【bong da so net】Nới thêm chỉ tiêu tín dụng, dòng tiền sẽ chảy vào sản xuất – kinh doanh?
Dòng tiền “chảy” về đâu?ớithêmchỉtiêutíndụngdòngtiềnsẽchảyvàosảnxuất–bong da so net | |
Tăng trưởng tín dụng quý 2 không quá nóng do đã cạn room? | |
Cảnh báo rủi ro tiềm ẩn từ tín dụng đối với khách hàng lớn |
Tăng trưởng tín dụng quý 2 được dự báo vẫn khả quan. Ảnh: Internet |
Sẽ nới thêm chỉ tiêu tín dụng
Tính đến cuối tháng 5, tăng trưởng tín dụng đạt 4,67%. Theo báo cáo tài chính quý 1 của các ngân hàng, tăng trưởng tín dụng đang phân hóa khá mạnh. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng quý 1/2021 của MSB là 12,58% – ngân hàng duy nhất có tốc độ tăng trưởng trên hai chữ số trong kỳ. Các ngân hàng khác như MB tăng 8,62%, Techcombank tăng 6,76%, Nam A Bank tăng 5,04%...
Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng chậm, chỉ hơn 1% hoặc ở mức âm. Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, 4 tháng đầu năm nay, tín dụng của Agribank tăng trưởng 1%, nhưng vẫn là khá so với mức giảm của cùng kỳ năm 2020.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo, khối ngân hàng tư nhân sẽ duy trì được tăng trưởng tín dụng trong quý 2. Dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch, VDSC cho rằng dư nợ tín dụng của các ngân hàng này sẽ được duy trì ở mức trần được giao.
Vì thế, trong trao đổi với báo chí vừa qua, đại diện NHNN cho biết cơ quan này đang tiến hành xem xét và đánh giá, trên cơ sở đó sẽ cấp thêm chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng đã sắp “cạn” chỉ tiêu.
Những năm gần đây, NHNN thường đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng hàng năm tùy thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, NHNN luôn đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng ban đầu ở mức thấp, nên cần một đợt cấp mới để nới thêm cho các ngân hàng đã chạm trần chỉ tiêu.
Được biết, hồi đầu năm, NHNN đã giao chỉ tiêu tín dụng đến các ngân hàng trong hệ thống. Nhóm ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, BIDV, VietinBank được cấp chỉ tiêu ở mức 6,5-7,5%, riêng Vietcombank được giao 10,5%. Hạn mức của một số ngân hàng TMCP như VIB, ACB, Sacombank là 8,5-9,5% và MB, VPBank, Techcombank là 10,5-12%.
Nhiều doanh nghiệp còn bế tắc
Mặc dù tín dụng tăng trưởng ở mức khả quan nhưng theo các chuyên gia, dòng tiền vẫn chưa thể hoàn toàn đi vào sản xuất, kinh doanh.
Theo chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển, dòng tín dụng trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng mức gần 5% là hợp lý, góp phần tăng trưởng GDP. Nhưng không loại trừ khả năng tín dụng chưa thể hoàn toàn đi vào sản xuất, kinh doanh bình thường như giai đoạn 2017-2018, vì hoạt động của nhiều doanh nghiệp đang bế tắc, nhất là doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, vận tải...
Bên cạnh đó, nhiều lo ngại tín dụng sẽ chảy vào các lĩnh vực đầu tư rủi ro như chứng khoán, bất động sản. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơ quan quản lý đã có những chỉ đạo về hạn chế cho vay các lĩnh vực rủi ro, các ngân hàng cũng thận trọng hơn với tín dụng bất động sản, chứng khoán.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), tín dụng vẫn chảy vào các lĩnh vực ưu tiên, không có hiện tượng tín dụng chứng khoán tăng vọt, vì NHNN kiểm soát chặt chẽ trong hạn mức quy định. Dòng tiền mới ồ ạt chảy vào thị trường chứng khoán thời gian gần đây có thể là từ nguồn tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư cá nhân, từ các kênh đầu tư khác hoặc từ vay margin của các công ty chứng khoán. Vấn đề này nằm ngoài phạm vi kiểm soát của NHNN.
Vì thế, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, với thanh khoản hiện nay, các ngân hàng vẫn có nguồn tiền để cho vay, vấn đề là doanh nghiệp có tạo được niềm tin cho ngân hàng về khả năng trả nợ hay không. Hiện lãi suất cho vay đang có sự phân hóa. Doanh nghiệp tốt vẫn được hưởng lãi suất cho vay thấp, các doanh nghiệp có độ rủi ro cao phải chấp nhận bị tăng lãi suất để bù đắp rủi ro.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để tăng trưởng tín dụng hiệu quả cần đẩy mạnh kích cầu hơn nữa. Các ngân hàng khi cho vay phải kiểm soát được nguồn trả nợ của khách hàng để vẫn đạt được chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng mà đảm bảo chất lượng tín dụng.
Trước đó, lãnh đạo NHNN đã từng cho biết, hiện dư nợ tín dụng/GDP là trên 140%, nên các ngân hàng phải đảm bảo mở rộng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng, tăng tưởng tín dụng vào lĩnh vực theo đúng chủ trương của NHNN, Chính phủ. Hơn nữa, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn để phòng rủi ro về chênh lệch kỳ hạn, đảm bảo khả năng chi trả cho người dân ở bất cứ thời điểm nào.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Taxi Vinasun 'lỗ chồng lỗ': Vì đâu nên nỗi?
- ·Giúp tóc đen tự nhiên với dầu gội phủ bạc
- ·Giải quyết dứt điểm một số dự án chậm tiến độ ngành Công Thương
- ·Bệnh nhân được cứu sống khi trên đường về nhà lo hậu sự
- ·Chán cảnh chờ bản quyền, dân đổ đi mua thiết bị xem World Cup 2018
- ·Quý I/2019, đã xuất khẩu hơn 32.000 lao động
- ·Nhập viện, cầu cứu bác sĩ vì sự cố sau khi tân trang vùng kín
- ·Ưu tiên xúc tiến xuất khẩu qua thương mại điện tử
- ·Các nhà khoa học tìm ra cách kết hợp thuốc điều trị COVID
- ·Lý do không cần tắm hằng ngày từ chuyên gia
- ·Bảo hiểm hưu trí bổ sung giúp người lao động cải thiện khả năng tài chính
- ·Lý do cụ bà 102 tuổi ăn thỏa thích vẫn sống lâu, sống khỏe
- ·Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư hay không?
- ·Bí quyết sống thọ của cụ ông 100 tuổi từng bị ung thư ruột
- ·Giá vàng trong nước giảm mạnh theo đà lao dốc của vàng thế giới
- ·Tạo virus SARS
- ·Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,6
- ·Đà Nẵng xây dựng 3 tình huống ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ
- ·Lùm xùm tại Phòng khám đa khoa Tâm Đức: Chờ kết luận cuối cùng từ phía cơ quan công an
- ·Bác sĩ Trình Văn Hải: Đầu tàu vững vàng của Khoa cấp cứu Bệnh viện FV