会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhan dinh bayer】Lãng phí trong đầu tư công sẽ làm giảm động lực phục hồi kinh tế!

【nhan dinh bayer】Lãng phí trong đầu tư công sẽ làm giảm động lực phục hồi kinh tế

时间:2024-12-23 17:26:50 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:713次

PV:Chính phủ vừa trình Quốc hội báo cáo về thực hành tiết kiệm,ãngphítrongđầutưcôngsẽlàmgiảmđộnglựcphụchồikinhtếnhan dinh bayer chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2021, trong đó có báo cáo cụ thể về lĩnh vực đầu tư công. Theo ông, mặt tích cực trong công tác quản lý đầu tư công thời gian qua là gì?

Lãng phí trong đầu tư công sẽ làm giảm động lực phục hồi kinh tế
TS. Cấn Văn Lực

TS. Cấn Văn Lực: Công tác đầu tư công đã có nhiều chuyển biến tích cực khi các thể chế đã được hoàn thiện hơn trong các Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Đồng thời, các quy trình về thủ tục đầu tư xây dựng phần nào đã được rút gọn và công tác giao kế hoạch cũng được triển khai bài bản hơn.

Hơn nữa, trong 2 năm vừa qua (2020 - 2021) việc giải ngân vốn đầu tư công đã được thúc đẩy, tăng cao hơn so với giai đoạn trước kể cả trong bối cảnh cả nước vừa trải qua nhiều đợt bùng phát dịch Covid-19.

PV: Bên cạnh những mặt tích cực, công tác quản lý đầu tư công vẫn còn không ít những hạn chế, chủ yếu là những “căn bệnh” đã kéo dài lâu nay. Theo ông, đâu là những hạn chế đáng kể nhất?

TS. Cấn Văn Lực: Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rất nhiều lần đôn đốc và họp bàn. Đồng thời, Chính phủ đã thành lập 6 tổ công tác do các Phó Thủ tướng và 2 tư lệnh ngành làm tổ trưởng. Tại các bộ, ngành, địa phương cũng đã có những tổ công tác để kiểm tra, đôn đốc công tác giải ngân vốn đầu tư. Nhưng rõ ràng, việc giải ngân vốn đầu tư công vẫn đang rất chậm.

Những tồn tại, vướng mắc này đã được cơ quan Chính phủ và khá nhiều bộ, ngành chỉ ra. Nhưng tôi cho rằng, vướng mắc lớn nhất và quan trọng nhất chính là vai trò và tính quyết liệt của người đứng đầu các cấp bộ, ngành, địa phương. Vì không có tính quyết liệt, không thể hiện rõ được vai trò của người đứng đầu nên đã có tình trạng, cùng một dự án và trong cùng thể chế, có địa phương làm được nhưng có địa phương làm rất chậm chạp.

Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư vẫn luôn là vấn đề nan giải bởi nó gắn chặt với chuyện thiếu công bằng, thiếu công khai minh bạch, giá đền bù không hợp lý... đã dẫn đến rất nhiều tranh chấp xảy ra.

Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Hồng Vân
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Hồng Vân

Ngoài ra, quy trình thủ tục đầu tư và xây dựng (bao gồm cả những dự án có vốn nước ngoài) vẫn rất phức tạp và phải qua rất nhiều bước khiến cho quá trình phê duyệt đầu tư xây dựng luôn bị kéo dài, tính bằng năm.

Cuối cùng chính là năng lực của một số chủ đầu tư có vấn đề. Do đó, chỗ thì yếu về năng lực quản lý, chỗ thì yếu về năng lực tài chính, không có khả năng huy động vốn dẫn đến các dự án bị kéo dài hoặc bị đình trệ.

PV:Dưới góc nhìn của chuyên gia, ông thấy những hạn chế này gây thất thoát, lãng phí ra sao, thưa ông?

TS. Cấn Văn Lực: Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu đầu tư công, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn. Tuy nhiên, có nhiều dự án, nhiều vấn đề tồn đọng lâu nay chưa được giải quyết triệt để. Điều này đã gây ra lãng phí và làm giảm đi những động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó làm giảm đi khả năng thu hút vốn đầu tư bao gồm cả vốn nước ngoài và vốn đầu tư theo hình thức PPP. Đặc biệt, gây thất thoát, lãng phí cho xã hội.

Ví dụ như các quy định liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Việc sửa đổi một số quy định về pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bất động sản còn chậm được ban hành, dẫn đến nhiều dự án, công trình bị dở dang, bỏ hoang, trong khi nhiều dự án khác cần quỹ đất để xây dựng lại không có. Hiện có khá nhiều dự án đang trong tình trạng như vậy, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh. Điều này đã giảm hiệu quả đầu tư và giảm cả nguồn thu ngân sách từ dự án, từ đất đai của dự án.

Loại ra khỏi giá trị chủ đầu tư đề nghị quyết toán 12,4 nghìn tỷ đồng

Ngay từ đầu năm 2021, Chính phủ xác định đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, công điện để hướng dẫn triển khai, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm đúng mục tiêu, định hướng đề ra. Tính đến hết ngày 31/1/2022, nguồn vốn đầu tư công năm 2021 giải ngân được 431 nghìn tỷ đồng, đạt 93,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Thông qua công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành năm 2020, cơ quan thẩm tra đã loại ra khỏi giá trị chủ đầu tư đề nghị quyết toán là 12,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,17% tổng giá trị chủ đầu tư đề nghị quyết toán.

PV:Chủ tịch Quốc hội vừa qua có cho biết, giai đoạn hiện nay chúng ta đang có nhiều vốn đầu tư nhất. Nhưng những hạn chế trong đầu tư công lại đang là điểm nghẽn lớn trong quá trình thúc đẩy phục hồi kinh tế. Ông có đề xuất giải pháp gì để góp phần khắc phục, tháo gỡ những hạn chế, nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án đầu tư công?

TS. Cấn Văn Lực: Để công tác đầu tư công phát huy cao nhất hiệu quả, theo tôi, các bộ, ngành, địa phương cần phải tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm và tính quyết liệt của người đứng đầu. Thực tế đã chứng minh, ở bộ, ngành, địa phương nào, người đứng đầu quyết liệt trong triển khai các công việc thì ở đó đều có được kết quả tốt.

Đồng thời, sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành và phối kết hợp trong từng bộ, ngành, từng địa phương với nhau cần phải cải thiện hơn nữa trong việc triển khai các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng.

Lĩnh vực đầu tư công liên quan đến rất nhiều sở, ban, ngành và nhiều bộ phận khác nhau. Vì thế, tại mỗi địa phương cần phát huy một cách thực chất và hiệu quả mô hình của tổ công tác. Địa phương nào tổ công tác làm tốt, thực chất và hiệu quả sẽ là mô hình nhân rộng để các địa phương khác học tập, làm theo.Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải sát sao chỉ đạo, xây dựng kế hoạch giải ngân cụ thể, đồng thời phải kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc kịp thời.

Ngoài ra, Chính phủ cần cho tiếp tục rà soát các quy trình, thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng. Quy định nào còn phù hợp thì tiếp tục áp dụng, quy định nào không còn phù hợp thì nên bỏ, bổ sung, thay thế quy định phù hợp với thực tế hơn. Đồng thời, Chính phủ tích cực làm việc với các nhà tài trợ nước ngoài để giảm bớt đi những quy trình, thủ tục không cần thiết giúp cho các dự án sử dụng vốn nước ngoài nhanh chóng được triển khai và giải ngân.

PV: Xin cảm ơn ông!

Kỳ vọng 5 dự án trọng điểm quốc gia sớm được triển khai

Theo dự kiến, vào ngày 6/6 tới, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư 3 dự án đường cao tốc và 2 đường vành đai Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể là các dự án: Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.

Theo TS. Cấn Văn Lực, các dự án đường cao tốc có vai trò hết sức quan trọng trong kết nối giao thông liên vùng, phát triển logistics, kết nối các tỉnh, thành để có sự hỗ trợ nhau cùng phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó cũng sẽ giúp giảm tải, giảm ùn tắc giao thông cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các dự án này càng quan trọng hơn trong bối cả nước đang thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2 năm, trong đó Quốc hội đã bổ sung 113.000 tỷ đồng riêng cho đầu tư lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

“Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Chính phủ, tôi mong muốn Quốc hội sớm thông qua để các dự án nhanh chóng được triển khai, phát huy hiệu quả trong thời gian tới” - TS. Cấn Văn Lực cho biết.

Vì là những dự án lớn nên trong quá trình thực hiện sẽ khó tránh khỏi những vướng mắc xảy ra. Do đó, theo TS. Cấn Văn Lực, rất cần sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành cũng như sự đồng hành của Quốc hội đối với những dự án này.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Có khi nào…
  • Quảng Trị trao quyết định bổ nhiệm 2 giám đốc sở
  • Lê Hoàng Phương khoe visual giống Lan Khuê
  • Khánh Vân và Kim Duyên bằng mặt không bằng lòng?
  • Đã cúng linh hồn, người vẫn sống trở về
  • Trình tiếng Anh của Kim Duyên khi phỏng vấn tại Miss Supranational
  • Đề xuất tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%
  • Kinh tế tiếp tục còn khó khăn, dự kiến GDP năm 2024 tăng 6
推荐内容
  • Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu tại TP.HCM
  • Đến năm 2050, Trà Vinh là tỉnh phát triển cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long
  • Soi body cực cháy của Ngô Bảo Ngọc
  • Lê Thảo Nhi chính thức được xướng tên Top 5 Miss Universe Vietnam 2022
  • Thắm tình đoàn kết thanh niên Long An và Campuchia
  • Chuyến thăm của Thủ tướng: Dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam