【bóng đa hom nay】Vấn đề già hóa dân số trong dự thảo Luật Dân số
The hbóng đa hom nayo quy định, dân số già là khi số người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 10-20% trong tổng dân số. Dự thảo luật đã có quy định về vấn đề già hóa dân số tại Điều 30, tuy nhiên quy định rất dài, giống như kế hoạch hay nghị quyết nhiều hơn và chưa thể hiện rõ các quy định cụ thể về thích ứng với già hóa dân số, các giải pháp đưa ra còn chung chung, do đó tính khả thi sẽ không cao…
Một buổi sinh hoạt của người cao tuổi xã Tiến Hưng (Đồng Xoài) - Ảnh: S.H
Việt Nam đã bước vào ngưỡng cửa dân số già từ năm 2011, song trên thực tế, trong cộng đồng xã hội hiện nay vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về già hóa dân số, một bộ phận không nhỏ người dân và cán bộ quản lý vẫn cho rằng: Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng rất thuận lợi, đầy tiềm năng và còn kéo dài rất lâu mới kết thúc thời kỳ dân số vàng. Theo thống kê hiện nay, Việt Nam có 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số và theo dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi Việt Nam chiếm 18% và năm 2050 là 26%. Có thể nói tốc độ già hóa dân số ở nước ta diễn ra rất nhanh.
Qua các nghiên cứu về tình hình lao động của người già ở nước ta cho thấy: Đa phần người cao tuổi đang làm việc là những người tự làm; Đa phần người lao động cao tuổi đang làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước (tư nhân và hộ gia đình); Đa phần người lao động cao tuổi đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại khu vực nông thôn; Hơn một nửa số người lao động cao tuổi làm các nghề giản đơn và đa số trong nửa còn lại làm nhân viên hay thợ, số người cao tuổi làm lãnh đạo hay các công việc chuyên môn chiếm tỷ lệ rất thấp; Đa số người lao động cao tuổi đang làm việc toàn thời gian và thu nhập bình quân/tháng của người lao động cao tuổi thấp hơn thu nhập của người lao động trong độ tuổi lao động.
Và có một thực tế khác ngược lại là hiện nay tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cũng không nhỏ, cá biệt một vài doanh nghiệp sa thải lao động ở độ tuổi 35-40, chưa kịp đến tuổi già, như vậy xã hội sẽ thích ứng như thế nào khi tỷ lệ dân số già ngày càng cao? Nhiều câu hỏi đặt ra cần giải quyết cho bài toán này! Vậy người già có cần lao động nữa không? Nếu không tiếp tục lao động, ai và tổ chức, đơn vị nào sẽ chăm sóc cho đối tượng này? Chính người già sẽ suy nghĩ gì và chịu tác động ra sao? Phải làm gì khi người già trong xã hội Việt Nam chiếm hơn 20% dân số?
Vì vậy, dự thảo Luật Dân số cần đưa ra các quy định, chính sách đặc trưng, trọng tâm để thực hiện hiệu quả khi áp dụng vào thực tế, không nên quy định dàn trải chung chung, quy định quá nhiều chính sách song nguồn lực không thể đảm bảo cho việc triển khai thực hiện, thì rất khó nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội và xã hội. Bên cạnh các chính sách đã thực hiện có hiệu quả theo quy định của Luật Người cao tuổi hiện hành, cần tiếp tục được phát huy thì trong Luật Dân số nên nhấn mạnh chính sách dạy nghề và lao động dành cho người già (vì nó có liên quan đến cơ cấu, lực lượng lao động trong dân số), có thể chia nhóm lao động: chuyên gia, nghiên cứu khoa học; các loại lao động giản đơn… với những mức lương tối thiểu phù hợp cho người già tương ứng từng loại hình lao động, có thể tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện...; nhà nước phải tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho người già tiếp tục lao động đóng góp cho xã hội; hạn chế tâm lý tiêu cực, tự ti, sống phụ thuộc của người già.
Già hóa dân số với tốc độ nhanh chóng đang đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển của quốc gia, đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề cần giải quyết. Do đó, ngay từ bây giờ chúng ta cần có những hành động thiết thực để biến vấn đề già hóa dân số trở thành lợi thế cho sự phát triển của đất nước. Để làm được điều này, dự thảo Luật Dân số cần quy định làm rõ về cơ cấu dân số, độ tuổi, cơ cấu lao động khi có sự chuyển dịch sang dân số già…; các giải pháp thực hiện, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện giải pháp, đồng thời cần đặt ra lộ trình thực hiện phù hợp với tốc độ già hóa dân số ở nước ta để việc thực hiện đạt hiệu quả.
Tôn Ngọc Hạnh
Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nếu không muốn mất 'tiền oan' trong mùa dịch Covid
- ·Tấm sắt mỏng lớn lơ lửng trong không gian, bao phủ toàn bộ ngôi nhà 5 tầng
- ·ACV rót hơn 99.000 tỷ đồng vào dự án sân bay Long Thành
- ·Toàn văn Tuyên bố chung của các Lãnh đạo cấp cao ASEAN về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
- ·Triển vọng kinh tế Việt Nam thuộc nhóm tươi sáng nhất châu Á
- ·Hội nghị đối thoại doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) năm 2023
- ·Long An đầu tư 13.000 tỷ xây 8 công trình giao thông
- ·Bầu cử Mỹ 2024: Chuyên gia hàng đầu dự đoán khả năng thắng cử của bà Harris
- ·6 nhóm sản phẩm nông lâm thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD
- ·Chính phủ đề nghị giảm thuế cho bốn đối tượng
- ·Liên minh châu Âu ngăn chặn vụ siêu sáp nhập giữa tập đoàn đóng tàu Daewoo và Hyundai
- ·Đến lượt Bắc Giang muốn có sân bay dân sự
- ·Thanh Hóa đến Quảng Trị nắng nóng trên 40 độ C, nguy cơ cháy rừng cao
- ·Ðề nghị bố trí vốn để thực hiện dự án khu đô thị
- ·Nhã Phương tiếp tục làm nữ chính phim Việt
- ·Nhà ống tràn ngập ánh nắng nhờ thiết kế kiểu Nhật
- ·Bình Phước hủy 76 dự án chậm triển khai
- ·Phòng bếp và phòng ăn làm điểm nhấn cho ngôi nhà 4 tầng
- ·ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2021 mức 6,1%
- ·Phú Yên: Ban hành 5 tiêu chí về đóng mới, cải hoán, thuê và mua tàu cá