【keo bong da so 88】Nữ sinh 2 lần thoát khỏi tục “bắt vợ”, tiếp tục giấc mơ đại học
H.T.H.T là học sinh học lớp 12 của Trường THPT Quỳ Hợp 3 (Nghệ An) - một nữ sinh người dân tộc Thái vừa bước sang tuổi 18,ữsinhlầnthotkhỏitụcbắtvợtiếptụcgiấcmơđạihọkeo bong da so 88 với dáng người nhỏ nhắn, mảnh mai. Trò chuyện với em, tôi cảm phục vì em đủ bản lĩnh và dũng cảm để 2 lần thoát khỏi tục “bắt vợ”. Em đã đứng lên chống lại phong tục bị trai làng làm biến tướng thành hủ tục để trở lại trường lớp, viết tiếp giấc mơ giảng đường đại học.
H.T.H.T đã 2 lần thoát khỏi tục “bắt vợ” trong dịp Tết nguyên đán vừa qua
2 lần thoát khỏi tục “bắt vợ”
Mở đầu câu chuyện, em T. chia sẻ với người Thái, tục “bắt vợ” hay gọi là “trộm vợ”, xuất hiện từ lâu đời và trở thành một bản sắc văn hóa độc đáo, và hiện nay vẫn được duy trì ở bản của em.
“Song em nghĩ, đó phải là kết quả của tình yêu đôi lứa, là sự đồng thuận của hai gia đình cho một cuộc hôn nhân đúng theo phát luật và tục truyền” – T. bày tỏ.
Ấy vậy mà, dịp Tết vừa qua, T. bị V.V.H. (SN 1995) là người cùng xã 2 lần bắt về làm vợ.
T. là bạn của H. đã hơn 2 năm nay. Ngày mùng 1 Tết, H. cùng các bạn đến nhà chơi và uống rượu cùng bố T. Đến khoảng gần 22 giờ, nhà hết rượu, bố nhờ T và H. đi mua. Từ nhà T. đến quán rượu khoảng 3 km và phải đi qua rú mồ (nghĩa địa).
“Khi đến đây thì H. hỏi “Em làm vợ anh nhé?”, em nói em còn phải học đã nhưng H. không chịu và cứ chạy xe đi. Em nhảy xuống xe và cứ chạy một mạch, thấy nhà dân bên đường sáng đèn em vào nhờ, mượn điện thoại gọi về nhà nói anh trai đến đón về” – T. nhớ lại.
“Tiếp đến, vào tối mùng 4 Tết, em đến nhà bà ngoại và thấy H. cùng các bạn anh ấy cũng chơi ở đây. Lúc đó, các mợ em (bên ngoại nhà em) nói với em là H. cũng được, cháu về nhà đó cũng sướng lắm… Em bảo nếu các mợ thích thì đi mà lấy, chứ cháu phải học, đi làm giúp đỡ bố mẹ đã.
Đến khoảng 21 giờ, mợ em say, nói nhờ em và H. đưa về nhà mợ. Trên đường đi, H. đã chở xe đưa em thẳng đến nhà bà con của H. ở xóm bên. Tại đây, người nhà H. cứ bàn em lấy anh ấy nhưng em vẫn không chịu. Đến sáng ngày mùng 5, khi đang ngồi ở cầu thang nhà sàn người quen H., em thấy xe của anh trai đi qua nên chạy ra lên xe về nhà.
Cùng ngày đó, gia đình H. đưa trầu cau sang nhà hỏi cưới. Bố mẹ nói em 2 lần bị bắt vợ cũng xấu hổ với làng rồi, lấy H. hay không tùy em quyết định. Em đã trừ chối gia đình H. Em nói với mọi người rằng bị bắt về làm vợ khi không có tình cảm với H. Lấy chồng rồi phải bỏ học để làm lụng, sinh con là điều em chưa muốn lúc này” – T. kể lại.
Sự việc của T. chỉ kết thúc khi có sự can thiệp của nhà trường và sự kiên quyết của bản thân em. Hiện tại, tâm lý của T. ổn định và đã đi học trở lại.
Kết thúc câu chuyện, T. nói với tôi về những dự định cho tương lai. “Em sinh ra trong gia đình nghèo, làm nông nghiệp quanh năm với 2 vụ lúa. Nhà lại đông anh em, học hành vất vả nên em phải cố gắng học thật tốt, kiếm một nghề ổn định để thay đổi số phận và đền đáp công ơn của bố mẹ. Em chỉ lấy chồng khi thực hiện được ước mơ vào giảng đường đại học, trở thành một hướng dẫn viên du lịch chị à!”.
Thầy giáo Nguyễn Minh Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Quỳ Hợp 3, thì cho biết “Em H.T.H.T là một học sinh giỏi toàn diện của trường trong nhiều năm liền. Năm học vừa qua, T. có điểm tổng kết là 8,4. Không chỉ học giỏi, T còn rất ngoan ngoãn và lễ phép”.
Phong tục bị biến tướng trở thành hủ tục
Trước đó, đầu năm 2017, cũng tại huyện Quỳ Hợp, một cô gái bị một nhóm thanh niên bắt về làm vợ khi đang trên đường vào Nam làm việc.
Những sự việc như vậy không hề hiếm ở các huyện miền núi mỗi độ Tết đến xuân về, nơi tục “bắt vợ” bị lợi dụng trở thành một công cụ phục vụ những mục đích xấu.
Tục “bắt vợ” từ xa xưa là một nét đẹp văn hóa độc đáo của người Thái, thế nhưng những năm gần đây, phong tục này dường như đã bị biến tướng, bị lợi dụng trở thành hủ tục.
Thầy giáo Nguyễn Minh Đạt cho biết những năm trước đây, cứ dịp ngoài Tết nguyên đán, nhà trường lại có 3-4 em bỏ học lấy chồng bởi tục “bắt vợ”. Vì vậy, trong năm học 2017-2018, nhà trường cùng các cấp ban ngành ở địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Nhờ đó, sau đợt nghỉ Tết Mậu Tuất vừa qua, Trường THPT Quỳ Hợp 3 có 2 trường hợp là nạn nhân của tục “bắt vợ” nhưng đã được vận động trở lại trường để tham gia học tập.
Có thể thấy, câu chuyện của em học sinh H.T.H.T. chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều đối tượng thiếu văn hóa, kém hiểu biết về pháp luật…, hoặc những đối tượng xấu lợi dụng tục “bắt vợ” để gây ra một số tệ nạn xã hội như tảo hôn hay xâm hại tình dục... Mong rằng những hiện tượng như vậy sẽ được xóa bỏ, để phong tục xưa giữ nguyên được nét đẹp vốn có.
Theo Phan Giang – Vietnamnet
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chủ tịch Đan Phượng chỉ rõ trách nhiệm của Hải Phát liên quan đến KĐT Tân Tây Đô
- ·Cư dân ý thức bảo vệ rừng
- ·74 đảng viên mới được bồi dưỡng lý luận chính trị
- ·Cảnh giác với công nghệ “chuyển héo thành tươi”
- ·Đáp án đề thi môn Hóa tất cả các mã đề THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Giết người, dùng súng chống trả công an rồi tự sát
- ·Tạo cơ hội để nông dân tiếp cận pháp luật
- ·Tăng cường phòng chống cháy nổ
- ·Bộ Tài chính quyết định giảm giá và miễn phí 15 dịch vụ chứng khoán
- ·Kế hoạch thực hiện Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2023
- ·Lễ Quốc khánh 2/9: Thủ tướng có Công điện yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông
- ·Công an xã bị thương khi truy bắt đối tượng truy nã
- ·Sôi động Kỳ nghỉ hồng, Hành quân xanh
- ·15 năm tù cho đối tượng giết người giấu xác
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 310 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Hơn 100 triệu đồng hỗ trợ học bổng, trang thiết bị dạy học cho Trường THPT Ninh Quới
- ·Xóa trường gà, tạm giữ 23 đối tượng
- ·Hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi ứng phó thiên tai
- ·Gia Lai: Lực lượng chức năng tiêu hủy gần 8 vạn gói thuốc lá nhập lậu
- ·Tình Quân