【thứ hạng của independiente】Nỗ lực giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp
DN cần gỡ khó
Nói lên khó khăn của đại đa số DN bán lẻ,ỗlựcgiảmgánhnặngchiphíchodoanhnghiệthứ hạng của independiente bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho hay, yếu tố quyết định sự sống còn của các DN bán lẻ là mặt bằng kinh doanh, tuy nhiên hiện nay, chi phí thuê mặt bằng tại các thành phố lớn còn cao, gây khó khăn cho các DN bán lẻ nhỏ và vừa. Chưa kể đến các trở ngại liên quan đến thủ tục tiếp cận đất đai, quản lý thị trường… cũng mất nhiều thời gian và chi phí của DN.
Trên thực tế, vấn đề nêu trên cũng đã và đang xảy ra với nhiều DN thuộc các lĩnh vực khác. Nhưng khác với bán lẻ, các DN thuộc các lĩnh vực sản xuất lại lo lắng đến chi phí về mặt bằng đất đai để xây dựng nhà xưởng, kho bãi… Không những thế, các DN còn đang vướng phải nhiều loại chi phí khác luôn có chiều hướng tăng lên như phí bảo hiểm xã hội , chi phí tiền lương, chi phí quảng cáo, tiếp thị…, thậm chí là các loại phí “bôi trơn”.
Chia sẻ khó khăn về gánh nặng chi phí khi tăng lương tối thiểu, ông Phí Ngọc Trịnh, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần may Hồ Gươm cho biết, với mức lương trung bình của công nhân từ 4,5-5,5 triệu đồng/người, mức tăng lương tối thiểu 7,3%, tức là khoảng hơn 200.000 đồng sẽ khiến DN sẽ mất thêm 7-8% chi phí cho bảo hiểm xã hội, 2% chi phí cho công đoàn. Điều này sẽ gây khó khăn cho các DN, nhất là DN sử dụng nhiều lao động như da giày, dệt may khi 6 tháng đầu năm nay, các DN này đều có lượng XK sụt giảm.
Cũng liên quan đến chi phí kinh doanh của DN, chi phí vận chuyển cũng là một nguyên nhân lớn gây “đau đầu” cho các DN. Nghiên cứu của Viện Chiến lược Phát triển Giao thông vận tải cho biết, chi phí vận tải chiếm khoảng 20% chi phí sản xuất của các DN Việt Nam, trong khi tỷ lệ này ở Nhật chỉ vào khoảng 5%, ở Mỹ là 8,4%... Điều này càng bức thiết hơn khi nhiều DN “kêu ca” về mức thu phí đường bộ tại các trạm thu phí BOT giao thông đang ở mức cao, khiến DN chịu nhiều khó khăn.
Theo ông Nguyễn Hoàn Cầu, Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam, vấn đề về thủ tục, kho bãi hay phân phối không còn đáng ngại bởi nhiều DN xi măng lớn hoàn toàn có thể tự cung cấp hoặc nếu có thuê ngoài cũng khá thuận lợi, dịch vụ đầy đủ. Khó khăn lớn nhất của DN xi măng là vận tải, theo thống kê từ Bộ Công Thương, chi phí sản xuất xi măng tăng từ 3-5% do vận chuyển.
Tích cực hỗ trợ
Trước những khó khăn còn tồn tại của các DN, cùng với chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Bộ Tài chính đã là cơ quan đi đầu khi ban hành nhiều chỉ đạo để giảm chi phí cho DN. Quyết định 1239/QĐ-BTC về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP đã nhấn mạnh đến việc giảm chi phí kinh doanh cho DN như: Đề xuất phương án giảm tiền thuê đất; xử lý tổng thể về mức thu phí sử dụng đường bộ; trình Quốc hội Nghị quyết tháo gỡ khó khăn về thuế cho DN ngay trong năm 2016…
Chính vì thế, vào trung tuần tháng 9, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 135/2016/TT-BTC sửa đổi biểu mức thu phí sử dụng đường bộ tại một số trạm thu phí trên quốc lộ 1. Theo biểu phí mới, mức thu đối với xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet và xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet được giảm 20.000 đồng/vé/lượt, xuống còn 120.000 đồng và 180.000 đồng/vé/lượt.
Từ phía DN, trước những khó khăn từ thị trường, nhiều DN đã chủ động tiết giảm chi phí kinh doanh của mình. Ông Nguyễn Huy Quân, Giám đốc Công ty TNHH Quân Sen cho rằng, để giảm chi phí vận tải cho DN, không thể cứ mãi trông chờ vào lộ trình giảm phí từ các cơ quan Trung ương mà DN cần phải tự tìm đến những giải pháp ít tốn kém hơn. Là một DN sản xuất, kinh doanh hàng nặng như dầu mỡ, sắt thép… nên nếu là hàng cần chuyển gấp, DN mới sử dụng đường bộ; nếu không, DN sẽ sử dụng vận tải bằng đường thủy nội địa, chi phí chỉ bằng 1/3 mà đảm bảo an toàn.
Cùng với nỗ lực giảm chi phí liên quan đến kinh doanh, Bộ Tài chính đã hoàn thành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tháo gỡ khó khăn về thuế cho DN, trong đó đề xuất giảm thuế suất thuế Thu nhập DN cho DN nhỏ và vừa từ 20% xuống 17%. Tỏ ra phấn khởi trước đề xuất này, ông Nguyễn Thành Long, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển dịch vụ Cát Lợi cho hay, nếu như mức thuế 17% được áp dụng ngay trong năm tới, Cát Lợi có thể tiết kiệm được khoảng 1 tỷ đồng. Số tiền này sẽ có đóng góp đáng kể để DN có thể quay vòng vốn hoặc đầu tư trở lại cho cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất. Nhờ vậy, công việc kinh doanh, sản xuất của DN sẽ được hiệu quả hơn, doanh thu năm sau chắc chắn sẽ cao hơn năm trước.
Bên cạnh việc giảm chi phí trong nước, cùng với sự thực thi của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), DN sẽ còn tiết kiệm được nhiều khoản về thuế, phí để có thêm nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh. Do đó, rà soát, điều chỉnh giảm các chi phí chính thức và không chính thức là việc mà các bộ, ngành cần hành động cần làm ngay, cần quyết liệt hơn để tạo thuận lợi cho DN.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hợp tác xã nông nghiệp chú trọng liên kết sản xuất
- ·Hàng chục nghìn người tuần hành ủng hộ ông Putin
- ·Trung Quốc: một người chết do cúm gia cầm
- ·Tổng thống Yemen giải quyết khủng hoảng theo LHQ
- ·Giá vàng hôm nay 18/7: Giá vàng thế giới giảm về mức 1954,2 USD/oz
- ·Libya: NATO không kích nhiều mục tiêu ở Tripoli
- ·Bảy binh sĩ Ấn Độ mất tích trong vụ lở tuyết
- ·Nga mất 30 triệu USD trong vụ cháy tàu ngầm
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 6/2023
- ·Bangladesh bắt giữ hàng trăm nhà hoạt động đối lập
- ·Áp dụng công nghệ nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử
- ·Tình hình bất ổn tiếp diễn ở Trung Đông, châu Phi
- ·Dân Nhật phản đối tái khởi động điện hạt nhân
- ·Hàn Quốc xây doanh trại cho lính Mỹ trên đảo tiền tiêu
- ·Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị tăng giá dịch vụ kiểm định gần 30%
- ·Nga chi 30 tỷ USD cho quốc phòng
- ·Hải quân Ấn Độ cứu 30 thủy thủ tàu MV RAK Carier
- ·LHQ kêu gọi xây dựng 1 hành tinh bền vững hơn
- ·Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên
- ·Campuchia rút 1.500 quân khỏi biên giới tranh chấp