【keonhacai malaysia】Khiêm tốn về số lượng, chưa có tác phẩm đột phá
VHO - UBND TP.HCM vừa tổ chức Lễ Công bố và trao tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật lần 3 (giai đoạn 2018-2022). Tuy nhiên,êmtốnvềsốlượngchưacótácphẩmđộtphákeonhacai malaysia mùa giải năm nay được xem là “thất bát” khi tiếp nhận chưa đến 300 tác phẩm dự giải cho 9 lĩnh vực.
Đây là con số quá khiêm tốn. Bên cạnh đó, vẫn chưa có những tác phẩm xuất sắc, mang tính đột phá, tìm tòi về nghệ thuật. Vì thế, có đến 8 lĩnh vực không được trao giải nhất, thậm chí nhiều lĩnh vực còn không có giải nhì…
Giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM lần thứ 3 dành cho các tác phẩm xuất sắc thuộc các loại hình: Văn học, Âm nhạc, Điện ảnh, Kiến trúc, Múa, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Sân khấu và Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Sau thời gian triển khai, BTC đã nhận được 292 tác phẩm và lựa chọn 55 tác phẩm vào vòng chung khảo, trao giải. Đây là giải thưởng cao quý, không chỉ ghi nhận nỗ lực, cống hiến của giới văn nghệ sĩ mà còn là sự động viên, khích lệ họ tiếp tục dấn thân trên con đường sáng tạo với nhiều hoài bão và khát vọng.
Đánh giá về mùa giải lần này, KTS Nguyễn Trường Lưu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng chung khảo cho biết: Nhìn chung, số lượng tác phẩm dự giải thưởng còn rất khiêm tốn so với lực lượng 5.600 hội viên của các hội VHNT, có nhiều lĩnh vực chỉ có 9-10 tác phẩm gửi tham gia. Về chất lượng, nhiều tác phẩm có nội dung, tư tưởng độc đáo, phong phú. Tuy nhiên, ở khía cạnh sáng tác nghệ thuật vẫn chưa có những tác phẩm thực sự xuất sắc, nổi bật.
Theo đó, lĩnh vực Văn học không có giải nhất; 3 giải nhì được trao cho nhà văn Hoàng Lại Giang với tác phẩm Võ Văn Kiệt, trí tuệ và sáng tạo; nhà văn Lưu Vĩ Lân với tiểu thuyết Nghiệp chướng; nhà văn Xuân Phượng với hồi ký Gánh gánh… gồng gồng…; cùng với đó là 2 giải ba và 2 giải khuyến khích.
Điện ảnh cũng không có giải nhất; 1 giải nhì thuộc về nhóm tác giả: Biên kịch, đạo diễn Nguyễn Hoàng và quay phim Huỳnh Lâm - Hãng phim Truyền hình TP.HCM với phim tài liệu Việt Nam - Đất nước tôi; cùng với đó là 4 giải ba và 2 giải khuyến khích.
Sân khấu có 3 giải nhì được trao cho: Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang với vở Thành phố buổi bình minh; Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam với vở diễn xiếc Cha Rồng mẹ Tiên; Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội với vở Lê Công kỳ án; 1 giải ba và 3 giải khuyến khích.
Lĩnh vực Âm nhạc không có giải nhất và giải nhì, có 3 giải ba và 3 giải khuyến khích. Nhiếp ảnh có 2 giải nhì, 2 giải ba và 3 giải khuyến khích. Mỹ thuật có 2 giải nhì, 3 giải ba và 2 giải khuyến khích. Kiến trúc chỉ có 3 giải ba. Lĩnh vực Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số có 1 giải nhì, 2 giải ba và 3 giải khuyến khích.
Lĩnh vực Múa có 1 giải nhất được trao cho nhóm tác giả biên đạo Nguyễn Phúc Hùng và Nguyễn Thị Tuyết Minh với kịch múa Ballet Kiều; 3 giải ba và 1 giải khuyến khích.
Giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM được UBND TP chủ trương triển khai từ năm 1995, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đến nay đã qua 3 lần trao giải: Lần 1 (2006-2011) có 51 tác phẩm đoạt giải; lần 2 (2012- 2017) có 53 tác phẩm và lần 3 (2018-2022) có 55 tác phẩm được vinh danh.
Phó Chủ tịch UBND TP Trần Thị Diệu Thúy cho biết, Giải thưởng ra đời nhằm để ghi nhận những nỗ lực và thành quả lao động sáng tạo của văn nghệ sĩ TP; đồng thời động viên, khích lệ các văn nghệ sĩ phát huy tính năng động, sáng tạo. Các tác phẩm đoạt giải là những sáng tác có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh lịch sử dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân; phản ánh lịch sử hào hùng, truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, động viên tinh thần năng động, vượt khó trong lao động sáng tạo của các tầng lớp nhân dân TP.
Bà Trần Thị Diệu Thúy đề nghị sau Lễ Công bố và trao tặng Giải thưởng, Liên hiệp các Hội VHNT Thành phố tiếp tục chủ động phát huy vai trò tập hợp, dẫn dắt, tạo điều kiện để văn nghệ sĩ bám sát thực tiễn của đất nước, gắn bó với cuộc sống của nhân dân, phấn đấu sáng tác nhiều tác phẩm mang ý nghĩa tích cực, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đặc biệt, để chào mừng các sự kiện quan trọng trong năm 2025, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Tổng kết 50 năm VHNT Thành phố nói riêng và cả nước nói chung; tiếp tục thực hiện quảng bá sâu rộng các tác phẩm đoạt giải bằng các hình thức sáng tạo, phong phú, để thành quả của văn nghệ sĩ đến được với công chúng.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vốn FDI đăng ký cao gấp 2,8 lần cùng kỳ năm 2022
- ·Nữ phóng viên tử nạn trên đường đi làm tin bão
- ·Miền Trung chìm trong lũ dữ
- ·Nhiều hoạt động hướng tới Ngày truyền thống luật sư Việt Nam 10
- ·Ngày quốc tế về Rừng năm 2023: 'Rừng và Sức khỏe'
- ·Xả lũ gây hại chủ đập phải chịu trách nhiệm
- ·Giờ ngủ thất thường ảnh hưởng xấu tới hành vi trẻ nhỏ
- ·Toàn tỉnh tiếp nhận 7.914 đơn vị máu
- ·Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM lần thứ 17
- ·Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội được hỗ trợ lương thực
- ·Cần có những chính sách dài hơi để vực dậy doanh nghiệp
- ·Dân tập trung phản đối tận thu cát, QL1 tắc nghẽn
- ·Hồi hộp với tàu tết
- ·Bé 18 tháng tuổi bị bảo mẫu hành hạ chết: Nỗi đau tột cùng của cha mẹ
- ·Giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động tại Việt Nam
- ·Dầu cá giảm nguy cơ nhồi máu não
- ·Điều kiện nâng bậc lương đối với viên chức quản lý
- ·Tin vắn 11
- ·Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào chiến lược phát triển KT
- ·Không phản hồi các tin nhắn chưa rõ nguồn gốc