【epl có bao nhiêu vòng】Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Phải có thái độ rõ ràng với cán bộ sợ trách nhiệm
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh điều này khi thảo luận tại tổ về báo cáo tình hình kinh tế - xã hội; thực hành tiết kiệm,ộtrưởngBộNộivụPhảicótháiđộrõràngvớicánbộsợtráchnhiệepl có bao nhiêu vòng chống lãng phí tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, sáng nay (22/5).
Theo Bộ trưởng, phải xác định đây là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị. Bởi những biểu hiện về đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đã vi phạm các quy định theo nghị quyết của Đảng, trước hết là Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII về xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Thứ hai cũng vi phạm các quy định của Luật Chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Cán bộ, công chức.
“Chúng ta phải khẳng định như vậy và có thái độ rất rõ ràng. Chúng ta không thể bênh, che các biểu hiện này trong bối cảnh hiện nay. Đất nước đang rất khó khăn nhưng có tình trạng như vậy làm cản trở sợ phát triển kinh tế, xã hội đất nước ta. Như vậy cũng làm giảm niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính Nhà nước” – bà Phạm Thị Thanh Trà nói.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm vấn đề này và Chính phủ đã có rất nhiều chỉ thị như chỉ thị 26, 27 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính Nhà nước, đẩy mạnh học tập, làm theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh. Có công điện 280, 365, 436 để tiếp tục tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hệ thống hành chính Nhà nước. Bộ Nội vụ đã tham mưu giải quyết.
Để giải quyết vấn đề này, bà Phạm Thị Thanh Trà đề cập 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp. Trong đó, về tư tưởng, nhận thức là giải pháp hàng đầu để có thể đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng về tinh thần, việc thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, pháp luật liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm, nhiệm vụ mà công chức phải thực hiện. Thực hiện các nghị định, quy định của Chính phủ về trách nhiệm đối với công chức.
Đây là việc rất cần thiết và phải xóa bỏ nhận thức của một bộ phận công chức là "không làm thì không sai, thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước tòa". Nhận thức này rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn cho việc xây dựng công vụ, chức trách nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Trong bối cảnh hiện nay, hơn lúc nào hết phải vượt lên khó khăn, thách thức để thực hiện nhiệm vụ này.
Nhóm thứ hai là giải pháp về xây dựng và hoàn thiện thể chế. Hệ thống thể chế chính sách của chúng ta có những mặt còn chồng chéo, mâu thuẫn chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, cho nên quá trình thực thi công vụ cũng sẽ có những khó khăn, rào cản, vướng mắc, thậm chí có lĩnh vực khó nên dẫn đến tâm lý sợ sai.
Hoàn thiện hệ thống thể chế là rất quan trọng, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền; rà soát bãi bỏ những quy định không phù hợp; thực hiện quyền hạn đã được quy định trong pháp luật và đã được cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Bộ tham mưu cho Chính phủ để ban hành nghị định về khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tuy nhiên còn vướng rất nhiều quy định của pháp luật. Bộ đang tham mưu, báo cáo với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội để tới đây có nghị quyết thí điểm về khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, sau đó Thủ tướng chính phủ mới ban hành nghị định.
“Như thế mới đầy đủ tất cả cơ sở hành lang pháp lý, mới bảo vệ được cán bộ chúng ta. Nếu không cũng rất là khó, vì có những quy định vướng ở nnhiều luật. Nếu không có nghị quyết của Quốc hội thì chúng ta ko thể xé rào, vượt rào thực hiện việc này được” – bà Phạm Thị Thanh Trà nói.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết đang nghiên cứu để sửa đổi Luật cán bộ, công chức; Luật Viên chức trong thời gian tới để đưa toàn bộ nội dung có liên quan đến khuyến khích, bảo vệ cán bộ vào luật, tạo hành lang pháp lý quan trọng để cán bộ, công chức, viên chức dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Ngoài ra cần xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tổ chức. Suy cho cùng vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và kiên quyết mạnh tay xử lý cán bộ có biểu hiện nêu trên là rất cần thiết và là quyết định, không thể đổ cho ai được.
“Cơ quan từ trung ương đến địa phương ở đâu có người đứng đầu dám làm, dám chịu trách nhiệm thì ở nơi đó vẫn phát triển, thực tiễn đã chứng minh điều đó” – Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh./.
Ngọc Thành/VOV.VN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Trên 83.000 ly sữa Vinamilk đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Phú Yên
- ·Sẽ tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục thuế, hải quan
- ·Bão số 5 giật cấp 12, đi vào vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam
- ·Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- ·Thủ tướng gửi lời kêu gọi đến các tài năng Việt Nam
- ·Tổng thống Thụy Sĩ đánh giá cao thành tựu phát triển của Việt Nam
- ·Khó khăn bao vây tân Thủ tướng Anh
- ·Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- ·Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại phiên họp Cấp cao ĐHĐ LHQ kỷ niệm 75 năm thành lập
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Người trồng quất, đào nỗ lực mang Tết về
- ·Dư luận Nga đánh giá cao chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
- ·Nghị quyết Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2017
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Thủ tướng tiếp Đại sứ Pháp và Đức
- ·Việt Nam ưu tiên đổi mới hệ thống tài chính
- ·Iran “dọa” sẽ làm giàu urani cấp độ cao hơn
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·Thủ tướng hoan nghênh EAS đưa hợp tác biển thành lĩnh vực ưu tiên mới