonathan Pincus cho rằng, để thu hẹp được khoảng cách giữa Việt Nam với các quốc gia phát triển bên cạnh việc duy trì tỷ lệ xuất khẩu so với GDP cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác, Việt Nam cần giải quyết vấn đề nhập khẩu nhiều sản phẩm đầu vào chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu.
Đặc biệt, ông cho rằng hầu hết các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đều rất nhỏ; doanh nghiệp tư nhân lớn lại không phải là doanh nghiệp chế biến chế tạo mà là doanh nghiệp bất động sảnthông qua đầu cơ đất đai.
"Cần tạo ra cơ chế và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và FDI, trong đó đặc biệt quan tâm đến cơ chế tài chínhcho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt doanh nghiệp siêu nhỏ. Bên cạnh đó Việt Nam cần chuyển hóa tốt hơn từ khâu lập chiến lược, kế hoạch đến khâu triển khai chiến lược, kế hoạch thông qua việc giảm phân mảnh quyền lực trong quá trình thực thi", TS. Jonathan Pincus khuyến nghị.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bộ Tài chính nói gì về kiến nghị miễn thuế bảo vệ môi trường đối với hàng không?
- ·Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á sẽ hình thành khuôn khổ chung về carbon
- ·COP29 khởi động 'nóng' về quỹ khí hậu
- ·COP29: LHQ đề cập thiên tai ở Việt Nam, kêu gọi thúc đẩy tài chính khí hậu
- ·Trao tặng 280 tấn phân bón Phú Mỹ hỗ trợ bà con miền Trung bị bão lũ
- ·UBND tỉnh Bình Định và Vingroup ký kết hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
- ·Hướng dẫn cách tắt tự lưu ảnh trên Zalo
- ·UBND tỉnh Bình Định và Vingroup ký kết hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
- ·Dự báo tăng trưởng kinh tế dần phục hồi những tháng cuối năm
- ·BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
- ·20h hôm nay, tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch COVID
- ·Hướng dẫn bạn cách đổi chủ đề Messenger
- ·Meta hoãn ra mắt công cụ AI ở châu Âu trước cáo buộc xâm phạm quyền riêng tư
- ·Nvidia vượt Microsoft, Apple thành công ty giá trị nhất thế giới
- ·Hàng loạt trường ĐH cho sinh viên nghỉ học vì virus corona
- ·Sẵn sàng khởi động VSMCamp & CSMOSummit mùa thứ 8
- ·Bước đột phá trong ngày đầu tiên làm việc của COP29
- ·COP29 khởi động 'nóng' về quỹ khí hậu
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 6 ca nhiễm Covid
- ·Tại sao pin laptop nhanh cạn