【kết quả palmeiras】Kinh tế tăng trưởng nhưng thiếu bền vững
(CMO) “Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) quý II tăng 7,69% so cùng kỳ năm 2022, tuy có chiều hướng giảm nhưng vẫn cao hơn bình quân chung cả nước (3,55%). Lũy kế 6 tháng đầu năm ước tăng 8,61%; đứng thứ 2 khu vực ĐBSCL và thứ 5 cả nước”, ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, thông tin tại Phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 5, sáng ngày 5/6. Đồng chủ trì có các Phó chủ tịch UBND tỉnh: Lâm Văn Bi, Lê Văn Sử, Nguyễn Minh Luân.
Cà Mau đạt mức tăng trưởng cao, tuy nhiên qua phân tích, chủ yếu tập trung vào khu vực công nghiệp và xây dựng với mức tăng 14,08%, mà hầu hết tại cụm Khí - Điện - Đạm từ huy động nguồn khí cho 2 nhà máy điện.
Trong khi đó, lĩnh vực kinh tế chủ lực của tỉnh từ nghề nuôi tôm đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng và liên tục từ đầu năm đến nay xuất khẩu giảm mạnh.
Xuất khẩu thủy sản, chủ yếu từ con tôm trong 5 tháng qua ước đạt 383,4 triệu USD, bằng 32% kế hoạch, giảm 24,5% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu tiếp tục gặp khó, tuột “không phanh” do biến động thị trường và chưa có dấu hiệu khởi sắc, kéo theo giá tôm nguyên liệu giảm sâu từ tôm sú đến tôm thẻ ở các kích cỡ và hình thức nuôi, ảnh hưởng đến đời sống người nuôi tôm, đến sự bền vững của nghề nuôi tôm trong tỉnh.
Giá vật tư đầu vào tăng, trong khi giá tôm nguyên liệu “tuột không phanh” đã dẫn đến hiện tượng “treo ao” sau thu hoạch chờ giá.
Ông Võ Trường Giang, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, cho biết, nhiều hộ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh trên địa bàn đang cố giữ lại tôm nuôi để chờ giá, nhưng tôm càng lớn thì tốn kém thức ăn càng nhiều mà giá thì càng giảm xuống, chưa có dấu hiệu dừng hay nhận định tăng trở lại.
“Sản lượng thì đạt mà hầu hết đều lỗ, huề vốn là mừng”, ông Giang nêu thực tế tình hình nuôi tôm của người dân trên địa bàn.
Huyện Cái Nước là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm trọng điểm của tỉnh. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND huyện, cho biết giá tôm giảm sâu đã tác động đến tình hình nuôi tôm trên địa bàn, khiến nhiều hộ treo ao.
“Tình hình có khả năng phải đến mức báo động, cần có giải pháp nhanh và kịp thời, nhất là làm sao giảm được giá vật tư đầu vào sản xuất”, ông Tuấn đánh giá.
Về vấn đề này, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khẳng định giá tôm giảm có tác động lớn đến đối tượng nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh.
Trước thực trạng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt tiếp tục chỉ đạo tập trung mở rộng thị trường trong nước, thành lập nhiều kênh phân phối nhằm tạo đầu ra cho con tôm nguyên liệu, tránh dẫn đến đứt gãy sản xuất.
Kinh tế thủy sản đang gặp khó, phần nào tác động đến thu hút đầu tư và kinh doanh gặp nhiều trở ngại. Từ đầu năm đến nay, Cà Mau có 237 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký chỉ trên 1.000 tỷ đồng (cùng kỳ cấp 298 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với số vốn đăng ký gần 7.000 tỷ đồng), trong khi đó có 68 doanh nghiệp giải thể tự nguyện, 185 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động.
Tại phiên họp, các đại biểu thông tin về tình hình ảnh hưởng của thiên tai, sản xuất nông nghiệp, tinh giản biên chế...
Về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, tính đến ngày 31/5, toàn tỉnh giải ngân đạt trên 1.300 tỷ đồng, bằng 29% kế hoạch vốn. Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt cho biết là tuy có cao hơn bình quân chung cả nước nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra.
“Đáng ra đến cuối tháng 5 phải đạt 40% nhằm đảm bảo tiến độ trong năm, trong khi hiện đang bước vào mùa mưa, việc xây dựng sẽ bị ảnh hưởng”, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ rõ, đồng thời cho biết, qua kiểm tra trực tiếp mới đây tại công trình các dự án nhận thấy tiến độ thi công còn khá chậm chạp, mà nguyên nhân đến từ chủ quan, năng lực nhà thầu còn hạn chế, chưa có kế hoạch thi công cụ thể...
Nói về tỷ lệ giải ngân rất thấp ở Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững khi chỉ đạt 7,5% kế hoạch, hay từ nguồn Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chỉ mới đạt 3% kế hoạch vốn, Chủ tịch UBND tỉnh thông tin nhiều địa phương khác trong nước có tỷ lệ giải ngân thuộc nguồn vốn này đạt từ 60-70%.
“Cùng chính sách, cùng thủ tục, tỉnh người ta thì làm tốt, trong khi chúng ta cứ kêu vướng, mà nhu cầu xã hội thì rất cấp thiết. Trong tuần này, tỉnh sẽ có đợt phát động thi đua thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và ngay sau đó sẽ thành lập các đoàn công tác đi các địa phương kiểm tra việc thực hiện các chương trình này, đặc biệt là giải ngân vốn đầu tư công”, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt cho hay.
Tỷ lệ giải ngân có tăng cao hơn bình quân cả nước nhưng chưa đạt theo kế hoạch năm của tỉnh, trong đó có nguyên nhân đến từ năng lực các nhà thầu. Ảnh: Cầu sông Ông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) có tiến độ xây dựng đạt chậm so với kế hoạch.
Nhận định đầu ra cho con tôm nuôi sẽ tiếp tục gặp nhiều trở ngại do tình hình của thế giới đang tiếp tục biến động khó lường, sức mua giảm, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nhất là tại thị trường châu Âu, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cần đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai, nhân rộng các hình thức sản xuất hiệu quả, nhất là những hình thức liên kết sản xuất, tạo chuỗi cung ứng nhằm giảm chi phí đầu vào, tạo đầu ra ổn định.
“Tôi đã nhắc ngành chuyên môn (ngành Công thương - PV) rất nhiều lần về việc cần quan tâm thị trường trong nước, nhất là đầu ra sản phẩm từ con tôm và các sản phẩm được chế biến từ con tôm, đặc biệt là các mặt hàng đạt chuẩn OCOP, nhưng đến nay chưa có sự chuyển biến”, Chủ tịch UBND tỉnh trăn trở, đồng thời một lần nữa đề nghị cần có giải pháp, hành động quyết liệt, tạo ra nhiều kênh phân phối, không để mặt hàng từ ngành tôm bị ách tắc, và càng nguy hiểm hơn là sẽ bị đứt gãy sản xuất, khi đó hậu quả sẽ rất nặng nề.
Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khẳng định người nuôi tôm vẫn có lãi trước tình hình biến động thị trường thế giới khi biết áp dụng các hình thức nuôi hiệu quả, giảm chi phí đầu vào.
Dự báo tỷ trọng công nghiệp sẽ giảm trong những tháng còn lại trong năm khi hiện tại phụ thuộc quá nhiều vào sự tăng trưởng tại Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cần quan tâm đến tiến độ xây dựng và hòa vào lưới điện quốc gia đối với các dự án điện gió và điện mặt trời trên địa bàn; đẩy nhanh hơn nữa tỷ lệ giải ngân đầu tư công nhằm giữ nhịp tăng trưởng công nghiệp.
Liên quan đến bộ máy, Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý cần xem xét, đánh giá chất lượng công chức, viên chức, cán bộ thiếu tính tiên phong, sợ sai, không dám làm, đùn đẩy trách nhiệm…
Trần Nguyên
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Giàu tiềm lực, Bình Định được kỳ vọng thành “thung lũng Silicon” của Việt Nam
- ·Phong tỏa hiện trường vụ cháy bãi tạm giữ phương tiện vi phạm để điều tra
- ·Astral City đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai
- ·Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- ·Thị trường đón nguồn cung căn hộ mới từ 7 dự án của Masterise Homes
- ·Phá án nhanh từ tin báo của người dân
- ·Đà Nẵng: 82 căn nhà tại Khu dịch vụ du lịch ven sông Hàn được phép mở bán
- ·Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- ·Điều chỉnh, bổ sung một số khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·TP.Thủ Dầu Một: Ra quân thực hiện cao điểm thiết lập trật tự đô thị
- ·Sự cộng hưởng của uy tín Chủ đầu tư Vạn Xuân Group
- ·Lâm Đồng tạm thời chưa rà soát, điều chỉnh phân loại rừng đối với Vườn Quốc gia
- ·iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- ·Thuê hàng loạt xe nâng đem bán lấy tiền chơi game
- ·Nhiều vướng mắc của dự án nhà xã hội tại Bình Định đang được tháo gỡ
- ·Lực lượng cảnh sát hình sự Công an tỉnh: Tổng kết các chuyên án điển hình
- ·Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- ·Triệt xóa băng cướp nhí dùng dao tự chế cướp tài sản người đi đường