会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bon da so】Không quá lo ngại áp lực lạm phát!

【bon da so】Không quá lo ngại áp lực lạm phát

时间:2024-12-24 01:17:36 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:914次

Gia tăng áp lực chi phí đẩy khi một số hàng hóa tăng giá

Năm 2022,ôngquálongạiáplựclạmphábon da so chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam tăng 3,15% so với năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung, cách xa mục tiêu Quốc hội đề ra. Đây là một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam khi kiểm soát được tỷ lệ lạm phát tương đối thấp trong khi tốc độ tăng trưởng GDP cao kỷ lục trong vòng hơn 10 năm. Kết quả trên càng có ý nghĩa trong bối cảnh năm 2022, nhiều quốc gia trên thế giới đang chật vật đối phó với lạm phát tăng kỷ lục trong hàng chục năm trở lại đây.

Việc kiểm soát lạm phát năm 2022 ở mức thấp góp phần quan trọng giảm sức ép vào năm 2023. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, các thách thức đối với kinh tế Việt Nam vẫn còn khá lớn, bởi tình hình lạm phát cao và xu hướng tăng lãi suất tại các nước phát triển được dự báo sẽ vẫn tiếp tục diễn ra ít nhất trong tương lai gần. Việc Trung Quốc chấm dứt chính sách Zero Covid, cùng các rủi ro liên quan đến xung đột quân sự Nga - Ukraine có thể tạo áp lực đối với giá năng lượng, lương thực, thực phẩm và nguyên vật liệu trên thế giới. Tất cả những nguy cơ nói trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng, giá cả và thị trường tại Việt Nam trong năm 2023.

Dự báo áp lực lạm phát năm 2023 không quá lớn.
Dự báo áp lực lạm phát năm 2023 không quá lớn.

Theo TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính), giá xăng dầu và các loại nguyên vật liệu trong năm 2023 sẽ khó tăng mạnh, ngay cả khi Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế hay các rủi ro liên quan đến xung đột Nga - Ukraine gia tăng. Thực tế, giá dầu trung bình năm 2022 đang ở vùng đỉnh. Do đó, áp lực lạm phát tại Việt Nam thời gian tới sẽ không quá lớn. Bên cạnh đó, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang gia tăng là hệ quả của chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát và trước áp lực lạm phát cơ bản gia tăng bền vững từ giữa năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng trong nửa sau năm 2022. Đó là các yếu tố làm giảm áp lực lên lạm phát năm 2023.

Dự báo năm 2023, CPI toàn cầu hạ nhiệt với mức tăng khoảng 6,5%, từ mức bình quân 8,5% năm 2022. Dù lạm phát toàn cầu có thể không căng thẳng như năm 2022, nhưng có chuyên gia kinh tế quan ngại những yếu tố trong nước có thể gây nhiều sức ép đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, khiến CPI bình quân năm 2023 nhích tăng nhẹ từ mức 3,15% của năm 2022. Trong đó, áp lực tăng giá điện, giá một số dịch vụ do Nhà nước kiểm soát trong năm 2023 sẽ lớn hơn so với năm 2022; mối lo nghịch lý giảm lạm phát tiền tệ nhưng tăng áp lực chi phí đẩy cũng là điều cần quan tâm...

Không chủ quan cũng không quá lo lắng

TS. Nguyễn Đức Độ cho rằng, về tổng thể, có thể nhận định rằng áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ không quá lớn. Trong thời gian tới, lạm phát so với cùng kỳ tại Việt Nam sẽ có xu hướng giảm dần sau khi đạt đỉnh vào tháng 1/2023 nhờ chính sách tiền tệ thận trọng của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2022, cũng như nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Lạm phát trung bình trong năm 2023 được dự báo xoay quanh mức 3,5%. Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2023 khoảng 4,5%, hay thậm chí dưới 4% là hoàn toàn khả thi.

Năm 2023, Quốc hội quyết định CPI ở mức 4,5%. Theo nhận định của giới chuyên gia, sở dĩ mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2023 được đặt ở mức 4,5%, cao hơn năm trước, do mục tiêu này được đưa ra tháng 10, tháng 11/2022 để Quốc hội thông qua. Thời điểm đó, áp lực tỷ giá rất lớn. Theo tính toán, tỷ giá tăng 1% thì CPI tăng 0,3%. Tuy nhiên, hiện tỷ giá giảm khá mạnh thì áp lực lạm phát giảm đáng kể.

Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), năm 2023 sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, bảo đảm tính chủ động, hiệu quả, phối hợp với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu để ra, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường như dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục, điện, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động tính toán, chuẩn bị các phương án giá để triển khai điều chỉnh vào thời điểm phù hợp với quy định và bối cảnh chung.

Không chủ quan cũng không quá lo lắng, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, năm 2023 có những thuận lợi trên đà phục hồi kinh tế 2022 tạo nền tảng, nguồn lực cho điều hành chính sách năm tới, góp phần hiện thực hóa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Lạm phát được kiểm soát tốt sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho chính sách tiền tệ; thâm hụt ngân sách ở mức thấp và thu ngân sách đạt kế hoạch tạo dư địa mở rộng phù hợp chính sách tài khóa…

Tuy nhiên, trong điều hành cần thận trọng và tính toán đến việc một số chính sách giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2022. Ngoài ra, giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý có thể được điều chỉnh tăng trong năm 2023 theo lộ trình sau khi đã giảm hoặc giữ ổn định mấy năm qua, như giá điện, nước, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế.

Chủ động các kịch bản điều hành lạm phát theo mục tiêu

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nhiều chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển trung - dài hạn đã được chuẩn y; kế hoạch, hồ sơ giải ngân đầu tư công, quy trình thủ tục cho các gói thuộc chương trình phục hồi và các chương trình mục tiêu quốc gia đã được thông qua, có thể triển khai nhanh hơn trong năm tới. Một số bất cập trên thị trường đất đai, tài chính, bất động sản, lao động, y tế đã được nhận diện và dần tháo gỡ... Với những lợi thế này, cơ hội để "vượt khó" trong năm tới là rất lớn.

Đây cũng là động lực cho tăng trưởng kinh tế và cũng tạo nên những áp lực cho kiểm soát lạm phát năm 2023. Để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, lạm phát tiêu dùng bình quân 4,5%, cùng các mục tiêu khác, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng nhà nước quản lý. Đối với các nguyên liệu đầu vào quan trọng của nền kinh tế như xăng dầu và nhiều hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cần được điều hành chủ động, linh hoạt, lên các kịch bản ứng phó phù hợp, đồng thời thực hiện các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý.

Theo Bộ Tài chính, CPI lũy kế tháng 12/2022 so với tháng 12 năm 2021 ở mức cao trên 4%, do đó góp phần làm CPI tháng 1/2023 so với cùng kỳ ở mức cao (khoảng trên 5%), tuy chưa tính tới các yếu tố tăng giá của các hàng hóa dịch vụ trong tháng. Giả định, năm 2023 nếu CPI mỗi tháng so với tháng trước tăng với tỷ lệ đều nhau thì CPI mỗi tháng có dư địa tăng khoảng 0,52% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%.

Các kịch bản nêu trên xây dựng dựa trên cơ sở điều hành các mặt hàng do Nhà nước quản lý chủ yếu tăng vào quý III, IV. Nếu việc điều chỉnh các mặt hàng vào đầu năm, nhất là vào quý I có thể sẽ tác động làm CPI bình quân tăng cao hơn các kịch bản. Vì vậy, nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá kiến nghị trong quý I chỉ xem xét điều chỉnh những mặt hàng đã có phương án đánh giá được tác động; trình cấp có thẩm quyền cho ý kiến; cơ bản không xem xét điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước định giá. Trong quý II thực hiện việc điều hành giá thận trọng tùy vào diễn biến CPI các tháng đầu năm. Quý III, IV/2023 trên cơ sở tính toán, đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước định giá thì xem xét điều chỉnh vào thời điểm thích hợp với mức độ phù hợp, đảm bảo kiểm soát lạm phát như mục tiêu đã đề ra.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Thanh Hóa
  • WCO hỗ trợ hải quan Việt Nam phát triển nguồn nhân lực
  • Tăng cường đấu tranh với các vi phạm về thuế tại cửa khẩu
  • 6 đội tranh tài tại giải U19 nữ Quốc gia 2024
  • Thủ tướng yêu cầu giám sát chặt chẽ việc Facebook xử lý vụ cung cấp bản đồ sai
  • Thể Công Viettel đặt mục tiêu top 3 V
  • Ngành Hải quan tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ
  • Chi cục Thuế Quốc Oai
推荐内容
  • Xét xử BS Lương: Đại biểu Quốc hội nói gì khi Bộ trưởng Y tế chưa có ý kiến
  • Công trình đi trước thời gian
  • Chủ động thu ngân sách ngay từ đầu năm
  • Năm 2011, cả nước sử dụng 120 ngàn tấn vật liệu nổ công nghiệp
  • Hơn 50 triệu ô tô, xe máy cũ trên cả nước chưa đảm bảo tiêu chuẩn khí thải
  • Tâm sự 'gan ruột' của Chủ tịch CLB bóng đá Hải Phòng