【puebla đấu với toluca】Tăng cường đào tạo kỹ năng xuất khẩu qua thương mại điện tử
Số doanh nghiệp xuất khẩu triệu USD qua thương mại điện tử tăng mạnh 5 xu hướng của xuất khẩu qua thương mại điện tử Thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu qua kênh thương mại điện tử |
Xin ông cho biết, trong giai đoạn vừa qua năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam qua TMĐT đã có những chuyển biến như thế nào?
TMĐT ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian vừa qua. Trong đó TMĐT bán lẻ trực tuyến tăng trưởng với mức tăng khoảng từ 16 - 30% trong 4 - 5 năm qua và đây cũng là một trong những tốc độ tăng trưởng hàng đầu của thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện nay đứng thứ 3 sau Indonesia và Thái Lan về giá trị bán lẻ trực tuyến thông qua các nền tảng giải pháp.
TMĐT xuyên biên giới hiện nay đang là xu hướng tất yếu. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam tham gia vào sân chơi này và đã có những đơn hàng, mang lại doanh số cho doanh nghiệp, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
Việt Nam có rất nhiều đặc sản theo vùng miền, nhưng bán hàng thường thông qua công ty ủy thác mua gom rồi sau đó xuất khẩu qua biên giới. Do vậy, người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm đó được hưởng lợi không nhiều. TMĐT xuyên biên giới có thể giúp những các nhà sản xuất trực tiếp, nhà sản xuất nhỏ lẻ có thể tham gia trực tiếp xuất khẩu, như vậy có thể tăng thêm lợi nhuận cho các doanh nghiệp để tái đầu tư và từ đó sản xuất ra được các sản phẩm tốt hơn, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp một cách bài bản, chuẩn mực hơn trong thời gian tới. Có như vậy sản phẩm của Việt Nam mới có thể được thế giới chấp nhận và nhập khẩu nhiều hơn trong thời gian tới.
Trong quá trình đào tạo kỹ năng xuất nhập khẩu qua TMĐT có khó khăn gì, thưa ông?
Hạn chế xuất khẩu qua TMĐT hiện nay là nhiều doanh nghiệp nhỏ, sản xuất và kinh doanh sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu một cách bài bản. Ở nhiều địa phương có chung một loại sản phẩm nhưng chưa cùng xây dựng được sản phẩm mang tính quốc gia mà chủ yếu xây dựng thương hiệu mang phạm vi nhỏ, lẻ, địa phương. Chẳng hạn như sản phẩm chè. Hiện nay nhiều địa phương xây dựng thương hiệu như: chè Thái Nguyên, chè Yên Bái, chè Hà Giang. Do đó rất khó trong việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chung cho sản phẩm.
Trong thời gian tới các đơn vị quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng cần phối kết hợp với nhau để xây dựng thương hiệu cho từng loại hình sản phẩm trở thành thương hiệu quốc gia. Từ đó giúp việc thâm nhập thị trường thế giới được bài bản và chuyên nghiệp hơn, sản phẩm bán ra có giá thành cao hơn, kim ngạch xuất khẩu lớn hơn.
Thời gian qua các hoạt động hợp tác để đào tạo xuất khẩu qua TMĐT đã được triển khai giữa cơ quan quản lý nhà nước với sàn TMĐT, như với Amazon Global Selling, xin ông cho biết những kết quả của hoạt động đào tạo này và định hướng trong giai đoạn tới?
Trung tâm Phát triển TMĐT- đại diện cho Cục TMĐT và Kinh tế số là đơn vị trực tiếp triển khai Chương trình hợp tác giữa Cục TMĐT và Kinh tế số với Amazon Global Selling với Sáng kiến “TMĐT xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình vươn tới thị trường toàn cầu thông qua việc nắm bắt những kiến thức về TMĐT xuyên biên giới, thúc đẩy quá trình bán hàng với Amazon và nâng cao năng lực của doanh nghiệp về mở rộng kinh doanh toàn cầu.
Trong 2 năm vừa qua, Trung tâm Phát triển TMĐT và Amazon Global Selling Việt Nam, đã tổ chức thành công 13 khoá đào tạo trực tiếp, 2 khoá đào tạo trực tuyến cho hơn 2.000 doanh nghiệp, nhà bán hàng trên cả nước. Thông qua những hoạt động đào tạo, kết nối, hàng trăm doanh nghiệp đã và đang chuyển mình, ứng dụng những kiến thức, kỹ năng có được để từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu xuyên biên giới thông qua TMĐT.
Để tăng cường hiệu quả đào tạo về kiến thức, kỹ năng xuất khẩu thông qua TMĐT, Trung tâm Phát triển TMĐT (Cục TMĐT và Kinh tế số, Amazon Global Selling và các hiệp hội ngành hàng đưa ra Chương trình: “Tăng cường liên kết ngành nghề - Thúc đẩy đưa sản phẩm tinh túy Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu”. Chương trình này là hoạt động tăng cường cho giai đoạn 2 của Sáng kiến “TMĐT xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” thực hiện từ nay đến năm 2026. Ở giai đoạn 2 này, chúng tôi đặt mục tiêu lựa chọn 2.000 doanh nghiệp tiêu biểu từ các hiệp hội ngành hàng để cung cấp những hỗ trợ chuyên sâu, giúp doanh nghiệp thành công tham gia xuất khẩu trực tuyến.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C2)
- ·90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng giảm sâu, thanh khoản tăng cao
- ·“Đãi cát tìm vàng”
- ·Người lao động tố Công ty Cổ phần CONRIC Phú Yên không trả lương và không đóng bảo hiểm xã hội
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·PGBank bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin
- ·Thừa Thiên Huế: Bắt giữ đối tượng tàng trữ hơn 2.300 viên ma tuý
- ·Hướng dẫn mới của Tổng cục Hải quan về thẩm định doanh nghiệp ưu tiên
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Chứng khoán hôm nay (25/6): Lực bán chững lại, VN
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Người lao động tố Công ty Cổ phần CONRIC Phú Yên không trả lương và không đóng bảo hiểm xã hội
- ·SHB chốt quyền trả cổ tức 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%
- ·Hàng XK theo loại hình E62 nếu khai thiếu hoặc thừa so với thực tế đều bị xử lý
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·Thủ tục tàu bay xuất, nhập cảnh qua Cơ chế một cửa quốc gia
- ·HDBank nhận giải thưởng Tổ chức Tài chính xanh tốt nhất Việt Nam
- ·Ninh Vân Bay giải trình về việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·Tỷ phú Qatar giữ giá mua MU 5 tỷ bảng, phớt lờ chiêu nhà Glazer