【bang xep hang bong da chau au】Sẽ không bắt buộc DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có vốn 2 tỷ đồng
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Bỏ điều kiện kinh doanh phải có vốn 2 tỷ đồng
Theo Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định đã bãi bỏ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 104 với quy định DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ đòi nợ.
Lý do, theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới, các DN được tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm và lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Trường hợp kinh doanh ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện thì DN phải đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh.
Vì vậy, theo quy định của pháp luật, DN kinh doanh đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ thì bên cạnh kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng có thể kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm.
Cùng với đó, dự thảo Nghị định bỏ quy định điều kiện về vốn và điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và người lao động của các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Trong đó, dự thảo bãi bỏ điều kiện về vốn đối với DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ tối thiểu là 2 tỷ đồng, cùng quy định đảm bảo điều kiện về tư pháp, năng lực chuyên môn, lý lịch tư pháp đối với người quản lý và người lao động của các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ...
Theo đó, dự thảo Nghị định thay thế chỉ quy định điều kiện phải chấp hành đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của Chính phủ đối với các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
DN tự thiết kế mẫu trang phục cho người lao động
Ngoài các điều khoản đã được bãi bỏ, Bộ Tài chính cho biết, dự thảo Nghị định thay thế đã bổ sung nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ cho phù hợp với quy định mới. Đồng thời, bổ sung quy định về trang phục đối với nhân viên đòi nợ.
Theo đó, DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ tự thiết kế mẫu trang phục cho người lao động và thông báo với cơ quan công an có thẩm quyền, chính quyền địa phương về việc sử dụng trang phục này.
Cùng với đó, người lao động của DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi thực hiện các hoạt động đòi nợ phải mặc trang phục, đeo thẻ nhân viên và có giấy giới thiệu của DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo quy định khi làm việc trực tiếp với chủ nợ hoặc khách nợ hoặc với tổ chức, cá nhân khác liên quan.
Việc bổ sung các quy định này, Bộ Tài chính cho biết, theo báo cáo của các địa phương (TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An), thời gian qua vẫn xảy ra tình trạng DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ tổ chức thành đoàn, tụ tập đông người với trang phục kiểu “xã hội đen, đầu gấu" để đi thu nợ, gây rối tại nơi ở, nơi sản xuất của cá nhân, tổ chức khách nợ... gây tâm lý hoang mang, cản trở kinh doanh, ảnh hưởng đến danh dự, quyền tự do của cá nhân, của tổ chức là khách nợ.
Bộ Tài chính cho rằng, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành nghề kinh doanh khá nhạy cảm, nên việc quy định về trang phục cho người lao động trong DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ là rất cần thiết để tăng cường sự giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động này thông qua việc nhận diện nhân viên đòi nợ, qua đó hạn chế tình trạng tụ tập, gây rối như nêu trên.
Đồng thời, quy định trang phục cũng giúp nâng cao nhận thức của xã hội về ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng là ngành nghề hợp pháp; tạo yên tâm cho tổ chức, cá nhân khách nợ khi tiếp xúc, làm việc với những nhân viên đòi nợ có mang trang phục.
Ngoài ra, việc quy định về trang phục còn tạo ra ý thức tuân thủ pháp luật của người lao động trong DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ, hạn chế các vi phạm khi thực hiện đòi nợ, thể hiện sự chuyên nghiệp của người lao động trong DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Không quy định thêm điều kiện mới với DN
Cũng tại dự thảo Nghị định thay thế, Bộ Tài chính cho biết sẽ trình Chính phủ không cần thiết quy định cụ thể về cơ quan chủ trì thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, mà căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành để quy định về trách nhiệm quản lý đối với từng mặt hoạt động của DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Theo đó trách nhiệm các bộ, ngành, địa phương đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ sẽ được quy định như sau: Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; xử lý vi phạm hành chính.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Các địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Đồng thời bỏ quy định UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo Bộ Tài chính về tình hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo định kỳ hàng năm và đột xuất.
Bên cạnh các nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên, tại dự thảo Nghị định thay thế, Bộ Tài chính đã đề xuất bỏ các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ để phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Lý do sửa đổi, theo Bộ Tài chính, tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP đã quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, bao gồm cả hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Đồng thời, Nghị định 167/2013/NĐ-CP đã có quy định xử phạt hành chính liên quan đến trang phục, biển hiệu, giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ. Các nội dung trên có tính chất tương tự như trang phục, thẻ nhân viên, giấy giới thiệu cho nhân viên của DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ nên không cần thiết phải quy định thêm.
Cũng theo Bộ Tài chính, các quy định sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Nghị định không ảnh hưởng đến các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ đang hoạt động do dự thảo Nghị định chỉ bỏ một số điều kiện (điều kiện về vốn, điều kiện về tiêu chuẩn đối với cán bộ trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ), không quy định thêm điều kiện mới đối với DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Đối với các nội dung quy định mới (bổ sung trang phục cho cán bộ trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ), các doanh nghiệp thực hiện theo các quy định mới, không cần các quy định chuyển tiếp./.
Nguyễn Phượng
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
- ·Nông dân thời đại số
- ·Giải xe đạp ĐBSCL lần thứ 28
- ·Điểm Báo Cà Mau số 2827, phát hành thứ sáu, ngày 24/7/2015
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Đại hội Đảng bộ huyện Đầm Dơi lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015
- ·Ngược dòng hạ M.U, Sevilla thẳng tiến chung kết Europa League
- ·Ông Park Hang
- ·Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- ·Asian Para Games: Võ Thanh Tùng phá kỷ lục của đại hội từ năm 2010
- ·Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Bình Phước có 157 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP đạt hạng 3 đến 5 sao
- ·Đội tuyển Việt Nam tự tin trước cuộc chạm trán với Thái Lan
- ·Huyện Phú Tân: Cần khoảng 90 tỷ đồng để 3 xã điểm về đích NTM năm 2015
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Cơ hội cho doanh nghiệp khi Indonesia tiếp tục nhập bổ sung 1,6 triệu tấn gạo
- ·Chủ tịch FIFA: Nga đã sẵn sàng cho World Cup 2018
- ·Nhà giáo tiêu biểu khối giáo dục đại học của TP Cần Thơ
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Brazil vững ngôi đầu, Argentina lần đầu thắng ở Bolivia sau 15 năm