【nhận định trận ajax】Xây sân bay mới: Cần cân nhắc kỹ nguồn lực và hiệu quả đầu tư
Xây sân bay mới: Cần cân nhắc kỹ nguồn lực và hiệu quả đầu tư
Không thể phủ sự cần thiết của cảng hàng không đối với việc phát triển ở các địa phương. Tuy nhiên, nguồn lực và hiệu quả đầu tư như thế nào là điều buộc phải cân nhắc kỹ.
Nhiều địa phương đề xuất xây dựng cảng hàng không
Hiện tại cả nước đang khai thác 22 cảng hàng không, với công suất thiết kế 95,7 triệu lượt hành khách mỗi năm. Năm 2019 - thời điểm chưa bùng phát dịch bệnh Covid-19, các cảng đã đạt công suất hơn 116 triệu lượt khách, tương đương với 121% so với thiết kế.
Tuy nhiên, lượt khách lại không phân bổ đồng đều, chỉ tập trung ở 3 trung tâm kinh tế: Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM còn tại các cảng hàng không khác đều có sản lượng thấp hơn so với thiết kế. Thậm chí, có cảng hàng không đạt dưới 20% công suất thiết kế.
Do vậy việc xem xét đầu tư cảng hàng khônghay phát triển các loạt hình giao thông khác mang tính kết nối giữ các cảng hàng không, cần có những tính toán cụ thể.
Nằm cách Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khoảng 60km, mới đây Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang đã có văn bản đề xuất Bộ Giao thông vận tải cho phép chuyển sân bay quân sự Kép thành sân bay lưỡng dụng, tức kết hợp giữa quân sự và dân sự.
Hai vấn đề được tỉnh Bắc Giang đưa ra đó là ở thời điểm hiện tại, mật độ sân bay các tỉnh phía Bắc còn khá thưa thớt. Trong khi đó, sân bay Kép đã có sẵn mặt bằng và đáp ứng điều kiện kết nối với các loại hình giao thông khác.
Chính vì thế, tỉnh đã đề xuất mở rộng từ sân bay quân sự thành sân bay lưỡng dụng, sử dụng cho cả mục đích dân sự. Tuy nhiên, đây mới chỉ dừng ở chủ trương quy hoạch, còn công suất ra sao, nguồn lực đầu tư như thế nào sẽ được tiếp tục tính toán cụ thể.
Đại diện Sở Giao thông vận tải - cơ quan tham mưu của tỉnh đánh giá nếu dựa trên cơ sở sẵn có của sân bay quân sự Kép thì tổng mức nâng cấp trở thành cảng hàng không sẽ không cao.
Không ai phủ sự cần thiết của cảng hàng không đối với việc phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương, thậm chí cả vùng. Tuy nhiên, nguồn lực và hiệu quả đầu tư như thế nào là điều buộc phải cân nhắc kỹ càng.
Thực tế cho thấy không phải cứ có cảng hàng không là kinh tế địa phương có thể cất cánh. Gánh nặng nợ công của các địa phương ngày càng chồng chất là một thực tế nên giấc mơ bay vẫn cần gắn liền với thực tế khách quan.
Tiêu chí xây dựng cảng hàng không
Tại tờ trình Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050 lên Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất lựa chọn phương án đến năm 2030 cả nước sẽ có thêm 4 cảng hàng không và đến 2050 tăng 8 cảng hàng không so với hiện nay.
Tuy nhiên, có 8 địa phương từng đề xuất xây sân bay gồm: Ninh Bình, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Bình Phước, Bắc Giang, Hà Giang, đều không nằm trong quy hoạch Cục Hàng không xây dựng. Các địa phương đều có lý do phân tích sự cần thiết của đề xuất này.
Ở góc độ khác, nghiên cứu trên thế giới cho thấy, 75% người dân có thể tiếp cận với cảng hàng không trong bán kính 100 km. Nếu áp theo tiêu chí này, Việt Nam có thể đáp ứng tới 98% vào năm 2030 nếu như tiếp tục được bổ sung thêm 4 cảng hàng không nữa.
Đại diện Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải - đơn vị thực hiện quy hoạch, cho rằng việc lựa chọn các cảng hàng không mới dựa trên 6 tiêu chí chính. Sự cần thiết và mức độ khả thi làm sân bay mới bao gồm nhu cầu sản lượng, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, khẩn nguy cứu trợ, điều kiện tự nhiên và cự ly bố trí.
Đại diện Bộ Giao thông vận tải cũng cho biết, bên cạnh những tiêu chí mà đơn vị tư vấn đề xuất, Bộ cũng ưu tiên xem xét phát triển cảng hàng không ở những địa phương hạ tầng đường thủy, đường bộ còn chưa thuận tiện, chưa tạo đà phát triển cho địa phương và vùng.
Tìm nguồn lực đầu tư cảng hàng không
Nhiều địa phương đã có những chuyển biến khá tích cực về phát triển kinh tế - xã hội khi đưa cảng hàng không vào hoạt động. Không những thế, còn hình thành nhiều khu vực kinh tế khi được kết nối với quy hoạch, kế hoạch phát triển của cả vùng.
Tuy nhiên, đầu tư một cảng hàng không luôn đòi hỏi mức đầu tư lớn. Trong khi đó, hiện phần lớn nguồn lực đầu tư hệ thống cảng hàng khôngcủa cả nước đều phụ thuộc vào ngân sách. Vậy nguồn lực đầu tư cho các cảng hàng không mới sẽ được lấy từ đâu. Điều này cần được coi là tiêu chí để xem xét đưa vào quy hoạch hệ thống cảng hàng không trong thời gian tới.
Thực tế cho thấy, trong trường hợp bình thường, tức là chưa có tác động của dịch bệnh thì trong năm 2019 cũng chỉ có 6 cảng hàng không hoạt động có lãi, số còn lại phải bù lỗ. Rõ ràng, không phải hàng không lúc nào cũng dễ dàng cất cánh bởi để bay được cần phải tính đến quy mô, lợi thế và tiềm năng của cảng hàng không đó.
Trong vòng 10 năm gần đây, thị trường vận tải hàng khôngcó sự phát triển mạnh luôn duy trì mức 2 con số với mức tăng trưởng trung bình đạt 16,5%. Theo đó, Việt Nam được đánh giá là một trong thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực châu Á.
Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch cảng hàng không, sân bay phải có sự đồng bộ tổng thể quy hoạch của ngành giao thông vận tải, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung, không thể vì lợi ích của một địa phương nào. Việc cần thận trọng trong xem xét đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của quy hoạch là vô cùng quan trọng.
- ·Ngăn chặn các hành vi trục lợi hưởng bảo hiểm xã hội
- ·Nên hay không?
- ·“Nhà khoa học” trong trường học
- ·NATO chuẩn bị tập trận hạt nhân
- ·Đáp án môn Tiếng Anh mã đề THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Ngăn việc vận chuyển trái phép thực phẩm tươi sống để phòng dịch corona
- ·Hữu dụng từ thùng rác
- ·Trao 150 suất học bổng Nguyễn Trường Tộ cho sinh viên Đại học Huế
- ·Nổ nhà máy hóa chất, hàng chục người bị thương
- ·Tạm dừng sân bay, di dời hộ dân, cho học sinh nghỉ học để ứng phó mưa bão
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca nhiễm Covid
- ·1.458 tân sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ bước vào năm học mới
- ·3 học sinh đạt giải Nhất học sinh giỏi Quốc gia
- ·Moscow bác dùng vũ khí cấm ở Ukraine, Lithuania trục xuất nhà ngoại giao Nga
- ·Vụ điện giật 4 người tử vong: Đùn đẩy trách nhiệm?
- ·Ukraine giành lại 75 khu định cư ở Kherson, Nga dội pháo xuống Zaporizhzhia
- ·Thầy trò vẫn “liều mình” dạy và học
- ·VietinBank đặt mục tiêu đạt 7.900 tỷ đồng lợi nhuận năm 2016
- ·Hà Nội đặt mục tiêu 90% người tham gia bảo hiểm xã hội năm 2019
- ·Đổi mới phương pháp học môn lịch sử trong trường phổ thông