【kèo nhà cái uy tín】Lan toả phong trào tự học trong nhà trường
(CMO) Trong tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tự học và tự học tập suốt đời như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Với chủ đề “Trong phong cách học tập phải lấy tự học làm nòng cốt”, tuần lễ học tập suốt đời năm nay tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh góp phần xây dựng xã hội học tập và lan toả vấn đề tự học rộng khắp trong cộng đồng.
Gắn với hoạt động này, Thư viện tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động ngoại khoá như: Hội sách lưu động, các hoạt động về triển lãm và trưng bày sách… với hình thức đa dạng, phong phú, tạo nhiều sân chơi bổ ích cho các em. Cô Nguyễn Thị Thảo Trang, Tổng phụ trách Đội Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Khóm 2, thị trấn Đầm Dơi) phấn khởi: “Tuy chỉ có 2 buổi sáng - chiều nhưng đã giúp các em tiếp cận những nguồn tri thức mới, các hoạt động được lồng ghép tạo cho các em tính tự tìm tòi, học hỏi, khơi dậy tiềm năng vốn có cho các em”.
Thực tiễn ở lớp
Ghé thăm Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân (Khóm 4, thị trấn Đầm Dơi), gặp gỡ cô Nguyễn Thị Lan, có thâm niên trên 15 năm công tác, từng là giáo viên chủ nhiệm, trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, nghe cô trăn trở: “Vấn đề tự học đối với học sinh hiện nay không như trước đây bởi việc sử dụng công nghệ thông tin tràn lan, sách báo cũng nhiều làm cho học sinh ỷ lại”.
“Từ cuộc họp đầu năm, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tôi đã hướng dẫn cách tự học cho các em theo 3 bước là: Chuẩn bị bài mới; Tự học trên lớp, phát huy suy nghĩ của mình trong hoạt động nhóm, phát biểu xây dựng bài; Học bài cũ, làm bài ở nhà giúp các em củng cố lại kiến thức đã được dạy và chuẩn bị kiến thức mới”, cô Lan thông tin.
Quan trọng nhất là học ở trên lớp và phát huy vai trò của học sinh trên lớp, vì theo phương pháp mới giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi có vấn đề, những câu hỏi này đòi hỏi phải có sự hợp sức của nhóm, tập thể lớp mới có thể tìm ra được câu trả lời. Sau những môn học như thế, tư duy của các em sẽ được phát huy một cách rõ rệt.
Cô giáo Nguyễn Thị Lan hướng dẫn học sinh học tập trên lớp. |
Xây dựng thói quen tự học
Sau những giờ học trên lớp, em Trần Huyền Trân, lớp 8A2, Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân tự vạch ra thời khoá biểu tự học ở nhà. Hình thành thói quen tự học từ lớp 3, Trân chia sẻ: “Thời gian tự học của em bắt đầu từ 14-17 giờ, em làm bài tập về nhà cho ngày hôm đó. Từ 19 giờ đến 20 giờ 30, em làm chuẩn bị bài ngày hôm sau và đọc thêm sách để tìm kiến thức mới. Thời gian ngủ của em sau 20 giờ 30 đến 5 giờ sáng, em ôn lại bài cũ và chuẩn bị đi học”.
Đối với môn Hoá và Tiếng Anh là 2 môn sở trường của em Trần Huyền Trân thì những kiến thức trên sách giáo khoa không phong phú nên em tự mua sách tham khảo, tìm trên các trang mạng, học qua những buổi dạy trực tuyến trên Internet… “Khi tự học sẽ hình thành thói quen, giúp em hiểu và nắm chắc bài, nhớ kiến thức lâu hơn”, Trân cho biết thêm.
Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân hiện có 1.192 học sinh, với 28 lớp. Phó hiệu trưởng nhà trường Trần Thanh Cần xác định, việc nâng cao chất lượng dạy và học là điều cần thiết để phát huy tinh thần tự học cho học sinh.
Vai trò của các tổ chuyên môn, đặc biệt là bộ phận Đoàn, Đội cũng đóng vai trò không nhỏ trong xây dựng các phong trào thi đua học tập. “Mỗi lớp sẽ có phong trào sao điểm 10, tuần học tốt, tháng học tốt… Theo chủ điểm mỗi tháng, mỗi năm học sẽ có phong trào riêng cho các em. Đặc biệt là phong trào sao điểm 10 mỗi tuần, chính những con điểm, phần thưởng nho nhỏ như giấy khen, tập, đồ dùng học tập… sẽ tạo động lực học tập, nâng cao thứ hạng cho các em. Qua phong trào này góp phần duy trì và nâng chất trường đạt chuẩn quốc gia trong 4 năm qua”, thầy Cần cho biết.
“Phụ huynh nào cũng mong muốn con em mình học tốt. Khi phụ huynh cần trao đổi về việc học tập của các em, tôi luôn sẵn sàng. Những học sinh nào không có tinh thần tự giác học tập, phụ huynh cần kiểm tra bài vở của các em trước khi đến lớp, dành nhiều thời gian để quan sát, lắng nghe những khó khăn trong học tập của các em. Hãy tìm hiểu khả năng, sở trưởng của con em mình, động viên con phấn đấu trong học tập…”, cô Nguyễn Thị Lan tâm sự.
Phó trưởng Phòng Giáo dục huyện Đầm Dơi Trần Thanh Văn cho rằng: “Để phát huy vai trò của việc tự học, các trường nên tổ chức từ 2-3 buổi ngoại khoá/năm có sự tham dự của phụ huynh học sinh. Sự tương tác giữa nhà trường và phụ huynh sẽ tạo hiệu ứng học tập tốt cho các em”./.
Nhật Minh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nỗ lực thực hiện chính sách, đảm bảo quyền lợi người tham gia
- ·Cách làm mới ở “đất võ, trời văn”
- ·Bộ Công Thương hỏa tốc đề nghị 2 Bộ, ngành và thêm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN xăng dầu
- ·Tân Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Chúng tôi cố gắng chăm sóc sức khoẻ nhân dân tốt nhất
- ·Tháo gỡ khó khăn cho lưu thông và tiêu thụ nông sản tại các tỉnh thành phía Nam
- ·Ninh Thuận đón 75.000 lượt khách tham quan dịp Lễ 2.9
- ·Công bố quyết định của Thủ tướng bổ nhiệm thứ trưởng Bộ Y tế
- ·Dấu ấn qua một nhiệm kỳ
- ·Tàu cá vi phạm vùng khai thác vẫn tái diễn, khó gỡ thẻ vàng IUU
- ·Lập 12 trung tâm hồi sức tích cực Covid
- ·Chính phủ ký ban hành nghị định gỡ khó cho việc mua sắm trang thiết bị y tế
- ·TPHCM: Nhiều bệnh viện tư nhân tham gia điều trị Covid
- ·Khát vọng du lịch sinh thái, “xanh” hóa đảo Cát Bà
- ·Hiệp hội Du lịch Ninh Thuận khảo sát du lịch tại Hàn Quốc
- ·Lan tỏa niềm tự hào hàng Việt
- ·Ninh Thuận đón 75.000 lượt khách tham quan dịp Lễ 2.9
- ·Thủ tướng Chính phủ làm việc với Nanogen và kiểm tra công tác chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Đức hợp tác chuyển giao công nghệ vaccine COVID
- ·Chân dung nữ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa được bổ nhiệm
- ·Chơi gì giữa Hà Nội đang mùa đẹp nhất?