【trận gamba osaka】ASEAN đối mặt với “căn bệnh nước phát triển”
ASEAN thúc đẩy định hướng phát triển trong giai đoạn mới Những thách thức đối với ASEAN trong nền kinh tế kỹ thuật số Kết nối trong ASEAN - Chìa khóa của tiến trình phát triển khu vực |
Nhiều nước ASEAN đang đối mặt với thách thức già hóa dân số. |
Cùng với sự phát triển kinh tế, các nước ASEAN đang không ngừng bước trên con đường mà các nước phát triển đã trải qua, đồng thời cũng đang đối diện với những thách thức mới như già hóa dân số và chi tiêu cho an sinh xã hội gia tăng mạnh… Những vấn đề này đã làm tăng thêm rủi ro mắc “căn bệnh nước phát triển” - căn bệnh chủ yếu xuất hiện ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển chín muồi, do tỷ lệ sinh giảm dẫn đến xã hội già hóa, chi tiêu an sinh xã hội không ngừng phình to, các ngành công nghiệp rỗng ruột dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao…, kinh tế xã hội xuất hiện tình trạng tăng trưởng thấp.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được mệnh danh là câu lạc bộ các nước phát triển, trong đó các nước thành viên đến từ châu Á chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện nay, Indonesia và Thái Lan đang tranh thủ gia nhập, nhưng để đạt được tiêu chuẩn gia nhập, đòi hỏi những nước này phải thay đổi triệt để các quy định pháp luật trong nước và vẫn phải mất thời gian tương đối dài mới có thể chính thức gia nhập. Tuy nhiên, trước khi những nước này bước vào hàng ngũ những nước phát triển, thì “căn bệnh nước phát triển” lại đang áp sát rất nhanh.
Trong kinh tế học có khái niệm “lợi tức dân số”, thông thường đề cập đến giai đoạn cùng với sự tăng lên hàng năm của tỷ lệ dân số trong độ lao động (từ trên 15 tuổi đến dưới 65 tuổi), sẽ thông qua các phương thức khác nhau để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lợi tức dân số của một nửa các nước thành viên ASEAN được cho là đã kết thúc. Theo dự báo dân số thế giới năm 2022 của Liên hợp quốc, với tư cách là một khu vực riêng biệt, lợi tức dân số của ASEAN đã kết thúc vào năm 2023. Xét từ góc độ các quốc gia, Singapore dẫn đầu vào năm 2010, tiếp đó là các nước Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Malaysia cũng lần lượt kết thúc lợi tức dân số. Indonesia, quốc gia có dân số lớn nhất khu vực này, dự kiến sẽ kết thúc thời kỳ lợi tức dân số vào năm 2029. Chẳng hạn, dân số trong độ tuổi sinh sản của Thái Lan bắt đầu giảm vào năm 2018, khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại. Sự sụt giảm của lực lượng lao động có thể gây nên ảnh hưởng tiêu cực đối với tiêu dùng và đầu tư.
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel Paul R.Krugman đã đăng một bài viết có tựa đề “Huyền thoại kỳ tích châu Á” vào năm 1994, nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của châu Á chỉ dựa vào yếu tố sản xuất, nghĩa là sự mở rộng đầu tư vốn và lao động, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo nếu không có tiến bộ công nghệ và cải thiện tỷ lệ sinh thì sẽ không tăng trưởng bền vững.
Để ứng phó với những thách thức này, các nước ASEAN không chỉ cần tăng cường đầu tư vốn và lực lượng lao động, mà việc nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) cũng là xu thế tất yếu. Đặc biệt, nâng cao TPF cần phải thông qua đổi mới công nghệ, phân bổ nguồn lực hiệu quả cao, giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng lực lượng lao động. Thông qua thu hút công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng suất là chìa khóa để các nước ASEAN tiến tới giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Chính phủ các nước nên thông qua tăng cường đầu tư cho giáo dục và đổi mới công nghệ, thúc đẩy thu hút công nghệ số và AI để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Do vậy, các nước ASEAN cần phải kịp thời thực hiện sự cải cách mang tính chiến lược để tránh hậu quả nghiêm trọng do “căn bệnh nước phát triển” gây nên.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đa dạng quà tặng Lễ Tình nhân
- ·Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Định thoái vốn khỏi BMC trong quý IV
- ·Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DLG
- ·Công đoàn Thông tin
- ·Xem xét ban hành văn bản 'Sản xuất tại Việt Nam' ở cấp Thông tư
- ·Giá thép nội địa sẽ phục hồi từ quý IV nhờ áp lực từ thép Trung Quốc giảm
- ·Hà Nội: Sở Xây dựng thông tin bất ngờ về công trình 25 tầng được miễn giấy phép
- ·Thanh khoản trái phiếu chính phủ tăng mạnh trên thị trường thứ cấp
- ·Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí
- ·Công ty Vận tải và Thương mại Quốc tế bị xử phạt hơn 2,2 tỷ đồng và đình chỉ giao dịch chứng khoán
- ·Cảnh báo bẫy lừa đảo khi xem phim online người dân cần lưu ý
- ·Thị trường chứng khoán vẫn trong giai đoạn tích lũy dài hạn
- ·Công an Lạng Sơn thông tin vụ kẹo lạ nghi chứa chất ma tuý bán tại nhiều cổng trường
- ·Thua Hà Nội FC, HLV Wuhan Three Towns đổ lỗi cho... sân Mỹ Đình
- ·Hoạt động thông tin
- ·BAF muốn huy động 1.000 tỷ đồng để bổ sung vốn cho chăn nuôi
- ·Kết quả Argentina 0
- ·Khởi tố nhóm đối tượng vận chuyển 3 tấn pháo nổ từ Campuchia về Việt Nam
- ·Yêu cầu chấn chỉnh việc gợi ý khách hàng vay vốn mua bảo hiểm
- ·Khai mạc Giải Đua xe Ô tô Địa hình Việt Nam PVOIL Cup 2023