【bóng đá hôm nay lịch】Quốc hội giám sát tối cao về bảo vệ môi trường
Sáng 21/6,ốchộigiámsáttốicaovềbảovệmôitrườbóng đá hôm nay lịch Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025.
Theo đó, Quốc hội chọn giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2024.
Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm Trưởng đoàn giám sát. Ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm Phó Trưởng đoàn Thường trực.
Các Phó Trưởng đoàn gồm có: Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh.
Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan là đối tượng giám sát.
Theo Nghị quyết, Quốc hội giám sát tối cao chuyên đề về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước nhằm đánh giá việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trọng tâm là đánh giá việc tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có liên quan đến bảo vệ môi trường; chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Từ đó, đoàn giám sát kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn giám sát xây dựng kế hoạch giám sát (trong đó xác định cụ thể nội dung tập trung giám sát), các đề cương báo cáo, tổ chức triển khai thực hiện và tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả giám sát; quyết định điều chỉnh thành phần Đoàn giám sát trong trường hợp cần thiết theo đề nghị của Trưởng Đoàn giám sát.
Trước khi Quốc hội bấm nút biểu quyết, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
Ông Cường cho biết, một số ý kiến cho rằng, giới hạn nội dung giám sát tại dự thảo Nghị quyết quá hẹp so với phạm vi của Luật Bảo vệ môi trường, đề nghị bổ sung nội dung giám sát để phù hợp với tính chất chuyên đề giám sát của Quốc hội.
Ý kiến khác đề nghị không giới hạn nội dung giám sát tại nghị quyết này, trọng tâm giám sát do đoàn giám sát xác định và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi xây dựng kế hoạch giám sát chi tiết và các đề cương báo cáo.
Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, nên dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội thông qua “không giới hạn nội dung giám sát cụ thể về hoạt động kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải sinh hoạt”.
Tuy nhiên, ông Cường cũng cho hay, để bảo đảm giám sát có trọng tâm, trọng điểm, căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo đoàn giám sát xây dựng kế hoạch giám sát chi tiết với các nội dung cụ thể về mục tiêu, phạm vi, nội dung, phương thức giám sát và các đề cương báo cáo cho phù hợp.
Quốc hội giám sát để kiến tạo và phát triển
Bản chất của hoạt động giám sát là kiến tạo và phát triển. Việc lựa chọn, quyết định nội dung giám sát, chất vấn bám sát thực tiễn, “đúng”, “trúng” sẽ đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nỗi cùng cực của người mẹ nuôi con ung thư máu
- ·Huy động 2,2 tỷ USD đầu tư trạm sạc trên cao tốc bằng cách nào?
- ·Sống xanh cùng Co.opmart, Co.opXtra
- ·Robot làm sạch tấm pin mặt trời mà không cần nước
- ·Dân bức xúc vì cho rằng cán bộ nói Chủ nhật vẫn làm việc
- ·Cá chết bốc mùi hôi thối, người dân nghi ngờ hồ bị xả dầu thải
- ·Khám phá trang trại trồng rau dưới đáy biển
- ·Sương mù được hình thành thế nào?
- ·Công chức thắc mắc vì bị phân công... trực đêm
- ·Sáng kiến Vành đai Con đường sẽ tập trung vào năng lượng tái tạo?
- ·Chế độ ưu tiên khi đi học cho con em dân tộc thiểu số
- ·Vật liệu xây dựng xanh, lựa chọn cho sự phát triển bền vững
- ·Lượng khí CO2 liên quan năng lượng toàn cầu cao kỷ lục
- ·Dự đoán sự bùng nổ của kỷ nguyên năng lượng sạch
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc đầu tháng 2/2020
- ·Ý tưởng tạo bức rèm dưới nước dài 100 km cứu 'sông băng ngày tận thế'
- ·Trưa nay 4/3, Hà Nội đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Trung Quốc lập liên minh pin xe điện thể rắn cạnh tranh với Mỹ, phương Tây
- ·Bé gái ung thư mong được chữa khỏi bệnh để quay lại trường học
- ·Khách hàng được áp dụng 2 ưu đãi để mua xe điện VinFast