【kq asiad 2023】Thu hẹp và minh bạch hóa các loại phí, lệ phí
>> Địa phương có quyền quyết về mức thu phí đường bộ
Đây là ý kiến đóng góp của các ĐB Quốc hội đối với dự thảo Luật phí và lệ phí trong buổi thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 18/6.
Quy định cụ thể danh mục các loại phí,ẹpvàminhbạchhóacácloạiphílệphíkq asiad 2023 lệ phí
Đánh giá chung, các ĐB đều tán thành sự cần thiết phải ban hành luật để cải cách thủ tục hành chính, tăng cường minh bạch, tạo sự thuận lợi cho người dân.
Theo ĐB Trần Du Lịch (TP.Hồ Chí Minh), dự thảo Luật đã thu hẹp nhiều loại phí, lệ phí để chuyển sang minh bạch hóa, làm rõ loại nào Nhà nước cung cấp, loại nào xã hội hóa. “Đây là hướng đi đúng đắn nhưng tôi mong muốn đổi mới mạnh mẽ hơn, gắn với quyền của chính quyền địa phương”, ĐB nói.
Đồng tình với việc loại bỏ các khoản phí, lệ phí không cần thiết góp phần gánh nặng cho người dân, ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) đánh giá danh mục phí và lệ phí nêu trong dự thảo Luật đã xác định lại rõ ràng để cung cấp dịch vụ công và nhiều loại phí chuyển sang cơ chế giá. Tuy nhiên cần có nguyên tắc phân cấp rõ ràng để ban hành danh mục phí và lệ phí, loại nào do Chính phủ ban hành, loại nào do địa phương. Đồng thời, cần thiết ban hành các hành vi nghiêm cấm trong Luật, xác định rõ thêm việc nộp thiếu, nộp chậm, đề nghị bổ sung xử lý các vi phạm hành vi bị nghiêm cấm.
Liên quan đến thẩm quyền và trách nhiệm, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.Hồ Chí Minh) đề nghị Quốc hội ban hành cụ thể danh mục phí và lệ phí áp dụng chung cho cả nước. Khi có yêu cầu điều chỉnh, Chính phủ phải trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét.
Trên cơ sở đó, luật sẽ quy định theo hướng, một số phí quy định cụ thể, một số phí quy định khung tối đa. Từ đó luật cần quy định HĐND cấp tỉnh, Thành phố được quyền quyết định một số khoản phí, lệ phí ngoài danh mục do Quốc hội quy định; được quyết định mức thu cụ thể đối với một số phí, lệ phí mà Chính phủ quy định mức khung; được quyết định miễn giảm đối với một số khoản phí, lệ phí.
Hài hòa quyền lợi, nghĩa vụ của người dân khi đóng phí, lệ phí
Bên cạnh đó, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng đề nghị khi xây dựng Luật phí và lệ phí không chỉ quan tâm đến tính công khai và minh bạch mà còn phải đặc biệt quan tâm đến tính công bằng giữa các loại phí. Đồng thời, ĐB cũng lưu ý đến nguyên tắc hài hòa hợp lý giữa quyền lợi, nghĩa vụ của người dân với trách nhiệm phục vụ nhân dân của nền hành chính và của cán bộ công chức.
Cũng theo ĐB, việc chuyển học phí, viện phí sang cơ chế giá là cần thiết nhưng cần lưu ý đến học phí cấp phổ thông để tránh ảnh hưởng cơ hội học tập của người dân.
Về việc xã hội hóa một số dịch vụ công, ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) có ý kiến, nếu dự thảo quy định viện phí, học phí theo cơ chế giá thì cần có chương riêng quy định mức thu, mức đóng cụ thể, vì hiện nay vấn đề này tại mỗi bệnh viện rất phức tạp, có bệnh viện thu chung nhưng có bệnh viện khoán cho từng khoa.
“Do đó, nếu chúng ta quyết tâm thay đổi thì cần ban hành riêng một chương, trong đó quy định cụ thể từng mức thu, khi yêu cầu thực tế cần phải thay đổi các mức này, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành mức thu mới....”, ĐB Nguyễn Văn Tiên đề nghị.
Băn khoăn về việc phí và lệ phí có chồng chéo, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nêu thực tế một số nơi vừa có phí vừa có lệ phí như: án phí, lệ phí toà án, phí sử hữu trí tuệ, lệ phí sở hữu trí tuệ… Theo ĐB, nên phân biệt và giải thích rõ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được cung cấp dịch vụ (trong luật này là dịch vụ công). Còn lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả cho những chi phí thực hiện thủ tục hành chính (chủ yếu là cung cấp giấy tờ). Do đó, ĐB đề nghị ban soạn thảo cần rà soát lại để đảm bảo tính nhất quán khi ban hành Luật này.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, các ý kiến của ĐB sẽ được Ban soạn thảo tiếp thu, xem xét và chỉnh lý vào dự thảo Luật.
Cũng trong phiên họp sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016 với tỷ lệ tán thành đạt 87,88%. Theo Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội tập trung xem xét, thảo luận báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm; báo cáo công tác cả nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước; và báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII. |
Hạnh Thảo - Hoàng Yến
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô
- ·Những dự án giao thông lớn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản 2021
- ·Giá vàng bất ngờ quay đầu tăng mạnh
- ·Trung Quốc áp dụng loạt biện pháp kiểm soát hàng hóa nhập khẩu phòng Covid
- ·Bộ Y tế cấm sử dụng 78 dược chất, thuốc chứa dược chất
- ·Lời khuyên của chuyên gia về dùng đường trong thực phẩm hàng ngày
- ·Ngành than muốn xuất khẩu 1,55 triệu tấn năm 2021
- ·Bí ẩn xác ướp mỹ nhân quý tộc trong quan tài đá
- ·So sánh bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2023 và nhiều năm trước
- ·Nhiều lưu ý cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào Ba Lan
- ·Kinh nghiệm học nghề trang điểm nhanh kiếm được nhiều tiền
- ·Chồng ngoại tình, bà chủ căn biệt thự làm điều dại dột
- ·Quảng Ninh nhắm đích tỉnh nông thôn mới vào năm 2025
- ·Kỳ tích xuất siêu
- ·Cho thuê Cloud Server SSD, Host VPS chất lượng cao tại Viettel
- ·Ốc bươu nướng tiêu cay và chuột chiên mắm ở xứ 'người đẹp Tây Đô'
- ·Vì sao dự án đường sắt Cát Linh
- ·Dạy con quản lý tài chính
- ·Long An và Lâm Đồng kết nối mở rộng tiêu thụ sản phẩm
- ·Tháng 1 kim ngạch nhập khẩu đạt 26,4 tỷ USD