【u19 chau au】Động thổ công trình ra sao cho đúng?
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
TheĐộngthổcôngtrìnhrasaochođúu19 chau auo quan niệm tâm linh của dân gian, muốn công việc xây dựng suôn sẻ, xây xong con người sống vui vẻ, hạnh phúc, thì trước khi khởi công xây nhà, gia chủ phải thực hiện một nghi thức gọi là lễ động thổ. Quan niệm này đã ăn sâu vào tư duy người Á Đông, bởi vậy, mỗi khi xây cất bất cứ một công trình gì dù lớn dù nhỏ, người ta đều làm lễ này.
Quan niệm tâm linh cho rằng, trên mỗi mảnh đất đều có thần Thổ Địa cai quản, đồng thời cũng là nơi cư ngụ của những vong linh, thánh thần. Công việc xây dựng ồn ào náo động, phải đào đất, xúc đất, có thể làm phiền đến những “thế lực” siêu nhiên cư ngụ ở đây.
Vì thế, lễ cúng động thổ là một sự trình báo về việc xây dựng công trình trên khu đất đó đến họ, hy vọng các vong linh đang cư ngụ ở đó vui vẻ chuyển đến nơi khác không quấy quả đến việc thi công, mong Thổ Địa ở đó phù hộ cho mọi việc suôn sẻ thuận lợi.
Theo sách cổ, từ năm 113 trước Công nguyên, vua Hán Vũ Đế thấy triều đình có tục tế Trời mà không tế Đất, bèn họp lại bàn việc tổ chức lễ Hậu thổ để tạ ơn Thần Đất. Có lẽ lễ động thổ đã ra đời từ đó.
Ngày xưa, lễ động thổ là một nghi thức để xin được động đến đất cho năm mới, cầu mong cả năm làm ăn thuận lợi. Lễ thường được tiến hành sau mùng Ba Tết hàng năm. Các bậc bô lão và quan viên trong làng được cử làm chủ tế và bồi tế để cúng thần, lễ vật gồm nhang đèn, trầu rượu, vàng mã.
Trong buổi lễ, ông chủ tế ăn mặc chỉnh tề, cuốc mấy nhát xuống đất, lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, thưa trình với Thần Đất xin cho dân làng được động thổ.
Sau buổi lễ, mọi người mới được động tới đất. Ai mà cuốc xới đất trước lễ động thổ thì bị cả làng bắt vạ. Trong ba ngày Tết, nếu chẳng may có ai qua đời, tang gia phải nán lại, đợi lễ động thổ xong mới được đào huyệt an táng.
Dần dần, những công việc lớn, hệ trọng như xây dựng hay sửa chữa nhà cửa, cần công việc đào móng, đào đất, xúc đất, người ta cũng làm lễ động thổ để xin phép thần linh, cũng là để cầu mong cho công việc thuận lợi, suôn sẻ, con người được may mắn, bình an.
Ngày nay, mỗi nơi lại tổ chức lễ khởi công, động thổ khác nhau. Quy mô, hình thức của mỗi lễ khởi công lại tùy thuộc vào quy mô của mỗi dự án, công trình. Xã hội ngày càng phát triển, ngày càng nhiều công trình lớn, con đường mới được xây nên, do đó lễ khởi công và lễ động thổ ngày càng được chú trọng và đòi hỏi cao.
Bỏ qua những quan niệm mê tín thái quá, thì những nghi lễ này cũng giúp cho các bên liên quan đến dự án cảm thấy yên tâm, vững dạ khi triển khai rất nhiều phần việc phức tạp trong các dự án bất động sản, thậm chí nhà riêng của mỗi người.
Tuy nhiên, bất kể quy mô của lễ khởi công lớn nhỏ ra sao, thì nghi thức lễ động thổ tương đối đơn giản, đều có những điểm chung nhất định. Đó là những nghi thức quy định về mặt phong thủy mà lễ động thổ nào cũng nhất thiết phải tuân thủ. Đầu tiên phải chọn ngày tốt và giờ tốt để tổ chức lễ, sau đó là chuẩn bị mâm lễ cúng, hoa quả, vàng mã, giấy cúng, nén hương…
Vào ngày giờ hoàng đạo, gia chủ bày biện các lễ vật lên một cái bàn đặt giữa công trình, đốt đèn cầy, thắp nhang và khấn vái. Gia chủ cúng xong, đơn vị thi công cũng vào thắp nhang và khấn, có nơi người ta còn khấn cả ông tổ nghề xây dựng là Lỗ Ban nữa. Sau khi thắp hương xong, gia chủ hóa vàng mã, rải muối gạo và tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng hoặc đặt viên gạch đầu tiên.
Hiện nay, trong những dịp khởi công các công trình lớn, người ta thường làm lễ rất lớn, rất long trọng như dựng bạt, trang trí rực rỡ, thêm những tiết mục biểu diễn giải trí bên cạnh các bài diễn văn của các bên. Thậm chí, xây dựng cho buổi lễ cả một kịch bản chi tiết, lớp lang để giúp buổi lễ diễn ra theo đúng trình tự, trang trọng và giảm thiểu sai sót.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bảo hiểm xã hội kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- ·Giải báo chí Quốc gia lần thứ XV đề cao tác phẩm có tính phát hiện
- ·Gần 15.000 doanh nghiệp ngưng hoạt động, TPHCM vẫn cần 77.000 lao động
- ·Âm nhạc giúp trẻ phát triển cảm xúc và trí tuệ
- ·Thủ tướng hoan nghênh mối 'nhân duyên' Thaco
- ·TP.Dĩ An: Tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng
- ·TX.Thuận An: Giao lưu văn nghệ chào năm mới
- ·Văn hóa phải thực sự là nền tảng, nguồn lực phát triển đất nước
- ·Việt Nam trước khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới
- ·“Ngày của mẹ”
- ·Thanh tra Y tế xử phạt Tam Sinh Yofoto Việt Nam do sử dụng giấy khám sức khỏe giả
- ·Nguyễn Thủy Bảo Ngọc: “Tài tử nhí” đam mê nghệ thuật
- ·Đắk Lắk quảng bá văn hóa cồng chiêng tại Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh
- ·Tôn vinh những tấm gương hy sinh thầm lặng
- ·Bảo hiểm xã hội tạo điều kiện thuận lợi tối đa giúp bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona
- ·Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tôn vinh bộ sách 'Nhật ký thời chiến Việt Nam'
- ·Mỗi đêm có khoảng 10.000 khách tham dự Liên hoan Ẩm thực đường phố Bình Dương lần thứ 2
- ·Nhớ về nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu
- ·Cảnh báo tắm nước mùi già
- ·Khẳng định vai trò của báo chí qua hàng nghìn tài liệu, hiện vật