【trực tiếp mexico】Xem xét toàn diện các yếu tố tác động do điều chỉnh thuế GTGT
Tại đây,éttoàndiệncácyếutốtácđộngdođiềuchỉnhthuếtrực tiếp mexico nhiều ý kiến cho rằng, khi đánh giá tác động của việc tăng thuế GTGT (nếu có) phải được xem xét một cách toàn diện, có tính đến việc tái cơ cấu thu ngân sách hiện nay.
Quản lý thuế GTGT hiện nay khá hiệu quả
Thay mặt nhóm nghiên cứu, Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Hiệp - VEPR (thuộc Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, nguồn thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu giảm mạnh trong những năm gần đây. Điều này đã ảnh hưởng đến tình hình thu ngân sách của nước ta.
Trước tình hình các loại thuế trực thu có xu hướng giảm, thuế gián thu đang được nghiên cứu điều chỉnh theo hướng tăng. Đây cũng là tình hình chung của nhiều nước trên thế giới. Qua nghiên cứu cho thấy, việc quản lý thu thuế đối với thuế GTGT hiện nay là khá hiệu quả. Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, thuế GTGT hiện là nguồn thu có đóng góp lớn nhất, chiếm 1/4 trong tổng thu ngân sách và 1/3 trong tổng thu thuế. “Điều này cho thấy, việc hành thu thuế GTGT của Việt Nam hiện nay là khá hiệu quả”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp nói.
Cùng quan điểm trên, TS. Nguyễn Ngọc Tuyến - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, thuế trực thu hiện đã giảm rất mạnh. Cụ thể: thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm còn 20%; thu từ dầu thô trước đây có năm chiếm tới 30% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN), thì nay đã giảm mạnh xuống dưới 5%.
Cũng theo ông Tuyến - người đã có gần 20 năm nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính, các khoản thu ngân sách hiện nay gồm: thu nội địa (do cơ quan thuế thực hiện), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (hải quan thực hiện), thu từ dầu thô, các khoản thu từ đất và các khoản thu khác. Do đó, khi đánh giá sự tác động của một chính sách thuế nào đó, thì phải xem xét một cách toàn diện dựa trên cơ cấu thu ngân sách đã đề cập trên đây.
“Những năm trước đây giá dầu thô luôn ở mức 100 - 137 USD/thùng, tỷ trọng thu từ dầu thô trong thu ngân sách chiếm rất cao, có năm chiếm tới 30% tổng thu ngân sách. Điều này có nghĩa là thuế trực thu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu NSNN. Nhưng hiện nay giá dầu dao động ở mức 50 USD/thùng. Điều này đồng nghĩa các khoản trực thu giảm rất mạnh. Nếu chúng ta có sự nhìn nhận một cách toàn diện như vậy, sẽ có đánh giá một cách công bằng hơn”, ông Tuyến nói.
Từng bước tinh giản bộ máy để giảm chi thường xuyên
Phát biểu tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, thay vì có thể điều chỉnh tăng thuế, Chính phủ cần có những giải pháp để giảm chi thường xuyên, từ đó giảm bớt áp lực mất cân đối thu - chi ngân sách như hiện nay. Tuy nhiên, giải pháp này được cho là rất khó thực hiện.
“Nhiều ý kiến cho rằng, để giảm áp lực về chi ngân sách, cần cắt giảm chi cho các tổ chức chính trị, các hội. Nhưng các tổ chức này luôn kêu là ít kinh phí, không đảm bảo để hoạt động, trong khi vai trò của các tổ chức chính trị, hội là rất lớn. Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, việc giảm chi ngân sách để cắt giảm chi thường xuyên là rất khó khăn”, PGS. TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nói.
Cũng theo PGS. TS Hoàng Văn Cường, vừa qua Chính phủ cũng như các cơ quan thuộc Chính phủ, mà cụ thể là Bộ Tài chính đã có nhiều cố gắng làm cho tốc độ chi thường xuyên giảm chậm lại. Để giảm áp lực mất cân đối thu - chi ngân sách, ngoài việc tiết kiệm chi thường xuyên, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó cần phải tinh giản bộ máy, thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập…
Theo ông Cường, bên cạnh việc tiết kiệm chi, Chính phủ hiện nay cũng đang thực hiện tái cấu trúc thu ngân sách, nghĩa là tăng thu nội địa và giảm thu từ xuất nhập khẩu để đảm bảo thu ngân sách bền vững. Do đó, để bù đắp khoản hụt thu này, một số sắc thuế gián thu có thể được điều chỉnh tăng, hoặc mở rộng cơ sở thu thuế như thuế tài sản đang được Bộ Tài chính nghiên cứu.
TS. Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoach và Đầu tư cho rằng, việc Bộ Tài chính không đề xuất điều chỉnh tăng thuế GTGT phổ thông thể hiện sự cầu thị, lắng nghe ý kiến của người dân, các nhà nghiên cứu trong việc hoạch định chính sách. Điều này sẽ góp phần làm cho các chính sách pháp luật nói chung, chính sách thuế nói riêng ngày càng có tính khả thi cao, đáp ứng được kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp. |
Nhật Minh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Trao giải tác phẩm xuất sắc cuộc thi “Sáng tạo logo và slogan về tiết kiệm điện”
- ·Tạo động lực phát triển bứt phá trong năm 2024
- ·Lan tỏa phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”
- ·Dịp Tết Nguyên đán: Kiểm soát chặt chẽ nông sản xuất nhập khẩu
- ·Bộ Y tế đề nghị nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất
- ·Chơn Thành: Thu ngân sách đạt gần 679 tỷ đồng
- ·Dữ liệu 128.000km đường bộ được cập nhật trên hệ thống bản đồ số
- ·Việt Nam xuất siêu 14,08 tỷ USD trong 7 tháng năm 2024
- ·Bộ Xây dựng nói gì về vướng mắc các quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy?
- ·Giá hồ tiêu giảm sâu, nông dân lo lắng
- ·Phương tiện nước ngoài vào điểm tự phát bốc xếp hàng hóa là phạm pháp
- ·Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Campuchia
- ·Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh hỗ trợ 100 triệu đồng cho quỹ Câu lạc bộ khởi nghiệp
- ·Từ ngày 1/8, quy định đặt cọc mua nhà trên giấy thay đổi như thế nào
- ·Hội chợ Công Thương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Đến 2030, Đồng Xoài thu ngân sách tăng 13
- ·Chính phủ ban hành quy định mới về học phí 2023
- ·Khai mạc Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 5
- ·Sân bay Cần Thơ quá vắng: Cục Hàng không yêu cầu giảm giá vé, miễn thị thực để kích cầu
- ·Đồng hành với người dân vượt qua đại dịch