【lich bong da bo dao nha】An ninh nguồn nước của Việt Nam đang đứng trước nhiều rủi ro
Năng suất sử dụng nước còn thấp,ồnnướccủaViệtNamđangđứngtrướcnhiềurủlich bong da bo dao nha chưa hiệu quả
Ông Ngô Mạnh Hà - Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho rằng thời gian qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hỗ trợ rất tích cực cho Việt Nam trong thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước.
Cụ thể, WB đã hỗ trợ xây dựng Báo cáo nghiên cứu độc lập của WB với chủ đề “Việt Nam: Hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch và an toàn” năm 2019, hỗ trợ hoàn thiện khung pháp lý về quản lý tài nguyên nước bao gồm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Luật Tài nguyên nước sửa đổi, góp ý đề án bảo đảm an ninh tài nguyên nước, góp ý Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, xây dựng chương trình nước quốc gia…
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nguồn nước của Việt Nam. Ảnh: TL |
Tại hội nghị bàn tròn về chương trình nước quốc gia vừa được Ngân hàng Thế giới phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính tổ chức tại Hà Nội vừa qua, bà Jennifer Sara - Giám đốc Toàn cầu về lĩnh vực tài nguyên nước của WB, đánh giá tài nguyên nước của Việt Nam khá dồi dào là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nền tảng vững chắc này hiện đang đứng trước rủi ro do quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và công nghiệp hóa.
Những thay đổi trong sử dụng tài nguyên nước, bao gồm những thay đổi ở các nước láng giềng ở thượng nguồn, tất cả đều đặt ra những áp lực đối với nguồn nước, gây nên những căng thẳng về kinh tế, xã hội và môi trường.
Cùng với đó, biến đổi khí hậu cũng là một nhân tố quan trọng làm gia tăng rủi ro, đe dọa những thành quả đã đạt được và những công trình đầu tư đã thực hiện.
Bà Jennifer Sara cũng đề cập một số thách thức chính trong ngành nước Việt Nam hiện nay như: Nhiều lưu vực sông đã ở mức cạn kiệt (đã có tình trạng thiếu nước cục bộ và theo mùa), năng suất sử dụng nước trong nông nghiệp còn thấp, chưa hiệu quả; chất lượng nước ngày càng xấu đi và tải trọng ô nhiễm ngày càng gia tăng; rủi ro liên quan tới nguồn nước ngày càng cao và mức độ chống chịu thấp. Cùng với đó là các thách thức về khung thể chế pháp lý còn chưa đầy đủ, thống nhất; hạ tầng ngành nước ngày càng xuống cấp;…
Theo đó, việc không hành động chống lại các mối đe dọa liên quan đến nguồn nước sẽ làm cản trở tiến bộ về kinh tế của Việt Nam (có thể khiến GDP của Việt Nam giảm 6% mỗi năm tính đến năm 2035).
Do đó, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và năng động đòi hỏi phải giải quyết những thách thức quan trọng liên quan đến nguồn nước: quản lý tài nguyên nước một cách hiệu quả hơn cả về số lượng và chất lượng; nâng cao năng suất sử dụng nước nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; tạo dựng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu hiện nay và trong tương lai; giảm phát thải khí nhà kính.
“3 trụ cột” đảm bảo an ninh nguồn nước
Đại diện WB cũng cho rằng, để giải quyết tình trạng ô nhiễm nước ngày càng gia tăng ở Việt Nam đòi hỏi cần một cách tiếp cận quốc gia với sự vào cuộc của tất cả các ngành liên quan đến nguồn nước và các tỉnh, thành phố.
Theo đó, Chương trình nước quốc gia do WB triển khai sẽ hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an ninh nguồn nước và năng suất sử dụng nước thông qua 3 trụ cột chính là: duy trì nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước; tăng năng suất và hiệu suất sử dụng nguồn nước; đảm bảo an ninh nguồn nước cho người dân.
Trong đó, trụ cột “Duy trì nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước” sẽ tập trung hỗ trợ Chính phủ tăng cường khung pháp lý và quy định cho quản lý tài nguyên nước tổng hợp (IWRM), bao gồm sửa đổi Luật Tài nguyên nước 2012 và các nghị định liên quan; xây dựng và thực thi nghị định của Chính phủ về tổ chức lưu vực sông; thiết lập và vận hành các tổ chức lưu vực sông; thực hiện các khoản đầu tư ưu tiên để cải thiện an ninh nguồn nước quốc gia; rà soát khung quy định hiện hành để cải thiện công tác quản lý nước thải, đặc biệt là các biện pháp quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động xả nước thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề; thực hiện các giải pháp phục hồi các nguồn nước đã suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;…
Trụ cột “Tăng năng suất và hiệu suất sử dụng nguồn nước” sẽ tập trung tăng cường thực thi Luật Thủy lợi; rà soát, tăng cường bố trí thực hiện các phương án đảm bảo an toàn đập và an toàn hồ chứa; xây dựng khung pháp quy của Chính phủ theo hướng phân cấp trong quản lý thủy lợi và an toàn đập; đầu tư, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thủy lợi và hệ thống nội đồng; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi, giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước; …
Trụ cột “Đảm bảo an ninh nguồn nước cho người dân” sẽ tập trung hoàn thiện pháp luật về cấp thoát nước; cập nhật các quy hoạch tổng thể về cấp nước và vệ sinh môi trường ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau; đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước sạch và vệ sinh môi trường; giảm thiểu nước thất thoát và thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; cải thiện khung pháp lý để khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân; tăng số dân được cung cấp dịch vụ nước sạch được quản lý một cách an toàn, giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; đảm bảo nguồn cung nước thích ứng với biến đổi khí hậu;…
Đại diện WB cho rằng, WB có thể hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chuyển đổi ngành nước theo hướng đạt được an ninh nước thông qua tài trợ đầu tư. Bên cạnh đó, với quy mô hoạt động của mình, WB có thể chia sẻ cho các cơ quan của Việt Nam những thông lệ quốc tế tốt và những đổi mới thu được từ kinh nghiệm toàn cầu rộng lớn trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Đặc biệt, WB có kinh nghiệm đáng kể trong việc cải cách thể chế ngành nước, hỗ trợ lập kế hoạch và quản lý tổng hợp lưu vực sông, đưa ra các cơ chế tài chính sáng tạo như quỹ chống ô nhiễm nước quốc gia và thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân để quản lý và sử dụng nước bền vững hơn./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Linh hoạt, sáng tạo để phát triển sản xuất, kinh doanh
- ·Phái sinh: Đà giảm của chỉ số có khả năng sẽ chậm lại
- ·Tin chuyển nhượng 28/5: MU hỏi mua Nkunku, gửi cảnh báo De Jong
- ·Nadal ra quân thuận lợi ở Pháp mở rộng 2022
- ·Tỷ giá trung tâm tăng mạnh tới 23 đồng, vàng SJC đi ngang
- ·Nốt ve sầu trong ngân…
- ·Ngắm Huế từ trên cao
- ·SSI tiếp tục dẫn đầu về thị phần môi giới trên HOSE
- ·Tình yêu và chờ đợi thời ‘hoa lửa’
- ·Nâng cao năng lực quản lý rủi ro theo chuẩn mực WCO
- ·Xin gửi đến em một lời xin lỗi
- ·Viettel Global tăng trần trong phiên đầu tiên chào sàn
- ·Ủy ban điều phối Hải quan ASEAN sẽ họp tại TP.HCM
- ·Thị trường giảm sâu tạo cơ hội ‘gom hàng tốt, giá hời’
- ·Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN
- ·Lịch thi đấu tennis Pháp mở rộng 2022 hôm nay 26/5
- ·Bảo tàng Mỹ thuật Huế cần theo hướng hiện đại
- ·L10 bị phạt và truy thu hơn 1,8 tỷ đồng tiền thuế
- ·Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Đức Hòa
- ·Tăng cường 60 công chức hải quan phục vụ nhà ga T2 Nội Bài