会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thứ hạng của fulham gặp aston villa】Đoàn 559!

【thứ hạng của fulham gặp aston villa】Đoàn 559

时间:2025-01-11 07:54:09 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:368次

>> Sự ra đời của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh
>> Sự phát triển của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn và hệ thống đường Hồ Chí Minh

Tuyến vận tải quân sự chiến lược

BPO - Nhờ có hệ thống đường Hồ Chí Minh vượt Trường Sơn ngày càng hoàn chỉnh,thứ hạng của fulham gặp aston villa sức người, sức của đưa vào chiến trường miền Nam ngày càng tăng. Nếu tính trong 6 tháng cuối năm 1959 (khi đường Hồ Chí Minh mới hình thành), với phương thức gùi bộ là chủ yếu, Đoàn 559 mới vận chuyển được 32 tấn vũ khí giao cho Khu 5 thì trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, lượng hàng đưa đến các chiến trường là hơn 27.900 tấn, cùng hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đơn vị kỹ thuật cung cấp cho các mặt trận. Khi ta mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, lượng hàng vận chuyển tới các chiến trường lên tới 66.500 tấn. Đặc biệt, trong hai năm chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, lượng hàng đã giao cho các chiến trường hơn 403.300 tấn. Như vậy, tính chung trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ đội Trường Sơn, qua tuyến đường Hồ Chí Minh đã vận chuyển chi viện cho các chiến trường trên 1,5 triệu tấn hàng hóa và 5,5 triệu tấn xăng dầu...

Đường vận tải quân sự chiến lược đường Trường Sơn. Ảnh: TL

Cùng với vận chuyển hàng quân sự, trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, tuyến giao thông vận tải Trường Sơn đã bảo đảm cho hơn 1,1 triệu lượt cán bộ, chiến sĩ đi vào chiến trường miền Nam và các hướng mặt trận lớn, đưa hơn 650.000 lượt cán bộ, chiến sĩ từ các chiến trường về hậu phương miền Bắc, trong đó có gần 310.000 thương binh, bệnh binh. Không chỉ là tuyến vận chuyển sức người và hàng hóa từ hậu phương ra tiền tuyến, Trường Sơn còn có một vị trí chiến lược quan trọng như là “xương sống” ở bán đảo Đông Dương, là nơi “đứng chân” của các binh đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng, kỹ thuật; là vùng hậu phương trực tiếp của các chiến trường, là bàn đạp xuất kích đã được chuẩn bị sẵn cho các binh đoàn chủ lực tiến công ra các hướng chiến dịch, chiến lược quan trọng.

Trong suốt 16 năm, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh và Bộ đội Trường Sơn đã phát huy vai trò to lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện từ hậu phương lớn cho các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia, góp phần to lớn làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào. Đặc biệt, từ năm 1973 đến 1975, Bộ đội Trường Sơn đã nỗ lực vượt bậc, ra sức xây dựng, tu sửa, nâng cao chất lượng cầu đường đáp ứng yêu cầu của thời cơ chiến lược mới trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của Bộ Tổng Tư lệnh, quán triệt phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, Bộ đội Trường Sơn đã nhanh chóng tổ chức vận chuyển từng binh đoàn chủ lực lớn của quân đội ta, đưa một khối lượng cơ sở vật chất kỹ thuật lớn tới chiến trường miền Nam; luôn bám sát các mũi tiến công của bộ binh, vừa tháo gỡ bom mìn, vừa nhanh chóng sửa chữa, bắc lại cầu mới cho đại quân ta tiến vào giải phóng các thành phố, thị xã và giải phóng Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên Đại thắng 30-4-1975.

Đường Hồ Chí Minh - một chiến trường ác liệt

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh thực sự là một chiến trường ác liệt, nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Những chiến sĩ trên Trường Sơn là những chiến sĩ trên mặt trận chiến đấu mặt giáp mặt với quân thù, bảo đảm cho tuyến đường thông suốt. Kẻ thù đã dùng mọi thủ đoạn đánh phá với những loại vũ khí và phương tiện chiến tranh vô cùng hiện đại nhằm cắt đứt tuyến chi viện chiến lược. Trong cuộc “chiến tranh ngăn chặn” này, không quân Mỹ - ngụy đã đánh phá 151.800 trận với 733.000 lần chiếc máy bay, ném xuống tuyến đường gần 4 triệu tấn bom đạn.

Ngoài việc dùng bom đạn thông thường đánh phá hòng ngăn chặn phương tiện vận tải, phá hủy cầu đường, đường ống xăng dầu, hệ thống thông tin liên lạc... Đế quốc Mỹ còn sử dụng các loại bom từ trường, bom la-de, “cây nhiệt đới” để phát hiện tiếng động của người và phương tiện trên mặt đất; thả chất độc hóa học hủy diệt cây xanh, gây bệnh tật và để lại di chứng cực kỳ nguy hiểm cho con người. Hơn thế nữa, đế quốc Mỹ và quân ngụy còn huy động lực lượng lớn tiến hành hàng ngàn cuộc hành quân đánh phá, chia cắt đường Trường Sơn trong suốt những năm chiến tranh. Sự đánh phá ác liệt của Mỹ - ngụy trên Trường Sơn đến mức “rừng không còn lá, núi đá thành đất bùn”. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vận chuyển chi viện cho các chiến trường, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã trực tiếp tổ chức đảm bảo giao thông vận tải, đánh địch tại chỗ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương trên các chiến trường thực hiện nhiều chiến dịch lớn, đập tan cuộc “chiến tranh ngăn chặn” của đế quốc Mỹ.

Bộ đội Trường Sơn từ một đơn vị nhỏ bé ban đầu đã trưởng thành nhanh chóng, bao gồm đủ các lực lượng: công binh, vận tải (ô tô, đường sông, đường ống), phòng không - không quân, bộ binh, giao liên, thông tin, hóa học, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… thực sự trở thành một chiến trường tổng hợp, tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng trên quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi viện cho các chiến trường. Với tinh thần “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “Máu có thể đổ, đường không thể tắc”, bộ đội và dân công hỏa tuyến Trường Sơn đã bảo đảm giao thông thông suốt trong mọi tình huống.

Trong 16 năm, các lực lượng trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn đã chiến đấu trên 2.500 trận, diệt gần 17.000 tên địch, bắt 1.200 tên, gọi hàng trên 10.000 tên, bắn rơi 2.455 máy bay địch, phá hủy hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh khác của địch. Để giành thắng lợi vẻ vang đó, hơn 2 vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong đã hy sinh, gần 3 vạn người bị thương, hàng nghìn người bị ảnh hưởng nặng nề chất độc màu da cam của địch. Biết bao bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, đồng bào các dân tộc đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình để giữ vững mạch máu giao thông trên con đường huyền thoại này.

Cuộc chiến đấu chống “chiến tranh ngăn chặn” của bộ đội Trường Sơn là ác liệt nhất, dài ngày nhất, quy mô nhất, hiệu quả cao nhất. Mặc cho mưa bom bão đạn và sự đánh phá hủy diệt của kẻ thù, đường Hồ Chí Minh vẫn không ngừng “vươn sâu, vươn xa”, đáp ứng yêu cầu ngày càng nóng bỏng của tiền tuyến lớn miền Nam, chiến trường Lào và Campuchia. Đó là sức mạnh tổng hợp vô cùng to lớn của chiến tranh nhân dân Việt Nam, đặc biệt là sự chiến đấu kiên cường của các đơn vị, các quân, binh chủng đứng chân trên tuyến lửa Trường Sơn và sự đóng góp của nhân dân các địa phương bảo vệ tuyến đường, đánh bại chiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ và tay sai.

Biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia

Đường Hồ Chí Minh ra đời và phát triển, trước hết bắt nguồn từ nhu cầu của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh ra toàn Đông Dương, đường Trường Sơn đã không ngừng được củng cố, mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng của ba nước Đông Dương. Quân và dân ba nước đã nêu cao tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung, xây dựng và bảo vệ tuyến đường chi viện chiến lược.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn, tuyến chi viện chiến lược Bắc - Nam (cả Đông và Tây Trường Sơn), đã đi qua 20 tỉnh thuộc ba nước Đông Dương, tỏa ra các chiến trường; là sợi dây liên kết các chiến trường, là “khúc ruột” nối với các tuyến vận tải của hậu phương lớn miền Bắc và các tuyến vận tải của các chiến trường ba nước Đông Dương, tạo nên một hệ thống liên hoàn bền vững. Nhân dân các dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia trên tuyến đường hành lang đi qua đã tự nguyện dời bản, chuyển nhà, góp phần xây dựng, bảo vệ con đường trong suốt những năm chiến tranh. Nhờ đó, tình đoàn kết quân dân ba nước thêm gắn bó.

Không chỉ là tuyến hậu cần chiến lược, là hậu phương trực tiếp, căn cứ của chiến trường miền Nam Việt Nam, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn còn đảm bảo chi viện đắc lực cho chiến trường Lào và Campuchia, tiêu biểu là:

Từ năm 1959 đến năm 1964, tuyến vận tải chiến lược đã bảo đảm vận chuyển hàng và tổ chức hành quân cho các đơn vị vào chiến trường miền Nam và Lào được 10.136 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ cùng hàng nghìn tấn hàng quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ cho cách mạng Việt Nam, Lào...

Năm 1970, tuyến vận tải chiến lược đã vận chuyển trên 5.000 tấn vũ khí, đạn dược phục vụ kịp thời cho lực lượng cách mạng Campuchia phối hợp với Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đập tan cuộc hành quân Chen-la 1 của Mỹ - Thiệu - Lon Non.

Trong hai năm 1973 - 1974, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn đã vận chuyển chi viện chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia một khối lượng vật chất gấp 3,8 lần giai đoạn 1969 - 1972, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam, Lào và Campuchia tiến lên giành thắng lợi quyết định vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.

Như vậy, đường Hồ Chí Minh không chỉ là biểu hiện ý chí sắt đá, quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, mà còn là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt cùng chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia và bạn bè quốc tế.

Đường Hồ Chí Minh và sự phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo, sáng tạo

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều sáng tạo; trong đó việc mở đường Hồ Chí Minh là một sáng tạo chiến lược độc đáo của Đảng ta. Lần đầu tiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, một tuyến đường vận tải chiến lược được xây dựng hoàn chỉnh để chi viện cho chiến trường với sự đa dạng về thành phần lực lượng và hoạt động tác chiến. Cùng với sự phát triển liên tục của công tác vận tải chi viện cho chiến trường, nghệ thuật quân sự trên chiến trường Trường Sơn luôn có sự sáng tạo và phát triển.

Đó là nghệ thuật tổ chức lực lượng, tổ chức thế trận, tổ chức hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, điều hành, tổ chức mạng đường và hệ thống binh trạm, cung trạm, kho tàng, bến bãi; nghệ thuật đánh địch, mở đường, bảo đảm hành quân, bảo đảm giao thông, bảo đảm vận chuyển... Đó là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối chính trị, quân sự và khoa học, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam để giải quyết thành công một loạt vấn đề rất mới thuộc về vận tải chiến lược trong chiến tranh của Quân đội ta thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Đồng thời, đó là nghệ thuật tiến hành công tác đảng, công tác chính trị để xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các lực lượng, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua mọi gian khổ hy sinh để làm nên những kỳ tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần cùng toàn dân, toàn quân giành thắng lợi vĩ đại, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
  • Soi kèo phạt góc Thụy Sĩ vs Serbia, 02h45 ngày 16/11
  • Soi kèo góc Anh vs Ireland, 00h00 ngày 18/11
  • Soi kèo góc Western United vs Melbourne City, 15h00 ngày 4/11: Thế trận hấp dẫn
  • Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
  • Soi kèo góc MU vs Leicester, 21h00 ngày 10/11
  • Soi kèo góc Cyprus vs Lithuania, 00h00 ngày 16/11
  • Soi kèo góc Parma vs Genoa, 0h30 ngày 5/11
推荐内容
  • Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
  • Soi kèo góc Tottenham vs Aston Villa, 21h00 ngày 3/11
  • Soi kèo góc Soi kèo góc Dortmund vs Sturm Graz, 3h00 ngày 6/11
  • Soi kèo góc Sporting Lisbon vs Man City, 3h00 ngày 6/11
  • Vàng được khai thác như thế nào?
  • Soi kèo góc Bahrain vs Trung Quốc, 21h00 ngày 14/11