【vdqg arap】Bổ sung vốn cho các tỉnh vùng ĐBSCL phòng, chống sạt lở
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 8/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)thực hiện dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ bổ sung 4.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các địa phương vùng ĐBSCL gồm: Long An 250 tỷ đồng, Tiền Giang 200 tỷ đồng, Bến Tre 300 tỷ đồng, Trà Vinh 200 tỷ đồng, Vĩnh Long 500 tỷ đồng, Cần Thơ 250 tỷ đồng, Hậu Giang 200 tỷ đồng, Sóc Trăng 300 tỷ đồng, An Giang 250 tỷ đồng, Đồng Tháp 250 tỷ đồng, Kiên Giang 500 tỷ đồng, Bạc Liêu 300 tỷ đồng, Cà Mau 500 tỷ đồng, để bố trí cho các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực ĐBSCL như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bổ sung 4.000 tỷ đồng cho ĐBSCL thực hiện dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
Không sử dụng vốn trái mục đích
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu căn cứ mức vốn bổ sung được giao trên, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng ĐBSCL bố trí vốn được bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển bảo đảm theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, giao kế hoạch vốn theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan.
Đồng thời, bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định pháp luật để bố trí đủ số vốn còn thiếu của dự án so với tổng mức đầu tư được duyệt, bảo đảm hoàn thành dự án đúng tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư.
Chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan sử dụng vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 để đầu tư phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển và thực hiện đầu tư dự án bảo đảm chất lượng; chậm nhất đến ngày 31/12/2024 hoàn thành dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan; không sử dụng vốn dự phòng ngân sách trung ương được bổ sung ở trên trái mục đích (trong đó có việc chỉnh trang đô thị); thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật; không được để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.
Định kỳ hằng quý, báo cáo kết quả phân bổ, giao và tổ chức thực hiện, giải ngân số vốn được bổ sung gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án; tổ chức thực hiện và giải ngân vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 được bổ sung chậm nhất đến ngày 31/12/2024 theo đúng quy định pháp luật; chịu trách nhiệm của người đứng đầu về kết quả giải ngân vốn của các dự án.
Chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan về nội dung, số liệu báo cáo và đề xuất; đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan.
Lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra định kỳ việc sử dụng số vốn hỗ trợ cho các địa phương
Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý nhà nước đối với đầu tư công, phòng chống thiên tai chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo đề xuất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra định kỳ việc sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 đã hỗ trợ các địa phương vùng ĐBSCL; trường hợp phát hiện phân bổ, sử dụng không đúng đối tượng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, triển khai không đúng quy định của pháp luật và quy định tại Quyết định này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ thu hồi về ngân sách trung ương và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu địa phương đó.
Các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện dự án theo quy định.
Thời gian thực hiện và giải ngân số vốn được bổ sung nêu trên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (8/10/2023)./.
Theo Báo điện tử Chính phủ
(责任编辑:Cúp C1)
- ·5 bí quyết có dáng đẹp eo thon vô cùng hiệu quả
- ·Mua nợ bia không thành, 2 thanh niên giết bà chủ tạp hoá
- ·Truy tố 2 cựu Hiệu trưởng trường Đại học Đồng Nai và 6 thuộc cấp
- ·Tranh cãi chuyện câu cá khi ngồi nhậu, nam thanh niên đâm chết bạn
- ·Cảng Quốc tế Long An hợp long 7 cầu cảng và chính thức khai trương dịch vụ khai thác hàng container
- ·Bắt giam kẻ gây tai nạn giao thông chết người rồi bỏ trốn
- ·Công an truy đuổi ô tô chở thuốc lá lậu trên quốc lộ ở TP.HCM
- ·Đổ 200 tấn tro xỉ để san lấp ruộng, 2 người bị khởi tố
- ·Chính sách có hiệu lực từ tháng 8/2022: Thuê bao mới phải xác thực cơ sở dữ liệu dân cư
- ·Công an nổ súng bắt nghi phạm cướp ô tô ở Cần Thơ bỏ chạy về Tiền Giang
- ·Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu đưa ra kết quả sơ bộ lần kiểm tra thứ 4 về chống khai thác IUU
- ·Bắt nhanh nghi phạm giết tài xế xe ôm trong đêm ở An Giang
- ·Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt
- ·Khi nào cha mẹ phải trả nợ thay con cái?
- ·Nhà đầu tư nào đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới tại Long An hơn 80.000 tỉ đồng?
- ·Chuyến bay giải cứu giai đoạn 2: Đề nghị truy tố 17 bị can
- ·Khi nào cha mẹ phải trả nợ thay con cái?
- ·Bị cáo buộc rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng, Trương Mỹ Lan nói gì?
- ·Viễn Thông Khoa Thi: Chuyên lắp đặt camera quan sát quận Tân Bình
- ·Trương Mỹ Lan: Đấu giá túi Hermes bạch tạng lâu, muốn con cháu chuộc lại