【bảng xếp hạng fifa khu vực châu á】Hội nghị ADMM+ khẳng định tầm quan trọng của DOC và COC
Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Quốc phòng,ộinghịADMMkhẳngđịnhtầmquantrọngcủaDOCvàbảng xếp hạng fifa khu vực châu á đại diện Bộ trưởng Quốc phòng của các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác gồm Australia, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và Nga.
Được sự ủy quyền của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Hội nghị.
Ngay sau lời phát biểu khai mạc ngắn gọn của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, Chủ tịch ADMM, ông Hishammunddin Hussein, Hội nghị đã nghe Phó tổng thư ký ASEAN Hirubalan cập nhật tình hình phát triển gần đây của ASEAN trên 3 trụ cột gồm: Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-xã hội.
Hội nghị cũng đã nghe ông Mohamad Radzi, Trưởng nhóm quan chức cấp cao Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng thông báo về tình hình hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ ADMM+ trong thời gian qua.
Các nhóm chuyên gia (EWG) của ADMM+ đang đi vào hợp tác thực chất với các hoạt động diễn tập thực binh, nhằm tăng cường năng lực và nâng cao khả năng phối hợp hoạt động chung trong các lĩnh vực: An ninh biển; Hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa (HADR); Quân y; Chống khủng bố; Hành động mìn nhân đạo; Gìn giữ hòa bình. Đặc biệt, Việt Nam cùng Ấn Độ, đồng chủ trì EWG về Hành động mìn nhân đạo, đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về thực trạng nguy hiểm của bom và mìn còn lại sau chiến tranh ở khu vực.
Việt Nam cùng với Ấn Độ cũng vừa kết thúc tổ chức thành công Hội nghị lần 3 Nhóm chuyên gia ADMM+ về Hành động mìn nhân đạo và Hội nghị lập kế hoạch giữa kỳ diễn tập thực binh kết hợp Nhóm chuyên gia ADMM+ về Hành động mìn nhân đạo và Gìn giữ hòa bình dự kiến tổ chức vào năm 2016 tại Ấn Độ.
Các trưởng đoàn tham dự Hội nghị ADMM+ lần thứ 3 đánh giá cao những kết quả hợp tác thực chất trong khuôn khổ ADMM+. Hội nghị hoan nghênh việc ký hợp đồng với nhà cung cấp thiết bị lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN. Cơ chế hợp tác ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Tại Hội nghị một số nước bày tỏ mong muốn tăng tần suất tổ chức Hội nghị ADMM+ từ hai năm lên mỗi năm một lần.
Hội nghị cũng đã dành nhiều thời gian để trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh-quốc phòng ở khu vực và trên thế giới. Các trưởng đoàn đã thảo luận về sự gia tăng hoạt động của các nhóm khủng bố trong đó có lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và bày tỏ sự quan tâm đến những diến biến gần đây ở Syria, nơi xung đột đã tạo ra thảm họa nhân đạo và dòng người tị nạn tới các nước láng giềng và châu Âu. Các thách thức an ninh phi truyền thống khác như an ninh mạng, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa cũng được đề cập tại hội nghị.
Hội nghị ghi nhận nỗ lực của các thành viên ADMM+ trong việc thúc đẩy hợp tác thực tế về vấn đề an ninh biển. Về vấn đề Biển Đông, Hội nghị khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm kết thúc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm xây dựng lòng tin, duy trì hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến, Trưởng đoàn Việt Nam đã nêu bật những thành tựu phát triển của ASEAN và những kết quả hợp tác quốc phòng thiết thực trong khuôn khổ ADMM+.
Bên cạnh đó, Trưởng đoàn Việt Nam cũng khẳng định khu vực đang đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức ngày càng phức tạp và vượt khỏi tầm kiểm soát của một quốc gia đơn lẻ. Khi hoà bình, ổn định, an ninh bị ảnh hưởng, các nước sẽ không thể tập trung vào phát triển.
Theo Trưởng đoàn Việt Nam, trước thách thức an ninh ngày càng phức tạp, hợp tác quốc phòng cần phải xác định rõ hơn vai trò đặc biệt quan trọng nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định, an ninh cho sự phát triển của mỗi quốc gia, của khu vực và của cả thế giới. Vì vậy, Trưởng đoàn Việt Nam đã đề xuất tại Hội nghị một số nội dung:
Thứ nhất là chú trọng các biện pháp xây dựng lòng tin, tránh sự nghi kỵ hiểu lầm và dẫn tới tính toán sai lầm; lấy chuẩn mực là luật pháp quốc tế, đặc biệt coi UNCLOS 1982 là nền tảng để xử lý tranh chấp ở Biển Đông; tuân thủ DOC và xây dựng COC, coi đây là công cụ hiệu quả để ngăn ngừa và kiểm soát nguy cơ xung đột trên biển; không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực; nói đi đôi với việc làm, trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau được luật pháp quốc tế quy định để có sự thành tâm trong hợp tác.
Thứ hai là tiếp tục củng cố cơ chế ADMM+, nhất là nâng cao hiệu quả các Nhóm chuyên gia; chú trọng sự tiếp nối giữa các chu kỳ đồng chủ tịch, đồng thời thiết lập các quy trình hoạt động chuẩn để phối hợp tốt hơn trong các hoạt động chung trên thực địa.
Thứ ba là nâng cao năng lực hành động thực tiễn thông qua hợp tác song phương và đa phương; đề nghị các nước đối tác đối thoại nghiên cứu khả năng hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, để sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ trong hoạt động chung.
Bên cạnh những định hướng lớn, Trưởng đoàn Việt Nam cũng đưa ra một số đề xuất cụ thể trong đó có việc nghiên cứu đưa nội dung Diễn tập thực hành Bộ quy tắc tránh va chạm ngẫu nhiên trên biển (CUES) và Diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển vào kế hoạch hoạt động của Nhóm chuyên gia ADMM+.
Kết thúc Hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammunddin Hussein chuyển giao chức Chủ tịch ADMM cho Trung tướng Sengnouane Xayalath, Bộ trưởng Quốc phòng Lào, nước sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2016. Tại Lễ bàn giao, Trưởng đoàn Lào đã thông báo kế hoạch cụ thể về các hội nghị quân sự-quốc phòng trong năm Chủ tịch ADMM. Việt Nam và các nước tham dự Hội nghị đã bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ Lào đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ADMM trong năm 2016.
Tại cuộc họp báo sau Hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammunddin Hussein cho biết, nước chủ nhà đã ra Tuyên bố của Chủ tịch về Hội nghị ADMM+ lần thứ 3. Hội nghị ADMM+ đã không ra Tuyên bố chung như dự kiến.
Trả lời báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho hay, việc không ra Tuyên bố chung là quyết định của ASEAN do các nước thành viên ADMM+ không đạt được sự đồng thuận về một số nội dung trong dự thảo của Tuyên bố chung.
Chiều 4/11, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã tiếp các Trưởng đoàn dự ADMM+ lần thứ 3./.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 11/2014
- ·Khám phá sức mạnh tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung
- ·Malaysia giúp Myanmar đảm nhận chủ tịch ASEAN
- ·Tranh cãi về việc tạo vi rút cúm mới
- ·Ly hôn, thay đổi thông tin trên giấy khai sinh thế nào?
- ·Tân Tổng thống Hàn quan ngại an ninh Đông Bắc Á
- ·Nga nâng cấp máy bay cường kích hiện đại Su
- ·Đàm phán giữa Serbia
- ·Lời cầu xin cứu mạng chồng của người vợ trẻ
- ·Nữ hoàng Anh lần đầu họp chính phủ sau 300 năm
- ·Con mất hai mắt rồi, giờ làm sao để giữ nổi tính mạng?
- ·ETA đe dọa chính phủ TBN nếu từ chối đàm phán
- ·Nga bổ nhiệm đại diện thường trú mới ở NATO
- ·Bốn phụ nữ bị bắn chết trong một căn hộ ở Mỹ
- ·Mẹ gạt nước mắt thương con đau đớn vì ung thư máu
- ·Nga kêu gọi ngăn chặn tình hình bất ổn tại Venezuela
- ·Quân đội Nga được trang bị xe bọc thép tối tân
- ·Thái Lan báo động đỏ trước lễ tưởng niệm vụ Tak Bai
- ·Tìm hiểu quy định hạn chế trọng lượng xe trong giao thông đường bộ
- ·Triều Tiên nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài