【kết quả bóng đá anh hạng 2】Đề nghị thống nhất mức giá khởi điểm đấu giá biển số xe là 40 triệu đồng
Chính phủ đưa ra mức 20 triệu và 40 triệu đồng tùy từng vùng
TheĐềnghịthốngnhấtmứcgiákhởiđiểmđấugiábiểnsốxelàtriệuđồkết quả bóng đá anh hạng 2o báo cáo của Chính phủ, về giá khởi điểm, tiền đặt trước, quản lý, sử dụng tiền thu từ đấu giá biển số ô tô, dự thảo nghị quyết được xây dựng theo hướng quy định cụ thể về giá khởi điểm của từng biển số đưa ra đấu giá. Theo đó, xác định con số cụ thể, áp dụng thống nhất, minh bạch trong tất cả các trường hợp đấu giá, giá khởi điểm là mức giá thấp nhất và phù hợp với thực tiễn. Cụ thể: vùng 1 (gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh): 40 triệu đồng; vùng 2 (gồm các địa phương còn lại): 20 triệu đồng.
Quá trình xây dựng dự thảo nghị quyết, nguyên tắc xuyên suốt của Bộ Công an là không đưa ra khái niệm “biển số đẹp”, “kho số đặc biệt” hoặc “kho số đẹp”… Việc xác định giá khởi điểm của biển số ô tô để đấu giá là hết sức phức tạp do biển số là “tài sản công đặc thù”, giá trị cao hay thấp phụ thuộc vào thị trường và mức độ “đẹp” theo sở thích của người tham gia đấu giá quyết định.
|
Giá khởi điểm chỉ là mức giá ban đầu, trong quá trình đấu giá, tính cạnh tranh giữa những người tham gia đấu giá sẽ quyết định giá trúng đấu giá của biển số đó. Bộ Công an đề nghị xác định giá khởi điểm của 1 biển số đưa ra đấu giá là mức lệ phí đăng ký cao nhất hiện đang áp dụng tại địa phương (theo quy định Thông tư 229/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính) nhân với hệ số để bảo đảm tính thống nhất, minh bạch trong tất cả các trường hợp đấu giá, đồng thời căn cứ vào giá trị trung bình của 1 chiếc xe ô tô tại Việt Nam khoảng 800 triệu đồng để tính % khi áp dụng giá khởi điểm (tương đương 2,5 - 5% giá trị xe ô tô).
Việc quy định 2 mức giá khởi điểm căn cứ vào thực tiễn và quy định về thu lệ phí đăng ký xe từ nhiều năm nay (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh quy định mức thu lệ phí cao hơn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác). Thị trường sẽ quyết định giá trị của biển số qua các cuộc đấu giá và giá trị thật của biển số là giá trúng đấu giá, chứ không căn cứ vào giá khởi điểm.
Về sử dụng nguồn thu từ đấu giá, dự thảo nghị quyết quy định “số tiền thu được từ đấu giá biển số sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá theo quy định, sẽ phân chia nguồn thu theo tỷ lệ 70% nộp vào ngân sách trung ương, 30% phân bổ cho ngân sách địa phương”.
Tuy nhiên, tại Thông báo 1484/TB-TTKQH ngày 26/9/2022, thông báo kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về đề nghị của Chính phủ đã kết luận “các khoản thu từ đấu giá thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước trung ương hưởng 100% theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước”. Bộ Công an đã tiếp thu và chỉnh sửa nội dung chính sách như sau: “Số tiền thu được từ đấu giá biển số sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá theo quy định, sẽ nộp toàn bộ vào ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước”.
Xây dựng danh mục “biển số đẹp” là không khả thi
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh (QPAN) của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá
Ủy ban QPAN cho rằng, trong thí điểm thì có thể giới hạn về phạm vi nội dung thí điểm, hoặc phạm vi địa bàn thí điểm. Thực tế trong thời gian qua, Quốc hội đã ban hành một số nghị quyết thí điểm giới hạn tại một số địa phương, nhưng cũng có một số nghị quyết thí điểm chỉ giới hạn về nội dung mà không giới hạn địa phương thí điểm.
Thực hiện thí điểm đấu giá biển số xe trên toàn quốc. Ảnh: TL. |
Việc cấp biển số xe ô tô thông qua đấu giá đều áp dụng một quy trình thống nhất và nhu cầu lựa chọn “biển số đẹp” của nhiều người, ở nhiều địa phương. Do đó, Ủy ban QPAN nhất trí với tờ trình và dự thảo nghị quyết là thực hiện thí điểm trên phạm vi toàn quốc việc cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số xe ô tô thông qua đấu giá để đáp ứng nhu cầu của người dân tất cả các địa phương. Đồng thời, cũng là để khai thác hiệu quả tài sản công là kho số đăng ký xe ô tô, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ đấu giá và là cơ sở để tổng kết, đánh giá, ủy ban kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan khi kết thúc thí điểm để thực hiện ổn định, lâu dài.
Về giá khởi điểm, một số ý kiến Ủy ban QPAN nhất trí với dự thảo nghị quyết xác định giá khởi điểm của 1 biển số đưa ra đấu giá đối với Vùng 1 (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) là 40 triệu đồng, đối với Vùng 2 (các địa phương còn lại) là 20 triệu đồng, vì cho rằng mức giá khởi điểm này cơ bản phù hợp với thực tiễn thu nhập bình quân Vùng 1, Vùng 2.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến không nhất trí với dự thảo nghị quyết, vì cho rằng việc đưa ra giá khởi điểm Vùng 1 và Vùng 2 là thiếu căn cứ rõ ràng. Do đó, đề nghị áp dụng thống nhất trong cả nước một mức giá khởi điểm, có thể là mức 40 triệu đồng; có ý kiến đề nghị mức giá khởi điểm 20 triệu đồng để đồng bào dân tộc thiểu số có thể tham gia đấu giá.
Ủy ban QPAN cho rằng, về các biển số đưa ra đấu giá đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 2 dự thảo nghị quyết và việc xây dựng danh mục các “biển số đẹp” là không khả thi, vì không có tiêu chí cụ thể để xác định “biển số đẹp”, mà tùy thuộc vào cách nhìn nhận, đánh giá và sở thích của mỗi người khác nhau.
Việc xác định giá khởi điểm của biển số xe ô tô là rất khó, vì biển số xe là tài sản công, chưa có cơ sở để xác định giá khởi điểm đối với từng loại biển số khác nhau. Đây cũng chính là điểm khác biệt với quy định của pháp luật hiện hành. Ủy ban QPAN đề xuất áp dụng thống nhất một mức giá khởi điểm trên toàn quốc là 40 triệu đồng.
Ủy ban QPAN cơ bản nhất trí với quy định của dự thảo nghị quyết về các quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá, vì cho rằng đây là nội dung thí điểm, biển số xe ô tô trúng đấu giá vừa là tài sản cá nhân vừa là công cụ quản lý nhà nước, nên cần thiết phải hạn chế một số quyền tài sản của người trúng đấu giá vì lý do quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.
Ngăn tình trạng đầu cơ biển số Quy định nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ biển số và tránh gây phức tạp trong việc xử lý hệ quả thí điểm đối với các biển số ô tô được cấp thông qua đấu giá nếu chủ trương này không được tiếp tục thực hiện sau khi hết thời hạn thí điểm. Về thời gian để gắn biển số với xe, Ủy ban QPAN nhất trí với thời hạn 12 tháng để thu hút được nhiều người tham gia đấu giá hơn và phù hợp với thực tiễn đặt mua xe hiện nay (có nhiều loại xe sau khi đặt mua phải chờ đợi lâu). Đồng thời, ủy ban đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ các trường hợp như ý kiến nêu trên cho đầy đủ, phù hợp, khả thi. |
(责任编辑:La liga)
- ·Giá vàng hôm nay, 1/5: Tiếp tục giảm mạnh
- ·Local governments have become more transparent
- ·Vietnam, Indonesia launch first defence dialogue
- ·Prime Minister to attend 34th ASEAN Summit in Thailand
- ·Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
- ·PM reviews public security forces' performance
- ·Việt Nam calls for multinational efforts to cope with global security threats
- ·Promoting Việt Nam
- ·Bí kíp săn mã Freeship đơn 0 đồng Shopee hôm nay không phải ai cũng biết
- ·Amended tax and public investment laws passed
- ·Ký kết Quy chế phối hợp triển khai, thực hiện tiết kiệm điện
- ·NA leader hosts delegation of Lao NA’s Institute of Legislative Studies
- ·Việt Nam wishes to unceasingly develop ties with Myanmar: Deputy PM
- ·Việt Nam, Singapore hold 10th defence policy dialogue
- ·Giá vàng hôm nay 28/11: Vàng nhẫn quay đầu giảm nhẹ
- ·PM meets RoK
- ·NA leader hosts delegation of Lao NA’s Institute of Legislative Studies
- ·Top legislator meets Chinese businesspeople in Beijing
- ·Thắc mắc về sổ đỏ và đất tái định cư
- ·Việt Nam, Thai navies develop partnership