【rennes đấu với reims】Thị trường chứng khoán năm 2022: Nhà đầu tư phải "đãi cát tìm vàng"
Phóng viên TBTCO đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Yuanta,ịtrườngchứngkhoánnămNhàđầutưphảiđãicáttìmvàrennes đấu với reims xung quanh vấn đề này.
* PV: Thị trường chứng khoán năm 2021 đã có những kết quả tích cực. Ông có thể đưa ra dự báo như thế nào về diễn biến thị trường chứng khoán năm 2022?
Ông Nguyễn Thế Minh: Xu hướng của thị trường năm tới vẫn là tích cực đi lên, nhưng sẽ không còn thuận lợi như những năm trước, do tiền không còn rẻ.
Lý do chính để nhận định sự tích cực của thị trường là phần lớn mặt bằng lãi suất hiện nay vẫn duy trì ở mức thấp, khả năng lãi suất năm 2022 sẽ tăng, tuy nhiên ở mức vừa phải để hỗ trợ các doanh nghiệp mới bước vào đà phục hồi sau hai năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đây sẽ yếu tố chính giúp thị trường tiếp tục đi lên trong năm 2022.
Tuy nhiên, đà tăng sẽ không còn thuận lợi như năm 2020 và năm 2021. Ngoài ra, mức độ thanh khoản trên thị trường duy trì ở mức cao cũng là nhân tố tích cực của thị trường.
Ông Nguyễn Thế Minh |
Bên cạnh đó, năm 2022 chúng ta có những sự kiện lớn như dự kiến mở room, đặc biệt là cho cổ phiếu ngân hàng. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy thu hút vốn nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại thị trường.
Ngoài ra, dự kiến từ quý II chúng ta sẽ có hệ thống mới, hệ thống mới sẽ giải quyết một số yếu tố về kỹ thuật cho việc được xem xét nâng hạng. Trong điều kiện thuận lợi, tháng 9 năm 2022 có thể được đưa vào để theo dõi nâng hạng lên nhóm thị trường mới nổi, đây cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2022.
Ngoài ra IPO, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước cũng sẽ được đẩy mạnh trong năm 2022. Đồng thời đẩy mạnh đầu tư công sẽ được tiếp nối, năm 2021 chúng ta cũng chưa đẩy mạnh đầu tư công do ảnh hưởng của dịch Covid-19, do đó đẩy mạnh đầu tư công đầu năm 2022 cũng sẽ là điều kiện thuận lợi giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng.
Ngoài ra, các công ty chứng khoán đồng lòng tăng vốn mạnh do đó lượng magin cũng sẽ được gia tăng, có thể hỗ trợ cho tính thanh khoản thị trường trong năm 2022.
* PV:Bên cạnh những cơ hội, thị trường luôn đi kèm rủi ro. Vậy, những yếu tố nào được đánh giá là rủi ro của thị trường trong năm tới, thưa ông?
Ông Nguyễn Thế Minh: Song song với những yếu tố tích cực, thị trường cũng đối mặt với những rủi ro, rủi ro lớn nhất vẫn là dịch bệnh bởi sự lo ngại về những biến chủng Covid-19. Bên cạnh đó, thị trường cũng đối mặt với việc các quốc gia đồng loạt thắt chặt tiền tệ, trong trường hợp chính sách thắt chặt tiền tệ quá nhanh và mạnh như năm 2018, 2019 có khả năng dòng tiền sẽ rút ào ạt ra khỏi thị trường và chảy vào các kênh đầu tư khác. Do đó, nhà đầu tư cần theo dõi động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương khác.
Một rủi ro nữa đến từ nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài liên tục rút ròng và giảm tỷ lệ sở hữu xuống mức 17%, nếu nhà đầu tư nước ngoài không quay lại thị trường thì những thương vụ thoái vốn, cổ phần hóa sẽ khó thành công hơn.
Ngoài ra, tỷ lệ đòn bẩy tài chính và tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân chiếm phần lớn cũng tạo ra rủi ro của thị trường. Thị trường sẽ phụ thuộc vào nhà đầu tư cá nhân và sẽ có những biến động mạnh hơn. Trong trường hợp có những thông tin ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư sẽ dễ xảy ra những phiên như đầu năm 2021 giảm kịch biên độ.
* PV:Với những yếu tố tích cực và rủi ro của thị trường như ông vừa nêu thì nhà đầu tư có thể quan tâm tới nhóm ngành nào trong năm 2022?
Ông Nguyễn Thế Minh:Tôi cho rằng ngân hàng sẽ là nhóm tạo sóng trong năm 2022. Hiện nay, so với mặt bằng chung thị trường thì nhóm này vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tốt. Mặc dù trong quý III bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19 nhưng tổng thể vẫn ghi nhận mức tăng trưởng cao. Bên cạnh đó, tín dụng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2022.
Hai là nhóm tiêu dùng cá nhân. Sau khi nền kinh tế hoạt động trở lại, mức thu nhập của người dân sẽ ổn định giúp cải thiện nhu cầu tiêu dùng.
Ba là, nhóm bất động sản, tuy nhiên bất động sản có sự phân hóa lớn những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn sẽ được hưởng lợi. Năm nay cũng là cơ hội cho doanh nghiệp quy mô vốn lớn thâu tóm các dự án trong bối cảnh dịch Covid-19 nhiều doanh nghiệp thiếu vốn và thiếu dòng tiền. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ hưởng lợi từ đầu tư công năm 2022.
* PV: Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Anh sẽ đến thỏa mãn yêu cầu nhưng kết hôn thì không…
- ·Khai mạc Hội thao chào mừng 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
- ·Giải pháp nâng cao năng suất cây điều
- ·Ngày mai 26
- ·Gặp sự cố khi đi tìm 'của lạ'
- ·“Đệ nhất kiếm chém” 13 lần vô địch Đông Nam Á
- ·Nỗ lực tăng thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu
- ·Ánh Viên đoạt thêm 1 HCV, 1 HCB tại Florida
- ·Chỉ tại con gái 13 quá phổng phao...
- ·VFF phải kiểm tra doping cầu thủ từ mùa giải 2013
- ·'Đinh tặc' hoành hành trên đường Pháp Vân
- ·Cao su Phú Riềng trong tốp 100 doanh nghiệp phát triển bền vững
- ·Khai mạc Hội thao chào mừng Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7
- ·Việt Nam đăng cai 2 giải golf châu Á
- ·Xin xác nhận tình trạng hôn nhân
- ·Huyện Hồng Dân: Hơn 2,2 tỷ đồng xây nhà thi đấu đa năng
- ·Lịch thi đấu vòng 12 V
- ·Giá xăng dầu biến động liên tục: Bất lợi kép
- ·Đi cùng người yêu mà không thấy vui
- ·Lực đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu