【báo bóng đá anh mới nhất】Chủ tịch Quốc hội: Cần dày công hơn trong đánh giá tác động sửa Luật Đất đai
Chiều 8/8,ủtịchQuốchộiCầndàycônghơntrongđánhgiátácđộngsửaLuậtĐấtđbáo bóng đá anh mới nhất Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc của lãnh đạo Quốc hội với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) về việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai.
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật rất lớn, hệ trọng, quy mô rộng, tác động sâu đến nhiều chủ thể, đối tượng, cơ quan, tổ chức.
Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” đề ra những giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực trọng tâm.
Trên cơ sở đó, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 50/2022 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, theo đó dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và dự kiến xem xét thông qua theo quy trình 3 kỳ họp, phấn đấu trong 2023 hoàn tất sửa đổi Luật Đất đai.
Để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật Đất đai, các cơ quan của Quốc hội đã vào cuộc từ rất sớm. Theo đó, cuộc làm việc đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội khóa XV với các cơ quan đã dành để làm việc với Bộ TN-MT vào giữa năm 2021, trong đó có nội dung nghe báo cáo rà soát sửa đổi Luật Đất đai.
Ghi nhận Bộ TN-MT đã tích cực xây dựng dự thảo, hoàn thiện hồ sơ dự án luật, lấy ý kiến các cơ quan, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, dự án Luật Đất đai rất hệ trọng nên phải xây dựng đúng yêu cầu của luật, tuân thủ tiến độ chuẩn bị dự án luật. Chính phủ trình hồ sơ dự án luật tới Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trước ngày 1/9 để nghiên cứu, cho ý kiến tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ TN-MT dày công hơn nữa trong xây dựng báo cáo đánh giá tác động, báo cáo rà soát hệ thống pháp luật liên quan và dự thảo các Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai. Các báo cáo này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở thực chứng cho công tác lập pháp.
Các nội dung này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ nhất giữa các cơ quan của Quốc hội với Chính phủ và giữa Trung ương với địa phương. Năm 2023 không chỉ hoàn thành Luật Đất đai sửa đổi mà còn hoàn thành điều chỉnh luật pháp liên quan.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ TN-MT phải là các cơ quan đầu mối giúp Quốc hội, Chính phủ tổ chức việc huy động sự đóng góp của toàn thể nhân dân, các nhà khoa học cho dự án luật. Còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong hoàn thiện dự án luật, nên các cơ quan không được sớm chủ quan, phải nêu cao trách nhiệm trước Đảng, và nhân dân trong hoàn hiện luật.
Chủ tịch Quốc hội giao Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tham mưu kế hoạch của Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ đối với xây dựng dự án Luật Đất đai sửa đổi, trong đó có việc lấy ý kiến góp ý của nhân dân phải đặt ra các việc cụ thể, được thuyết minh rõ ràng, gắn với trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tiếp thu ý kiến góp ý.
Về các nội dung lớn của dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các các cơ quan tiếp tục phối hợp rà soát, đánh giá kỹ lưỡng từ cơ sở pháp lý, thực tiễn tới thực trạng, xu hướng để xác định rõ các vấn đề này.
Liên tục nhấn mạnh việc sửa đổi Luật Đất đai hiện hành là việc vô cùng hệ trọng và rất khó khăn, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức phải triển khai tích cực, bài bản, khoa học. Việc trình dự thảo lần thứ nhất ra Quốc hội có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng khi xây dựng, hoàn thiện dự án luật này là bảo đảm tính thông suốt, công khai, minh bạch để cả nhà nước và tư nhân làm cũng không ai phải sợ sai.
Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết, dự thảo đang lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động. Trong quá trình xây dựng dự án luật, Bộ cũng đã chủ động rà soát hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai để đề xuất sửa đổi ngay trong luật này hoặc đề xuất sửa đổi các luật có liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ. Trước khi lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động mới đây, Bộ TN-MT đã tiếp thu ý kiến góp ý của 63 tỉnh, thành phố, các bộ ngành, làm việc với các bộ Tài chính, Xây dựng, NN-PTNT, GTVT, Nội vụ... |
Sửa Luật Đất đai, xác định giá đất thế nào?
Nhiều ý kiến góp ý khi sửa đổi Luật Đất đai, cần phương pháp xác định giá đất chuẩn và cần bổ sung quá trình xử lý chuyển tiếp khi đấu giá không hiệu quả hoặc trúng giá rồi bỏ cọc.(责任编辑:La liga)
- ·Tập đoàn Nvidia sẽ mở rộng hợp tác với Việt Nam lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo
- ·Tiểu sử Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII
- ·Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Bảy Ngàn đến năm 2040
- ·“Thắp sáng ước mơ thanh niên hoàn lương”
- ·Đề nghị giảm mức độ giãn cách xã hội ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sau 22/4
- ·Tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An: Xung kích, tình nguyện vì bình yên biên giới
- ·Cải thiện đặc tính đất phèn và nâng cao năng suất lúa
- ·Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
- ·5 giải pháp phục hồi kinh tế, tạo tiền đề tăng trưởng năm Nhâm Dần
- ·Chuẩn bị chu đáo, tạo điểm nhấn Tuần lễ Du lịch với Văn hóa và Ẩm thực
- ·Nhượng quyền nhà thuốc Link Pharma
- ·Hậu Giang đẩy mạnh phát triển công nghiệp
- ·Tổng kết Khối thi đua các Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
- ·Trường Chính trị Long An họp mặt kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- ·Chủ tịch Quốc hội: Viettel cần tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về viễn thông
- ·Chủ động xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế sau thanh tra
- ·Những ‘địa chỉ đỏ’ trong Khởi nghĩa Nam kỳ ở Long An
- ·Bà Phạm Thị Như Phượng làm Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang
- ·Thủ tướng nêu 5 đề xuất để thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế số
- ·'Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hun Manet tiếp tục vun đắp quan hệ hai nước'