【nhan dinh bong da my】EVFTA và những việc cần làm
EVFTA: Tôm xuất khẩu vào EU đươc giảm thuế | |
Hiệp định EVFTA không phải “mâm cỗ” bày sẵn | |
EVFTA sẽ mở rộng xuất khẩu hàng dệt may sang EU | |
EVFTA và EVIPA - Thành công lớn của Việt Nam |
Gạo xuất khẩu có nhiều cơ hội khi EVFTA có hiệu lực. Ảnh: ST. |
Hoàn thiện khung khổ pháp luật
Theànhữngviệccầnlànhan dinh bong da myo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), nội dung phê chuẩn Hiệp định EVFTA đã được đưa vào chương trình họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến diễn ra từ ngày 13 đến 17/4/2020. Trong trường hợp Quốc hội phê chuẩn EVFTA tại Kỳ họp thứ 9 diễn ra vào tháng 5, tháng 6 tới và Hội đồng châu Âu hoàn tất việc ký duyệt trong khoảng thời gian nói trên, EVFTA có khả năng có hiệu lực ngay trong tháng 7/2020.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết: Hiện nay, dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ đã được đưa vào hồ sơ trình Chính phủ về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Trên cơ sở dự thảo này, Vụ Chính sách thương mại đa biên đã dự thảo Kế hoạch thực hiện của Bộ Công Thương với các nhóm nhiệm vụ chính được chia thành 2 giai đoạn là năm 2020 và 2021 - 2025.
Cụ thể, các nhóm nhiệm vụ gồm: Xây dựng pháp luật, thể chế; công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định EVFTA và thị trường các nước đối tác của EVFTA; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; điều phối và tham gia các hoạt động của Ủy ban Thương mại của EVFTA, các Ủy ban chuyên môn của EVFTA và các hoạt động liên quan; chủ trương và chính sách đối với các tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở DN.
Để thực thi Hiệp định EVFTA, tổng số văn bản quy phạm pháp luật được kiến nghị sửa đổi là gồm 2 luật, 1 nghị định và 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cùng với đó sẽ ban hành mới 4 nghị định. Tổng số các cam kết, nhóm cam kết đề nghị áp dụng trực tiếp là 12. Các văn bản do Bộ Công Thương chủ trì xây dựng và ban hành gồm 1 nghị định của Chính phủ về hàng tân trang (dự kiến có hiệu lực sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực). Bộ Công Thương được giao xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ định cơ quan đầu mối để thực thi EVFTA cũng như các chương của Hiệp định.
Hiện nay, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng giao các bộ triển khai ngay các văn bản quan trọng và cấp thiết liên quan đến Hiệp định. Trong đó, Bộ Tài chính xây dựng Nghị định về biểu thuế XK, biểu thuế NK của Việt Nam. Bộ Công Thương và Bộ Tài chính xây dựng thông tư về xác định và xác minh xuất xứ hàng hóa. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng văn bản hướng dẫn thực thi về mua sắm Chính phủ. Bộ NN&PTNT xây dựng văn bản về hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận loại gạo XK vào EU để hưởng ưu đãi hạn ngạch thuế quan.
Chú trọng đảm bảo xuất xứ hàng hóa
Nhìn nhận cụ thể từ góc độ làm sao để thúc đẩy XK hàng hóa sang thị trường EU ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay: Mấu chốt nhất trong hoạt động XNK vào EU là đảm bảo xuất xứ hàng hóa. 2 tháng trước, Cục Xuất nhập khẩu đã hoàn thành xong dự thảo Thông tư về xuất xứ hàng hóa và đưa lên mạng của Bộ Công Thương, lấy ý kiến cộng đồng, chỉ chờ bấm nút thông qua.
“Hiện vẫn còn một số nội dung cần nghiên cứu và làm rõ thêm để tận dụng được tối đa các lợi thế của hàng hóa, sản phẩm Việt Nam khi XK vào EU. Về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA có điều khoản về cộng gộp đối với một số nước đã có FTA với EU, điển hình như Hàn Quốc. Ví dụ với mặt hàng dệt may, khi Hàn Quốc đã có FTA với EU, các nguyên phụ liệu của ngành dệt may NK từ Hàn Quốc được phép tính cộng gộp. Hiện nay, Cục đã chủ động trao đổi với phía Hàn Quốc, đang giải quyết ở cấp độ chuyên gia. Điều này không chỉ có lợi cho Việt Nam mà còn có lợi cho cả Hàn Quốc”, ông Chinh nói.
Một số quan điểm cho rằng, thúc đẩy giao thương với EU nhờ Hiệp định EVFTA, bên cạnh việc nỗ lực tận dụng những cơ hội mở ra, coi trọng công tác phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ hàng hóa nhằm khai thác bất hợp pháp các cam kết của hiệp định này cũng là điều quan trọng, cần đặc biệt lưu tâm.
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) phân tích: 5 năm qua, EU không có bất kỳ cuộc điều tra nào về chống bán phá giá đối với hàng hóa hay trợ cấp nào đối với Việt Nam. Tuy nhiên, phía EU có một số trao đổi và triển khai một số cuộc thẩm tra về vấn đề gian lận xuất xứ, đặc biệt với một số mặt hàng mà EU đang có biện pháp phòng vệ thương mại đối với nước thứ ba như Trung Quốc. Một số mặt hàng Việt Nam XK sang EU tăng nhanh, phía EU có thẩm tra về gian lận xuất xứ có thể kể đến như: Màng nhôm bọc thực phẩm, xe tay nâng, đèn huỳnh quang, bật lửa gas… “Để khai thác bền vững được Hiệp định EVFTA, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Hiệp định về chống gian lận xuất xứ, chống lẩn tránh là hết sức quan trọng…”, ông Dũng nhấn mạnh.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·ĐBQH Nguyễn Văn Thân: Hiện tôi chỉ có 1 quốc tịch
- ·Báo chí cần phản bác kịp thời thông tin sai trái trên mạng xã hội
- ·Diễn đàn kinh tế số Việt Nam 2018 sắp diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh
- ·Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- ·Tìm giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành công nghiệp giấy Đông Nam Á
- ·Ngoại trưởng Mỹ chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên ở Đông Nam Á
- ·Thủ tướng: Chấm dứt tình trạng đưa tư duy cũ, xin cho vào văn bản
- ·Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- ·Nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu
- ·Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- ·ADB giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam 6,8% năm 2019
- ·Hợp sức để hoàn thành nhiệm vụ cao nhất
- ·Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị G7 mở rộng và thăm Canada
- ·Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- ·Nhiều lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư từ Mỹ
- ·Vùng núi cao có thể xuất hiện mưa tuyết
- ·Thủ tướng: Người dân cần tỉnh táo, tuyệt đối không mất cảnh giác
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về tình hình an ninh trật tự