【getafe vs athletic bilbao】Vì sao Ngoại trưởng Mỹ khóc khi nói về chiến tranh Việt Nam?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có bài phát biểu đầy xúc động tại hội thảo về chiến tranh Việt Nam diễn ra tại Austin,ìsaoNgoạitrưởngMỹkhóckhinóivềchiếntranhViệgetafe vs athletic bilbao thủ phủ bang Texas ngày 27/4.
Ngoại trưởng Mỹ khóc khi nói về chiến tranh Việt Nam và những đau thương mà cả hai phía phải trải qua
Với tên gọi "Vietnam War Summit" diễn ra tại Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở thành phố Austin (Texas), Ngoại trưởng Kerry đã nghẹn ngào khi nhớ lại những giây phút ông điều trần trước Thượng viện Mỹ vào năm 1971. Vào thời điểm đó, ông mới trở về từ Việt Nam và tham gia lãnh đạo phong trào phản chiến của các cựu chiến binh.
Trước gần 1.000 cử tọa ngồi chật kín khán phòng Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson, Ngoại trưởng Kerry nói: "Khi tôi điều trần trước thượng viện chống lại cuộc chiến ở Việt Nam, tôi đã nói về sự quyết tâm của các cựu chiến binh nhằm thực hiện nhiệm vụ cuối cùng, để 30 năm sau, khi anh em chúng tôi xuống đường mà không có tay hoặc chân và mọi người hỏi 'Tại sao?', thì chúng tôi có thể nói 'Việt Nam' mà không hàm ý một ký ức đắng cay, thay vào đó lại là nơi nước Mỹ xoay chiều và là nơi chúng tôi đã giúp nước Mỹ trong bước ngoặt này".
Từng tham chiến tại Việt Nam vào cuối những năm 1960, ông Kerry hiểu rõ hơn ai hết về hậu quả thảm khốc của chiến tranh và giá trị của hòa bình. Ngoại trưởng Kerry nhớ lại, trong chiến tranh, ông đã từng có thời khắc ngồi trên nóc khách sạn Rex chứng kiến những quầng lửa bùng lên trong tiếng súng vang vọng khắp nơi.
Trở lại Việt Nam vào thời bình, ông tìm đến đúng chỗ cũ để được chứng kiến một thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn đổi khác, với những con đường tấp nập người qua lại, thương mại sầm uất, đời sống hiện đại, hầu như không ai còn nhắc đến chiến tranh.
“Đây là một kỷ nguyên khác và do vậy quan hệ giữa hai nước cũng cần hoàn toàn khác. Vào năm 1968, không ai có thể tưởng tượng rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ vào năm ngoái, Tổng thống Obama sẽ thăm Việt Nam vào tháng sau, quan hệ hợp tác song phương liên tục được mở rộng, từ biến đổi khí hậu, công nghệ cao cho đến y tế và quân sự..”, ông nhấn mạnh.
Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Mỹ nói về những nỗ lực của Việt Nam trong việc gạt bỏ quá khứ, hàn gắn quan hệ giữa hai nước.
Ông Kerry nói: “Đây là câu chuyện đặc biệt về sự cởi mở phi thường của Việt Nam. Họ giúp chúng ta tìm kiếm hài cốt binh sỹ Mỹ cho dù hài cốt của cả triệu quân nhân Việt Nam cho đến nay vẫn còn chưa tìm được. Họ đào cả đồng lúa, cho phép chúng tôi vào nhà, đưa chúng tôi qua những nơi từng là bãi mìn…Họ làm như vậy vì bản thân họ cũng muốn gác lại quá khứ chiến tranh”.
Ngoại trưởng Kerry kể lại trải nghiệm trên các chuyến bay trực thăng trên khắp Việt Nam, chui xuống những hố khai quật đầy bùn sâu đến 6 mét để tìm kiếm hài cốt lính Mỹ.
Ông Kerry nhấn mạnh, với ông cũng như nhiều cựu binh Mỹ khác, quá trình hàn gắn và bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh không phải để lãng quên quá khứ vì điều đó cũng đồng nghĩa với việc tự mình tước đi những kinh nghiệm quý báu.
Ông Kerry nhấn mạnh: “Bi kịch tại Việt Nam cần trở thành lời nhắc nhở thường xuyên đối với chúng ta về khả năng mắc sai lầm, về nhìn nhận sự việc bằng lăng kính thiếu chuẩn xác, về việc bỏ qua lời cảnh tỉnh về những đau thương mà chiến tranh gây ra”.
Ông khẳng định: “Rất nhiều người ở cả Việt Nam và Mỹ sẽ không để quá khứ định hình tương lai của chúng ta. Từ một cựu thù, Việt Nam đã trở thành đối tác của chúng ta với những mối quan hệ cá nhân và quốc gia giữa hai bên ngày càng gắn kết và nồng ấm. Đó là di sản chung của chúng ta và cũng là những gì mà tôi hy vọng sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong những năm tới”.
Ngoại trưởng John Kerry cho rằng một trong những bài học lớn nhất mà Mỹ cần rút ra từ cuộc chiến tranh Việt Nam là Mỹ không thể nhìn nước khác qua lăng kính của chính mình mà cần đứng ở vị trí của nước đó để nhìn nhận sự việc.
Hội thảo "Vietnam War Summit" diễn ra từ 26 đến 28/4, nhằm trao đổi thẳng thắn về chiến tranh Việt Nam, bài học và di sản của cuộc chiến. Ngoài ông Kerry, hội thảo còn có sự góp mặt của rất nhiều nhân chứng lịch sử như cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, nhà hành động phản chiến Tom Hayden, phóng viên ảnh Nick Út của hãng thông tấn AP - người từng đoạt giải báo chí Pulitzer với bức ảnh "Em bé Napalm".
Cuối năm 2013, ông John Kerry lần đầu tiên đặt chân tới Việt Nam trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ với mục đích thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Được biết, tháng tới, ông sẽ tháp tùng Tổng thống Obama tới Hà Nội, và tin cho hay quan chức hai nước vẫn đang thương thảo về chuyến công du này.
>>Dự báo thời tiết kỳ nghỉ 30/4 và 1/5: Cả nước nắng nóng trên 35 độ C
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Trả “bản quyền” cho nhà khoa học, tất cả cùng có lợi
- ·Thái Nguyên tìm chủ đầu tư làm khu đô thị hơn 2.636 tỷ đồng
- ·Rắn xuất hiện ở phòng resort 60 triệu đồng/đêm dừng dự án BT của nhiều ông lớn
- ·Hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, kết nối các trung tâm tăng trưởng
- ·Vụ thủy điện Sông Tranh 2: Tập đoàn điện lực nhận trách nhiệm
- ·The Sailing Quy Nhơn
- ·Căn hộ trung tâm TP.HCM
- ·Trót mua dự án 'bánh vẽ' Seaway Bình Châu, khách hàng trầy trật đòi tiền
- ·Người lao động không ngừng phát huy tính sáng tạo để nâng cao năng suất
- ·Thanh Hóa sắp đấu giá hàng trăm lô đất, khởi điểm thấp nhất 2 triệu đồng/m2
- ·Cả nước sẵn sàng bắn pháo hoa đón giao thừa
- ·‘Điểm hẹn’ an cư của gia đình trung lưu thế hệ mới ở tây Hà Nội
- ·Phú Yên: Đầu tư hơn 3.420 tỷ đồng làm đường ven biển
- ·Nhà phố phong cách đồng quê châu Âu
- ·Hải Dương có phố ung thư
- ·Kim Oanh Group bắt tay đối tác Nhật nâng chất lượng dự án bất động sản
- ·Ngôi nhà kiểu Nhật, không gian mô phỏng thân cây với các phòng là nhánh cây
- ·Chiêu gom đất của nhà ông Trần Quí Thanh, long đong dự án chung cư hạng sang
- ·Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, đo lường với thiết bị sạc xe điện: Yêu cầu từ thực tiễn
- ·NewstarGroup xây dựng chuỗi giá trị khác biệt tại các vùng đất mới