【kết quả trận đấu argentina】Cụ U90 ở Huế trả lời 2 câu, người đàn ông thất lạc 48 năm òa khóc 'đúng cha rồi'
Video người đàn ông thất lạc 48 năm trò chuyện cùng cha già 81 tuổi. Nguồn: Tuấn Vỹ kết nối yêu thương
Mẹ trong ký ức mơ hồ
Hôm 8/4,ụUởHuếtrảlờicâungườiđànôngthấtlạcnămòakhócđúngcharồkết quả trận đấu argentina một người đàn ông đang sống ở Úc gọi đến kênh Tuấn Vỹ kết nối yêu thương, nhờ tìm giúp người thân. Anh cho biết mình đã thất lạc gia đình vào khoảng năm 7-10 tuổi.
Anh không nhớ được ngày sinh, không nhớ tên cha mẹ, anh em, quê quán. Điều duy nhất anh chắc chắn là cái tên Thành. Những ký ức về quê quán, hành trình thất lạc, mẹ cha… rất mơ hồ.
Anh Thành cho biết quê anh có thể là ở vùng phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. "Tôi nhớ nhà mình là nhà sàn, xung quanh có rất nhiều tàu đánh cá.
Hàng ngày, tôi cùng má và hai em ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, bơi ra xa bờ. Má thả lưới, loại có cờ cắm ở hai đầu và ngồi chờ. Mỗi lần có tàu đi qua, má hay lấy nón lá ra hiệu tránh lưới”, anh Thành kể.
Anh nhớ mẹ thả lưới để bắt cá đối. Mỗi ngày, bà đều mang cá ra chợ bán. Anh còn thường cùng các em ra bãi biển chơi.
Nhà anh Thành nghèo. Cách nhà anh không xa là khu của người khá giả trong vùng. Mọi người xung quanh nhà anh thường dùng tàu, ghe vào con sông cách 5km để lấy nước ngọt về sử dụng.
Cha anh Thành bỏ vợ con vào miền Nam lập nghiệp. Tại đó, ông lấy vợ khác và lái xích lô để kiếm sống. Khoảng năm 1976, cha về quê, đón anh vào TPHCM. Lúc đó, mẹ gửi anh cho ông bà nội, nên không biết chồng đưa con đi xa.
“Chúng tôi đi xe khách vào TPHCM rất vất vả và mất nhiều thời gian. Vào TPHCM chưa bao lâu, tôi theo cha và mẹ kế đi vùng kinh tế mới. Tôi không biết ở đâu, chỉ nhớ nơi đó toàn đất đỏ và rừng rậm xung quanh”, anh Thành chia sẻ.
Lúc cha đi làm, anh ở nhà thường bị mẹ kế đánh đập. Hàng xóm thấy vậy kêu anh sang nhà họ ở tạm. Tuy nhiên, mẹ kế tìm đến nhà hàng xóm chửi bới. Anh Thành đã bỏ đi bụi. Lần đầu, anh đi mấy tháng thì người thân tìm thấy, đưa về với cha.
Về không bao lâu, anh tiếp tục bị mẹ kế hành hạ, đánh đập. Lần này, anh quyết tâm bỏ đi, không quay về nữa. Anh quá giang xe máy cày ra chợ. Tại đây, anh lên xe lam, qua hết chuyến này đến chuyến khác, cuối cùng đến được TPHCM.
Anh Thành đoán chừng thời gian thất lạc vào khoảng năm 1977 - 1978. Ở TPHCM, anh lang thang và ăn xin qua ngày. Ngày nọ, anh Thành đang nằm ngủ trước một thềm nhà thì có người đàn ông đến hỏi thăm và đưa về nhà nuôi.
“Nhà má nuôi tôi ở quận 5, TPHCM. Bà đoán lúc đó tôi khoảng 7 - 10 tuổi. Bà kể, cha nuôi thương tôi lem luốc nên đưa về nhà. Lúc đó, má hỏi con ai, cha nuôi nói thấy tôi ngủ ở chỗ sửa xe. Ông kêu tôi dậy, nhưng tôi cứ khóc lóc, không chịu nín".
Khi ấy, mọi người hỏi gì, anh Thành đều không trả lời. Gần gũi hơn, anh trò chuyện với mẹ nuôi bằng giọng Huế, rất khó nghe. Sau đó, anh theo gia đình mới sang Úc định cư. Bao nhiêu năm xa quê, anh luôn nhớ về những hình ảnh mơ hồ xưa cũ.
Phép màu đến vào lúc 3h sáng
Câu chuyện của anh Thành khiến cộng đồng mạng xúc động. Họ chúc anh sớm tìm được người thân.
Một ngày sau đó, ngày 9/4, anh Thành nhận được phản hồi. Chủ kênh Youtube cho hay, chị Nguyễn Thị Hồng Sâm (SN 1971, Quảng Nam) nghi anh Thành là con trai của cậu ruột. Chị nhờ chương trình kết nối với anh.
Cuộc gọi diễn ra lúc 3h sáng, theo giờ ở Úc. Anh Thành cố lắng nghe từng lời gợi nhớ chuyện cũ của chị Sâm.
Chị Sâm khẳng định anh Thành rất giống người em tên là Trần Văn Học. Mẹ anh tên Nhơn, cha tên Trần Lỡ (hiện 81 tuổi), nhà ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. “Má anh mất rồi, chỉ còn cha. Cả nhà tưởng anh chết rồi nên lập bàn thờ cho anh”, chị Sâm nghẹn ngào.
Chị Sâm nói, anh Thành sinh khoảng năm 1968 - 1970. Gia đình tìm kiếm anh rất lâu, nhưng không có kết quả.
Nghe qua, anh Thành vừa vui, vừa hoang mang. Anh nhờ chị Sâm cho mình gặp cha. Tuy nhiên, cha anh sống ở Huế, còn chị Sâm lấy chồng ở Quảng Nam. Thế nên, chị hẹn sẽ gọi lại cho anh khi gặp được ông Lỡ.
Ngày 10/4, chị Sâm tạm gác mọi công việc, hẹn ông Lỡ ra nhà người thân ở Đà Nẵng để trò chuyện với anh Thành. Cuộc trao đổi này còn có thêm anh Học, em trai của anh Thành.
Ngay khi thấy ông Lỡ, anh Thành hỏi ngay: “Cho con hỏi, lúc ở TPHCM, nhà bác có gì đặc biệt không? Bác làm nghề gì?”. Ông Lỡ run run đáp: “Tôi ở nhà thuê, trước nhà có đường ray xe lửa. Tôi chạy xích lô kiếm sống”.
Ông Lỡ vừa dứt lời, anh Thành xúc động nói: “Đúng rồi, đúng cha của con rồi”. Mọi người bàng hoàng vài giây rồi òa khóc.
Tiếp đó, ông Lỡ kể quá trình dẫn anh Thành vào TPHCM và đi khu kinh tế mới ở Tân Uyên, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương). Ông thừa nhận, con trai bị vợ kế đánh đập tàn nhẫn. Anh Thành thường khóc lóc, đòi cha đưa về nhà mẹ đẻ.
Sau khi anh Thành biệt tích, ông Lỡ đạp xích lô, đi khắp TPHCM tìm con trai. Suốt mấy năm trời không có tung tích, ông đành bỏ cuộc và sống trong hối hận.
Nghe cha nói mẹ kế đã mất, anh Thành rưng rưng nước mắt: “Lúc cha đến chợ tìm, con thấy cha nhưng trốn không ra. Con định đi một thời gian, nào ngờ lạc đến TPHCM”.
Anh Thành nhắc em trai: "Mỗi lần buồn, mẹ thường ngồi cắn móng tay. Anh còn nhớ lời hát mẹ ru em ngủ. Dù không nhớ rõ, nhưng suốt tuổi thơ bên cha mẹ nuôi anh luôn ngân nga bài hát ru đó. Má nuôi còn khen anh hát hay".
Ngày 18/4, anh Thành và gia đình ông Lỡ hồi hộp chờ kết quả xét nghiệm ADN. Tất cả vỡ òa khi xét nghiệm huyết thống trùng khớp. Anh Thành vui mừng, hẹn ngày trở về Việt Nam thăm gia đình.
Một tháng sau, ngày 17/5, vợ chồng anh Thành về đến sân bay Đà Nẵng. Chị Sâm cùng nhiều chị em khác ra đón. Mọi người lên xe, về lại phá Tam Giang - Cầu Hai. Trên đường về, họ qua đèo Hải Vân và ngân nga lại bài hát ru của mẹ.
Biết tin đứa con thất lạc trở về, ông Lỡ ra đầu ngõ đứng chờ. Ông khóc nghẹn, run rẩy khi anh Thành vừa bước xuống xe.
Ông suýt ngã quỵ thì anh Thành kịp đến ôm chầm lấy. Cha con ôm nhau khóc trong tiếng nức nở của bà con.
Đứng trước bàn thờ mẹ, anh Thành nghẹn ngào: “Mẹ ơi, con đã về. Con thắp nén nhang xin phép cất bát hương và ảnh thờ mà mẹ lập cho con…”.
Hàn huyên đến chiều tà, anh Thành nhờ các em dẫn ra nhà sàn khi xưa anh sống cùng mẹ. Nhà cũ không còn, chỉ có mênh mông sóng nước. Người đàn ông thất lạc 48 năm nhìn xa xăm, mắt ngân ngấn lệ.
Ông Phạm Minh, trưởng thôn Đông Hải, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết: "Thôn Đông Hải có trường hợp anh Thành bị thất lạc 48 năm vừa trở về thăm quê hương. Hiện tại, anh Thành đã quay lại nước ngoài".
Được biết, sau khi trở về Úc, anh Thành thường xuyên gọi về trò chuyện với cha để bù đắp cho những tháng ngày xa cách.
Ảnh: Tuấn Vỹ kết nối yêu thương
Anh em đồng lòng giúp cha 94 tuổi tìm lại con trai riêng sau 50 năm thất lạc
Suốt 50 năm qua, cụ ông 94 tuổi ở Khánh Hòa luôn đau đáu, tìm kiếm con trai riêng thất lạc. Biết chuyện, các con của cụ đã đồng lòng giúp cha hoàn thành tâm nguyện cuối đời.(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe răng miệng vì Baking soda
- ·Bánh đa cua ăn liền đoạt Giải thưởng Công nghệ thực phẩm toàn cầu năm 2012
- ·Bệnh binh Lê Ngọc Thịnh làm kinh tế giỏi
- ·Binh đoàn 16 được xếp doanh nghiệp loại A
- ·Giá vàng trong nước tăng, thu hẹp chênh lệch với giá thế giới
- ·Thêm thu nhập từ nghề đan ghế nhựa giả mây
- ·Toàn tỉnh thu ngân sách 10 tháng đạt 3.417 tỷ đồng
- ·Mốc mới trong nỗ lực cải tổ LHQ ở Việt Nam
- ·TP. HCM thí điểm thẻ xanh COVID
- ·2 HTX ra mắt và ký hợp đồng tiêu thụ hồ tiêu sạch
- ·Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm, tạo sự ổn định trên thị trường gạo
- ·Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ sẽ hạn hán nặng
- ·Báo chí Cà Mau luôn là vũ khí sắc bén, là công cụ đắc lực của Đảng
- ·Quy hoạch “thuận thiên” và sự chủ động của Cà Mau
- ·Đại dịch Covid
- ·Giải quyết vướng mắc thi công đường Hồ Chí Minh đoạn qua Bình Phước
- ·Bí thư Tỉnh uỷ gặp gỡ đoàn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII
- ·Bánh đa cua ăn liền đoạt Giải thưởng Công nghệ thực phẩm toàn cầu năm 2012
- ·Mưa lũ, sạt lở đất nghiêm trọng tại miền Trung, kích hoạt cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai lên
- ·Nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc, vu khống về lãnh đạo trên mạng