【bxh india】Nhờ ưu đãi từ CPTPP, Mexico là thị trường mới nổi, thu hút doanh nghiệp Việt
Xuất khẩu tăng trưởng khả quan
TheờưuđãitừCPTPPMexicolàthịtrườngmớinổithuhútdoanhnghiệpViệbxh indiao số liệu mới nhất do Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công thương) cung cấp, trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại song phương với Mexico đạt mức tăng trưởng khá tốt, đạt 3,24 tỷ USD, tăng 36,08% so với cùng kỳ năm 2020. Với con số thương mại này, Mexico trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của nước ta tại khu vực Mỹ Latinh và lớn thứ 4 tại khu vực châu Mỹ (sau Hoa Kỳ, Canada và Brazil). Trong đó, xuất khẩu của nước ta đạt 2,92 tỷ USD, tăng 43%. Đây là mức tăng trưởng xuất khẩu hàng đầu sang khối thị trường các nước trong CPTPP đối với hàng hóa của Việt Nam.
Theo Bộ Công thương, Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi CPTPP đối với phần lớn các mặt hàng thế mạnh như dệt may, da giày, nông sản, thuỷ sản… để xuất khẩu sang Mexico. |
Một trong những điểm sáng trên bức tranh xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico chính là nông thủy sản. Điển hình, riêng trong tháng 8/2021, xuất khẩu thủy sản đạt 5,7 triệu USD, trong đó cá tra chiếm 67% với 3,84 triệu USD, tăng gần 49% so với cùng kỳ năm ngoái, cá ngừ chiếm 29% với 1,65 triệu USD, tăng mạnh 263%. Tính đến hết tháng 8/2021, xuất khẩu thủy sản sang Mexico đạt trên 59 triệu USD, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước.
Các chuyên gia đánh giá, kết quả trên có sự đóng góp rất lớn từ những ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Cụ thể, với hiệp định này, Mexico cam kết xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay từ ngày 14/1/2018, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Trong đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá, xuất khẩu cá tra và cá ngừ sang thị trường Mexico với ưu thế về thuế nhập khẩu theo Hiệp định CPTPP sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Được biết, hiện Mexico trở thành thị trường đơn lẻ lớn thứ 3 về giá trị nhập khẩu cá tra Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc và Mỹ.
Doanh nghiệp chủ động hóa giải thách thức, khó khăn
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc xuất khẩu sang Mexico có sự tăng trưởng vượt bậc trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay cho thấy sự chủ động khai thác thị trường ngách, để thích nghi với tình hình mới của doanh nghiệp Việt cũng như việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do nói chung, CPTPP nói riêng.
Xuất khẩu thủy sản sang Mexico tăng trưởng cao trong 8 tháng qua. Ảnh: TL |
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhận định, trong bối cảnh hậu đại dịch, Mexico là thị trường rất tiềm năng mà doanh nghiệp Việt có thể khai thác để xuất khẩu thành công. "Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này cũng phải đối mặt với không ít thách thức như khoảng cách địa lý, công tác vận chuyển, các điều kiện, tập quán thị trường..." - đại diện Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh.
Điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần có sự chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, cần nắm bắt thị hiếu cũng như nhu cầu; linh hoạt trong các giải pháp để lực chọn dòng sản phẩm thế mạnh, phương thức quảng bá phù hợp nhằm cạnh tranh hiệu quả so với các đối thủ; đặc biệt là cần quan tâm tới đến những điều kiện địa lý ảnh hưởng tới thời gian, tiến độ giao hàng cho đối tác...
Đáng chú ý, "doanh nghiệp Việt nên nắm bắt và hiểu sâu hơn, kỹ hơn về thuế nhập khẩu ưu đãi từng mặt hàng cụ thể trong Hiệp định CPTPP. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên tăng cường việc sử dụng những nền tảng thương mại điện tử để giao lưu, kết nối hợp tác với các doanh nghiệp Mexico trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay" - bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương), chia sẻ thêm./.
Trong thời gian gần đây Mexico tiếp tục chiến lược mở cửa của mình. Cùng với việc củng cố mối quan hệ thương mại với các đối tác truyền thống, Mexico tìm kiếm các thị trường mới như Mỹ Latinh và châu Á – Thái Bình Dương nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác chính như Mỹ. Đồng thời, để hỗ trợ cho chính sách mở cửa, trong những năm qua Mexico đã thực hiện nhiều điều chỉnh quan trọng trong luật hải quan như: đơn giản hóa thủ tục thông quan hàng hóa, áp dụng cửa sổ điện tử nhằm tự động hóa nhiều thủ tục ngoại thương |
(责任编辑:Thể thao)
- ·VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- ·Nhổ răng cho con gái bằng trực thăng không người lái
- ·Bé gái 6 tuổi ngã tử vong khi đi du lịch cùng cha mẹ
- ·Kiểm tra tình trạng ô nhiễm nguồn nước công trình thủy lợi tại Hà Nội
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc xây tòa nhà cao tầng gần khu lăng Bác
- ·Phát hiện xác chết khô trong khu nhà liền kề ở Lào Cai
- ·Tìm thấy thi thể nam thanh niên vụ 9 người bị sóng biển cuốn ở Đà Nẵng
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Xe container lật ngang trên làn đường xe máy, nhiều người tháo chạy
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Bộ trưởng Tư Pháp: Nên dừng cấp CMND mẫu 12 số
- ·Tìm thấy thi thể nam sinh lớp 8 mất tích khi bơi ra biển cứu bạn
- ·Chủ nhà cho thuê cần làm gì để đảm bảo về PCCC, tránh vướng vòng lao lý?
- ·Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- ·Bộ trưởng Nguyễn Quân: 'Chúng ta sống quá lâu trong bao cấp rồi!'
- ·Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc xây tòa nhà cao tầng gần khu lăng Bác
- ·Bắt giữ lái xe vi phạm nồng độ cồn, gây tai nạn rồi bỏ trốn
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 29/9