会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số latvia】Siêu ủy ban và những cuộc “chuyển giao máu thịt”!

【tỷ số latvia】Siêu ủy ban và những cuộc “chuyển giao máu thịt”

时间:2024-12-23 23:44:19 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:937次

Cuộc chuyển giao máu thịt

Hết tuần này,êuủybanvànhữngcuộcchuyểngiaomáuthịtỷ số latvia thời hạn không quá 45 ngày, tính từ ngày 29/9/2018, mà Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp(DN) xác định cho việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty sẽ kết thúc.

Năm tổng công ty thuộc Bộ Giao thông - Vận tải đã được chuyển giao quyền sở hữu vốn nhà nước sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: Doãn Tuấn

Nếu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không kịp hoàn tất thủ tục bàn giao hồ sơ quản lý của 5 tập đoàn, tổng công ty là Cao su Việt Nam, Cà phê Việt Nam, Lương thực miền Bắc, Lương thực miền Nam và Lâm nghiệp Việt Nam trong các ngày còn lại của tuần này, thì những nỗ lực dồn dập bàn giao 6 DN của Bộ Công thương, 1 DN của Bộ Tài chính, 5 DN của Bộ Giao thông - Vận tải và 2 DN của Bộ Thông tin và Truyền thông trong ngày cuối của tuần trước và ngày đầu tiên của tuần này dù rất có ý nghĩa, cũng chưa đủ tạo thế “đầu xuôi, đuôi lọt” cho “siêu ủy ban” bắt tay thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tất nhiên, đây mới là phần việc mang nặng tính hành chính và kỹ thuật, bởi nguyên tắc bàn giao đã được xác định rõ là bàn giao nguyên trạng, đóng gói hồ sơ, nhưng chắc chắn không đơn giản. Thứ nhất, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu nhà nước của 19 DN này là hơn 820.000 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản của DN gần 1,5 triệu tỷ đồng, tương đương gần 50% giá trị vốn nhà nước và tài sản của khu vực DN nhà nước.

Thứ hai, hàng loạt dự án, kế hoạch của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước này đang trong giai đoạn tái cơ cấudở dang, phải xử lý, nhiều dự án chậm trễ, kém hiệu quả... 

Đặc biệt, sự tồn tại lịch sử các các DN nhà nước dưới trướng các bộ, ngành đã khiến mọi cuộc chia tay trở nên khó khăn. Bộ trưởng Bộ Thông tin  và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng gọi VNPT và MobiFone là có “gắn bó lịch sử” với ngành thông tin và truyền thông. Còn Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, ông Nguyễn Văn Thể gọi 5 DN vừa chuyển giao sang Ủy ban là “máu thịt” của ngành giao thông - vận tải...

Nhưng dù vậy, bất cứ sự chậm trễ nào trong chuyển giao có thể khiến những lấn cấn trong tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước trong các DN của các bộ, ngành và của chính các DN nhà nước còn kéo dài.

... và những bảng phân vai còn chưa rõ

Có mặt trong lễ bàn giao DN của Bộ Giao thông - Vận tải và Bộ Thông tin và Truyền thông về Ủy ban, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã nhắc rất chi tiết 5 nội dung của vai trò quản lý nhà nước mà các bộ, ngành phải tuân thủ theo Điều 8, Luật Quản lý, đầu tưvà sử dụng vốn nhà nước tại DN.

Đó là ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN; xây dựng chiến lược đầu tư phát triển DN theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển ngành; xây dựng, lưu giữ các thông tin cơ bản về DN; theo dõi, giám sát hoạt động của DN; ban hành danh mục, phương thức quản lý tài chính, chính sách ưu đãi đối với sản phẩm, dịch vụ công ích trong từng thời kỳ và giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước tại DN; giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm.

“Việc tách DN ra khỏi các bộ, ngành không phải là để giảm nhẹ công việc, mà là để các bộ, ngành làm tốt hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Nhưng đây chính là một trong những phần việc vô cùng khó khăn tới đây. 

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhắc tới tồn tại do lịch sử, hệ thống pháp luật trong một thời gian dài không phân định rõ ràng đâu là chức năng đại diện chủ sở hữu của DN nhà nước và đâu là chức năng quản lý nhà nước. Hệ lụy là tư duy của người thực thi cũng trong tình trạng không phân định được chính xác nhiệm vụ nào là ở vai quản lý nhà nước, nhiệm vụ nào trong vai đại diện chủ sở hữu.

Việc tách doanh nghiệp ra khỏi các bộ, ngành không phải là để giảm nhẹ công việc, mà là để các bộ, ngành làm tốt hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Đáp án môn Lý mã đề THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
  • 2 xe máy đấu đầu, 1 người chết, 2 nguy kịch
  • Phá sòng bạc lớn bên bìa rừng
  • Bắt 9 con bạc sát phạt nhau ở quán cà phê
  • Chuyên gia tư vấn xóa chàm bớt trên da
  • Đến nhà bạn xin ngủ nhờ rồi tử vong
  • Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mùa dịch Covid
  • Phá ổ mại dâm trá hình trong tiệm gội đầu giác hơi
推荐内容
  • Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Chu Ngọc Anh thăm và làm việc tại Viện Đo lường Việt Nam
  • Phạt nghiêm hành vi tung tin thất thiệt lên mạng xã hội
  • Đẩy nhanh tiến độ đổi biển số xe dịch vụ
  • Công an Đồng Phú: Phát huy sức mạnh tổng hợp phòng, chống dịch
  • Quy định mới về cách tính tiền cước taxi
  • Xe bán tải đấu đầu… xe tải