会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá anh hạng nhất】Cơ hội giúp Việt Nam quản lý ngày càng khoa học, phù hợp thông lệ quốc tế!

【kết quả bóng đá anh hạng nhất】Cơ hội giúp Việt Nam quản lý ngày càng khoa học, phù hợp thông lệ quốc tế

时间:2024-12-23 18:43:32 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:632次

Khai thác tài nguyên hiệu quả,ơhộigiúpViệtNamquảnlýngàycàngkhoahọcphùhợpthônglệquốctế<strong>kết quả bóng đá anh hạng nhất</strong> bền vững là vấn đề quan trọng đặt ra cho mỗi quốc gia.

Khai thác tài nguyên hiệu quả, bền vững là vấn đề quan trọng đặt ra cho mỗi quốc gia.

Ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, đồng thời là Ủy viên Ban thuế của LHQ đã trao đổi với phóng viên một số nội dung xung quanh chủ đề hội thảo.

PV: Thưa ông, cơ duyên nào mà Việt Nam được chọn là nơi tổ chức hội thảo về chính sách thuế đối với ngành khai khoáng - dầu khí?

Ông Đặng Ngọc Min
Ông Đặng Ngọc Minh
- Ông Đặng Ngọc Minh: Có ba lý do để Việt Nam được chọn là nơi tổ chức hội thảo về chính sách thuế đối với ngành khai khoáng.

Thứ nhất, với tư cách là người làm quản lý công tác thuế của Việt Nam, nhiều năm qua tôi đã phụ trách lĩnh vực thuế đối với ngành khai khoáng và dầu khí, nhận thấy những vấn đề về chính sách thuế đối với lĩnh vực này có nhiều điểm tích cực song vẫn còn những vấn đề còn đang gặp phải vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thứ hai, tôi ý thức rất rõ rằng đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành khai khác tài nguyên, dầu và khí luôn có một vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu mở cửa, phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Song làm thế nào để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên, khoáng sản không tái tạo để vừa phục vụ cho mục tiêu huy động nguồn thu ngân sách nhà nước, vừa đảm bảo cho sự phát triển bền vững thông qua công cụ chính sách thuế là một vấn đề rất quan trọng.

Thứ ba, Ủy ban Thuế quốc tế của LHQ đặc biệt quan tâm nghiên cứu và thường đưa kiến nghị những giải pháp cụ thể trong chính sách và quản lý thuế đối với ngành khai thác tài nguyên, dầu và khí. Chính vì vậy, tôi thấy rằng cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thuế để tạo điều kiện cho các nước đang phát triển như Việt Nam được tham gia tích cực vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn chính sách thông qua các diễn đàn quốc tế của LHQ và khu vực. Khi chủ trì các hội nghị quốc tế và khu vực sẽ là điều kiện cho nước chủ nhà đưa ra những chủ đề thiết thực phục vụ lợi ích quốc gia. Đồng thời, cũng là dịp để chúng ta tập dượt, học hỏi rút kinh nghiệm cách thức tổ chức những hội nghị lớn mà Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức trong thời gian tới như hội nghị về quản lý thuế các nước khu vực châu Á (SGATAR).

PV: Những vấn đề nào được quan tâm nhất tại hội thảo lần này thưa ông?

- Ông Đặng Ngọc Minh: Hội thảo khu vực của Tiểu ban Thuế quốc tế lần này là cơ hội để phổ biến những kinh nghiệm, thực tiễn chính sách và quản lý phổ quát nhất về thuế đối với ngành công nghiệp khai thác. Thông qua việc giới thiệu cuốn sách “Những vấn đề chính sách và quản lý thuế đối với ngành công nghiệp khai thác”, đã đề cập từ những vấn đề về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, các quy định tại hệ thống Hiệp định Thuế quốc tế, kiểm soát chuyển giá… tới những vấn đề cụ thể và phức tạp như chuyển nhượng quyền lợi đầu tư gián tiếp qua các trung gian tại thiên đường thuế; hay vấn đề cam kết và thực hiện nghĩa vụ của nhà thầu trong việc thu dọn mỏ, trả lại hiện trạng tại các địa điểm, mỏ khai thác… Những vấn đề đưa ra tại Hội thảo cũng chính là những vấn đề mà ngành khai khoáng dầu khí Việt Nam đang phải đối mặt, cần có phương án xử lý thấu đáo nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, của quốc gia mà vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế. Tôi cũng rất mừng là tại hội thảo này có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an… là những cơ quan đơn, vị luôn đồng hành trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách thuế đã tham dự để chia sẻ, thấu hiểu cùng chúng tôi.

Bên cạnh đó, từ những quy định chung của thuế quốc tế, những ý kiến của các chuyên gia thuế LHQ đã đặc biệt chú trọng và bàn luận sâu tới một số khía cạnh khác như: Việc xác định sự hiện diện cơ sở thường trú của các nhà thầu, nhà thầu phụ tham gia vào lĩnh vực thăm dò và khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa của một nước, được định nghĩa cụ thể về lãnh thổ, lãnh hải quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là công ước quốc tế về luật biển. Các chuyên gia đưa ra kinh nghiệm của các nước trong trường hợp chồng lấn về tuyên bố chủ quyền trên các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trên biển, các nước có vùng biển tiếp giáp… cần có những thoả thuận quốc tế hoặc song phương trên tinh thần tránh tranh chấp, cùng hợp tác chung và cùng chia sẻ lợi ích.Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực còn khá phức tạp, mỗi quốc gia có cách xử lý khác nhau hoặc còn chưa có sự nhất quán. Vì vậy mà Tiểu ban chính sách thuế của LHQ đang tiếp nhận và nghiên cứu để đưa ra những giải pháp về chính sách và cơ chế hợp tác hiệu quả cho các nước.

Ngoài ra, vấn đề chuyển nhượng quyền lợi khai thác dầu khí qua trung gian gián tiếp nhằm tránh thuế tại nước tiến hành khai thác hiện đang làm thiệt hại lớn đối với lợi ích của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng là vấn đề được đưa ra bàn thảo. Để giải quyết vấn đề này, các thành viên hội thảo đều thống nhất rằng các nước cần có một giải pháp tổng thể từ việc ban hành chính sách điều tiết nguồn thu cụ thể trong Luật thuế TNDN của doanh nghiệp. Đồng thời, khẳng định quyền đánh thuế đối với chuyển nhượng gián tiếp quyền khai thác mỏ, quy định bổ sung hay sửa đổi Hiệp định Thuế theo mẫu của LHQ cho phép bảo lưu quyền đánh thuế tại nước có hoạt động khai thác mỏ; việc quy định nghĩa vụ kê khai, tăng cường cơ chế trao đổi thông tin quản lý thuế đối với các giao dịch tại nước ngoài, trên tinh thần của chương trình BEPS là không tạo điều kiện cho các đối tượng tránh thuế hay không nộp thuế tại bất kỳ đất nước nào, hay có cơ hội tránh thuế qua các thiên đường thuế.

Một chủ đề quan trọng liên quan đến chính sách và quản lý thuế đối với ngành khai thác là mối quan hệ và tác động mà các cam kết, điều khoản của hiệp định bảo hộ đầu tư đối với nghĩa vụ chấp hành luật thuế được sửa đổi qua các giai đoạn phát triển của các nước cũng được bàn thảo sôi nổi tại hội thảo. Thông thường, các hiệp định đầu tư song phương không áp dụng một phần hay có ngoại lệ chung đối với các quy định trong luật thuế. Tuy nhiên, nhiều trường hợp các nhà đầu tư dầu và khí kết hợp các điều khoản cam kết trong hợp đồng dầu khí và hiệp định đầu tư để viện dẫn nghĩa vụ “Đối xử công bằng và thỏa đáng” yêu cầu các nước đang phát triển không áp dụng các quy định thuế đối với nhà đầu tư trong trường hợp cụ thể. Trường hợp tranh chấp, sẽ đẩy vụ việc qua các cơ chế xử lý tranh chấp bằng trọng tài quốc tế theo hiệp định đầu tư, thường rất đắt đỏ và tốn kém, để ép các nước đang phát triển tuân thủ theo đòi hỏi quá đáng của nhà đầu tư. Các chuyên gia đề xuất giải pháp là khẳng định hiệp định bảo hộ đầu tư không áp dụng đối với các quy định trong luật thuế, các hiệp định thuế và những nội dung về thuế, miễn, giảm nghĩa vụ thuế chỉ được quy định tại các hiệp định thuế và thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tại hội thảo, vấn đề hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu rất được quan tâm và yêu cầu các nước phải đẩy mạnh tuân thủ. Theo đó, quy định nghĩa vụ thực thi cam kết thu dọn mỏ, hoàn nguyên địa bàn khai thác tài nguyên được các thành viên LHQ đặc biệt chú trọng. Nghĩa vụ đó phải được thanh toán đầy đủ, điều chỉnh thích ứng theo thời gian và luôn gắn với nghĩa vụ của nhà thầu khai thác chính, ban đầu, không được phép chuyển giao, không được thoái thác và đảm bảo an toàn về môi trường và nhân lực. Hiện tại, Việt Nam có 15 mỏ đang hoạt động và có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ thu dọn mỏ do PVN quản lý lên đến xấp xỉ 2 tỷ USD. Trong điều kiện các mỏ và các cơ sở hạ tầng, thiết bị thăm dò ngoài khơi đa số đã có thời gian quá dài, từ năm 2015 - 2018 là thời điểm đến hạn phải tháo gỡ, việc này sẽ phải thực hiện trong 10 đến 15 năm tới, đòi hỏi nguồn lực và giải pháp công nghệ phức tạp. Chính vì vậy, việc thu dọn mỏ trong những năm tới sẽ là một thách thức lớn đối với cả các nhà thầu dầu khí cũng như cơ quan quản lý trong điều kiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu ngày một ngặt nghèo.

PV: Như trên ông đã trình bày, hội thảo không chỉ là nơi bàn thảo những vấn đề quan tâm của nước chủ nhà mà còn là nơi để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm quản lý thuế của các quốc gia. Vậy kinh nghiệm nào được cho là xác đáng mà Việt Nam có thể học hỏi, tham khảo thưa ông?

- Ông Đặng Ngọc Minh: Na Uy là một quốc gia có trữ lượng lớn dầu và khí từ biển Bắc và đầu tư lớn trên thế giới. Để hạn chế vấn đề chuyển giá trong ngành dầu khí, Chính phủ Na uy đưa ra những quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo lợi ích ổn định của Chính phủ và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Na Uy cho phép nhà đầu tư dầu, khí nộp thuế trên cơ sở hạch toán doanh thu, chi phí thực tế và áp dụng thuế suất đến 78% trên lợi nhuận ròng (lợi nhuận chịu thuế sau khi trừ các chi phí thực tế). Song bên cạnh đó, họ kiểm soát chặt chẽ chi phí tài chính, lãi tiền vay, chi phí bảo hiểm, khống chế chi phí khấu hao 16,7%/năm, áp dụng giá dầu chuẩn theo giá bình quân. Các chi phí thăm dò, chi phí không phát hiện thương mại của các dự án khác nhau được hạch toán vào chi phí được thu hồi từ các dự án khác của công ty. Để tránh chuyển giá, các chuyên gia đặc biệt lưu ý các nước chú trọng quản lý các khoản chi phí tiếp thị, xúc tiến thương mại của ngành khai thác, đặc biệt đối với các sản phẩm đá quý, kinh doanh có tính chất độc quyền thương mại, độc quyền sản phẩm.

Ngoài kinh nghiệm của Na Uy, hội thảo còn thảo luận các mô hình tổ chức thăm dò, khai thác dầu khí trên thế giới. Mô hình đang phổ biến nhất là Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) giữa công ty Dầu khí quốc gia đại diện Chính phủ ký với các nhà thầu. Đây là nội dung Tiểu ban sẽ nghiên cứu bổ sung vào tài liệu trong ấn phẩm xuất bản lần hai. Mặc dù, Hợp đồng PSC đảm bảo nguồn thu ổn định, chắc chắn cho nước chủ nhà, căn cứ vào các khoản thu ngân sách, tỷ lệ ăn chia cụ thể ghi trong hợp đồng ngay khi ký kết, nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý các khoản chi phí của các bên trong Hợp đồng PSC, trách nhiệm của PVN phối hợp với cơ quan thuế kiểm toán, kiểm soát các khoản chi phí thực tế đảm bảo lợi ích của Nhà nước.

Với những nội dung thảo luận rất phong phú, các đại biểu tham dự hội thảo đánh giá cao các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, coi đây là thông tin thực tế quan trọng giúp điều hành chính sách và tăng cường quản lý thuế của các nước đang phát triển, đặc biệt các nước ASEAN, trong khu vực tham gia lần này. Những ý kiến đóng góp, chủ đề quan tâm, câu hỏi gợi mở của các đại biểu tham gia sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho các thành viên Ủy ban, Tiểu ban thuế quốc tế tiếp tục thảo luận đưa vào chương trình nghị sự, nghiên cứu trong giai đoạn tới.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hồng Chuyên (thực hiện)

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • 14 danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc được xác định mã số hàng hóa
  • “Thung lũng Silicon Việt Nam”: Chính thức khởi động mô hình
  • Chính thức mở con đường mới, chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp
  • Xe ô tô xuất xứ Thái Lan tiếp tục ào ạt nhập khẩu về Việt Nam
  • Giá xăng dầu hôm nay 5/7/2023: Giữ đà tăng mạnh
  • Bổ nhiệm ông Nguyễn Hùng Anh làm Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu
  • Kiến nghị gói vắc xin riêng cho Phú Quốc để tháng 10 kịp đón du khách
  • Hà Giang: Tuyên dương 152 tổ chức, cá nhân nộp thuế tốt
推荐内容
  • Cẩm nang du lịch Quảng Bình từ A đến Z
  • &quot;Việt Nam đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân&quot;
  • Cục Thuế Yên Bái: 6 tháng thu 50 tỷ đồng tiền nợ thuế
  • Chi cục Hải quan Hưng Yên tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp
  • Giá vàng hôm nay 11/8/2024: Vàng miếng giảm gần 2 triệu đồng trong tuần
  • Thái Nguyên: Tuyên truyền, hỗ trợ 6.850 lượt người nộp thuế