【ty le soi keo bong da truc tuyen】Sinh viên “chạm” đến những đề tài mỹ thuật lớn
Thưởng lãm tác phẩm mỹ thuật “Đại tướng trong căn nhà số 30 Hoàng Diệu”
Trong không gian Bảo tàng Hồ Chí Minh,chạmty le soi keo bong da truc tuyen Nguyễn Phan Thảo Ngân (sinh viên Trường đại học (ĐH) Nghệ thuật, ĐH Huế) một lần nữa được nhìn lại tác phẩm của mình với chủ đề “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Bức tranh cổ động có diện tích 70x100cm được Thảo Ngân dành 1 tuần để thiết kế dưới sự hướng dẫn của giảng viên nhà trường. Hình ảnh của lá cờ Tổ quốc, của Bác Hồ, của cánh chim bồ câu, hoa sen và dòng chữ chủ đề tác phẩm được Thảo Ngân khéo léo thiết kế, nhằm tôn vinh câu nói đã trở thành bất hủ của Bác, cũng là ý chí, khát vọng của toàn dân tộc.
Thảo Ngân chia sẻ: “Là sinh viên mới học năm thứ 2, những đề tài về Đảng, về Bác Hồ với em là vô cùng lớn và khó. Thế nhưng, điều đó lại mang cho em những cảm xúc đặc biệt. Có ý tưởng, em phải dành khá nhiều thời gian để hoàn thiện tác phẩm. Khâu khó nhất là từ những hình ảnh của ý tưởng, phải sắp xếp, dựng hình thế nào để vừa đảm bảo tính mỹ thuật, nhưng phải thể hiện được tính chất trang nghiêm, ý nghĩa”.
4-5 năm học tại Trường ĐH Nghệ thuật, mỗi sinh viên được thử sức với các đề tài khác nhau, nhưng bao giờ khi chọn sáng tác các tác phẩm mỹ thuật về Đảng, về các vị lãnh tụ của đất nước, sinh viên lại có những rung cảm khác biệt, trong đó có niềm tự hào và chút hồi hộp.
Tại triển lãm mỹ thuật sinh viên đầu năm nay (9/1/2023), người thưởng lãm có dịp trầm trồ khi được ngắm nhìn tác phẩm “Đại tướng trong căn nhà số 30 Hoàng Diệu”, chất liệu Acylic. Chủ nhân của tác phẩm ấy - Lê Anh Lâm, một sinh viên vừa bước vào năm cuối, ngành thiết kế đồ họa.
Lê Anh Lâm kể, để hoàn thiện tác phẩm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, em đã bỏ ra một tháng tập trung từ khâu lên ý tưởng đến khi vẽ nét cọ cuối cùng. Tuy trời cho đôi chút thế mạnh về vẽ chân dung, nhưng khi bắt đầu vẽ tác phẩm, Lâm vẫn bị “run tay”. Lâm nhớ lại: “Trong hành trình đến với những tác phẩm mỹ thuật, em cũng từng vẽ về Bác Hồ, Bác Giáp. Ấy thế mà mỗi lần vẽ lại bức tranh các vị lãnh tụ, vẫn rất hồi hộp. Vẽ chân dung vốn dĩ khó, vì để cho ra một tác phẩm hoàn chỉnh phải thể hiện được tinh thần, cái hồn của họ. Vẽ chân dung về các vị lãnh tụ càng khó hơn nhiều, bởi nếu vẽ không giống, không ra cốt cách, tinh thần của họ, trước hết bản thân thấy rất có lỗi. Ngoài nghiên cứu mẫu, phải nuôi cảm xúc để khi đặt tâm vào nét bút, nét cọ, làm sao thể hiện được tốt nhất”.
Theo TS. Phan Lê Chung, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế, tranh cổ động là một thể loại khó, cần có sự chọn lọc cô đọng về hình ảnh và biểu tượng để sử dụng trong tác phẩm. Bên cạnh đó các câu từ trong tranh cổ động cũng phải truyền tải các thông điệp, ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn, súc tích. Việc sử dụng tranh cổ động trong các ngày lễ lớn như kỷ niệm ngày thành lập Đảng, chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp là dịp để sinh viên Trường ĐH Nghệ thuật tiếp cận với các đề tài mang tính chất thực tiễn. Trong thời gian qua, nhà trường đã cho sinh viên thực hiện nhiều cuộc triển lãm mang tính quy mô cấp trường cũng như cấp tỉnh về công tác tuyên truyền các ngày lễ lớn gắn liền với địa phương. Đã có nhiều tác phẩm đẹp được thể hiện ở nhiều chất liệu khác nhau.
Tranh chân dung về các vị lãnh tụ vốn cũng là những đề tài khó với sinh viên, nhưng những năm gần đây, các em lại rất yêu thích và mạnh dạn thể hiện. Tác phẩm mỹ thuật của sinh viên khi vẽ chủ đề về Đảng, về Bác Hồ, về các vị lãnh tụ được đầu tư về mặt chuyên môn với đa dạng chất liệu và cách thể hiện. Trong đó có những chất liệu khá đặc biệt như đinh thép, bút bi… Tại trường, sinh viên Nguyễn Văn Nam cũng đã làm một tác phẩm chất liệu đinh thép về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã tặng tác phẩm này cho Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tất cả những gì các em thể hiện đều bằng một niềm tự hào rất thiêng liêng.
Ngược dòng quá khứ, trong năm 2020, 35 tác phẩm tranh cổ động sáng tác chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng được triển lãm mà tác giả đa phần là những sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường. Khi được hỏi về ý tưởng đầu tư cho tác tác phẩm, các sinh viên đều đồng quan điểm đây là đề tài khó, cần dụng công, nhưng cũng là trải nghiệm nghề ý nghĩa và mang lại cảm xúc tự hào. Bởi, thông qua mỗi tác phẩm, họ cũng gửi gắm niềm tin vào Đảng, lan tỏa tình yêu quê hương đất nước thông qua cách tuyên truyền tác động thị giác, cảm xúc người xem.
Bài, ảnh: Hữu Phúc
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vâng, em yêu anh ấy vì tiền!
- ·Ra mắt sách thơ
- ·“Sân chơi đường phố” – Đêm hội Trăng rằm cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại Thành phố mới Bình Dương
- ·Đặc sắc chương trình văn nghệ chào mừng kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Long An thu hút container vào cảng trên địa bàn
- ·“Vườn hoa mặt trận”
- ·500 đoàn viên, công nhân lao động được đề nghị tặng bằng khen “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”
- ·Cơ hội khám phá những 'góc khác' về đời lính nhân dịp kỷ niệm 22
- ·Đồng hồ Patek Philippe Rep 11 là gì? Cùng đồng hồ Chất 8668 tìm hiểu nhé
- ·TP.HCM: Tưởng nhớ công ơn của Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt
- ·Chồng lạnh nhạt vì nghi vợ “không còn”
- ·Làm rõ giá trị Đề cương về cách mạng văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng
- ·Rộn ràng nhạc khúc mừng xuân
- ·Phát động chương trình “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn”
- ·Người chăn nuôi gặp khó
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền đảm bảo an sinh xã hội và phòng dịch hiệu quả
- ·Cộng đồng người Hoa TP.Thủ Dầu Một chúc mừng Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
- ·Ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh: Nhiều lĩnh vực đạt thành tích cao trong năm 2022
- ·Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường
- ·Hà Nội: Nỗ lực xóa tình trạng trắng nhà văn hóa trong nội thành