【bxh bd bulgaria】Tỏa sáng sức mạnh đoàn kết của người Việt
Hải quan Hà Nội đảm bảo thông quan hàng hóa trong thời gian cao điểm chống dịch Covid-19 | |
Thủ trưởng chịu trách nhiệm nếu cán bộ bị lây nhiễm Covid-19 khi không chấp hành đầy đủ các biện pháp phòng,ỏasángsứcmạnhđoànkếtcủangườiViệbxh bd bulgaria chống dịch | |
Cảm nhận Hà Nội "sống chậm" những ngày cao điểm chống dịch Covid-19 |
Niềm tin
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 được dự báo sẽ khó có thể kết thúc trong một khoảng thời gian ngắn, không những nước ta mà cả trên thế giới. Dịch đã và sẽ có những tác động rất lớn đến kinh tế, xã hội, đặc biệt là đời sống của người dân. Song nhìn vào những nỗ lực chống dịch ở Việt Nam thời gian qua, từ người đứng đầu Chính phủ tới mỗi người dân, chúng ta lại có niềm tin sắt đá rằng cuộc chiến này Việt Nam tất thắng!
Thời chiến, hình ảnh các chiến sỹ ngày đêm hành quân, nằm gai nếm mật chiến đấu ngoan cường hay đoàn người nối đuôi nhau vận chuyển lương thực, thực phẩm ra tiền tuyến; những chàng trai, cô gái tuổi đời còn rất trẻ, dù chưa đến tuổi song đã viết đơn bằng máu để xin ra chiến trường, những trí thức tạm “xếp bút nghiên” để góp sức cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đến nay vẫn làm xúc động bao thế hệ người Việt.
Và trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành như hiện nay, nếu không có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo, cùng nhau vun đắp ý thức giữ gìn sự an toàn của cộng đồng, trật tự xã hội trước đại dịch, chúng ta sẽ mất kiểm soát với dịch, rơi vào tình trạng tồi tệ.
Khi đất nước cần, mỗi người dân Việt sẵn sàng hi sinh những lợi ích bản thân, góp sức cho cộng đồng. Nghĩa cử đẹp của một học sinh trung học thức khuya dậy sớm làm bánh lấy tiền mua khẩu trang tặng y, bác sỹ; một sinh viên dùng toàn bộ tiền tiết kiệm để ủng hộ chống dịch, một chủ quán ăn nhỏ ngày đêm chuẩn bị suất ăn cho người bị cách ly, cho nhân viên y tế, một cụ già hơn trăm tuổi dành tiền tiết kiệm ít ỏi của mình mua gạo tặng bộ đội… khiến cho mỗi người cảm thấy cay cay nơi khóe mắt.
Không chỉ khi dịch bệnh hoành hành, tình yêu thương, đùm bọc giúp đỡ nhau giữa con người với con người mới được tỏa sáng. Ngược dòng thời gian, Việt Nam chúng ta đã trải qua những trận lũ kinh hoàng, tàn phá nhà cửa, ruộng vườn, công xưởng, nhà máy, cuốn theo tính mạng nhiều người ở khúc ruột miền Trung, miền núi phía Bắc, khi ấy cả dân tộc dù đau thương nhưng đã biến thành hành động cụ thể.
Hình ảnh những chiến sỹ bộ đội bơi giữa dòng nước dìu người dân di tản đến nơi an toàn, hay khệ nệ kê những thùng hàng cứu trợ cho đồng bào khiến nhiều người cảm động. Hướng về đồng bào giữa lúc khó khăn, người dân, doanh nghiệp ở mọi miền Tổ quốc cùng kêu gọi giúp đỡ áo quần, lương thực, thuốc men, nước sạch... cho người dân nơi rốn lũ.
Và trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, cũng là những người lính ấy hàng tháng trời sẵn sàng hy sinh thầm lặng, ngủ bạt giữa rừng, bên ngoài sân, sảnh các khu tập thể, với các bữa ăn đạm bạc nhường doanh trại để làm khu cách ly tập trung song khuôn mặt họ vẫn rạng ngời niềm vui.
Những doanh nghiệp, dù đang chống chọi với khó khăn do dịch bệnh gây ra song vẫn trích một phần kinh phí để ủng hộ chống dịch. Nhiều cán bộ, nhân viên, công chức thuộc các khối cơ quan nhà nước dù đời sống còn khó khăn cũng sẵn sàng ủng hộ ngày lương; kiều bào ta ở nước ngoài bằng nhiều hình thức đã chuyển những đóng góp của mình tới đồng bào trong nước… Tất cả những tấm lòng thảo thơm, nghĩa cử đẹp ấy đã minh chứng cho truyền thống bất diệt từ ngàn đời của người Việt: Thương người như thể thương thân.
Muốn chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh, đội quân tiên phong là những y, bác sỹ nơi tuyến đầu đã, đang và sẽ chịu nhiều cực nhọc, song họ luôn giữ vững một niềm tin cùng ý chí khắc phục mọi khó khăn. Họ khoác trên mình bộ đồ bảo hộ, mồ hôi ướt sũng, tất bật chạy đua, gắng sức điều trị cho bệnh nhân với bát cơm ăn vội và thiếu ngủ triền miên; ngay kể cả những bác sỹ đã về hưu và sinh viên trường y, dù còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng tình nguyện xin ra tuyến đầu chống dịch đã khiến cho cả nước thêm hào khí chống dịch.
Mỗi người Việt dù bằng cách này hay cách khác, dù đang ở vị trí nào cũng đang cố gắng hết sức để cùng cả nước chung tay chống dịch. Ảnh: ST |
Không ai bị bỏ lại phía sau
Lịch sử dân tộc đã chứng minh ở vào những thời điểm khó khăn nhất, đoàn kết dân tộc là sức mạnh. Hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ, dù phải đối diện với kẻ thù lớn mạnh hơn nhiều lần, nhưng nhờ tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc chúng ta đã chiến đấu và chiến thắng vẻ vang, tạo ra kỳ tích, được bạn bè trên khắp năm châu bốn biển nể phục.
Theo PGS. TS Lê Văn Toan, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ, trong cuộc chiến với dịch
Covid-19 hiện nay những ứng xử kịp thời của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình bảo hộ hàng nghìn công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài, đã để lại những ấn tượng và cảm xúc tốt đẹp không chỉ đối với bản thân kiều bào, nhân dân trong nước mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn với dư luận quốc tế.
Trước đó, vào năm 2011, việc giải cứu hơn 10.000 lao động Việt Nam ở Libya trở về nước an toàn khi quốc gia này có bạo loạn đã làm ấm lòng biết bao gia đình có người thân xa xứ. Mỗi chuyến bay đưa người lao động từ Libya trở về về luôn tràn ngập nụ cười và nước mắt hạnh phúc.
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “minh bạch, công khai, không giấu dịch”, cả hệ thống chính trị của Việt Nam đã tích cực vào cuộc, dành mọi ưu tiên tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau, đồng thời giữ gìn sự ổn định, không để xảy ra hoang mang, lo lắng, xáo trộn trong xã hội.
Bên cạnh đó, dù điều kiện kinh tế còn khó khăn song người đứng đầu Chính phủ luôn nhắc đi nhắc lại một thông điệp mang đầy tình nhân văn: Chính phủ chấp nhận một số thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân. Theo đó mọi chi phí cho việc cách ly, phong tỏa, xét nghiệm, chữa trị của mỗi người.. đều do Chính phủ gánh vác đã được nhân dân đồng tình, ủng hộ và tin tưởng.
Ngoài ra, Chính phủ đã có các biện pháp ngăn chặn quyết liệt như cách ly, phong tỏa khu có dịch, đóng cửa trường học, hoãn các hoạt động tổ chức đông người, triển khai làm việc online và thời điểm hiện tại là thực hiện cách ly xã hội trên toàn quốc trong phạm vi 15 ngày để ngăn chặn dịch bệnh lây lan...
Nếu như những năm trước, gần đến ngày Quốc giỗ 10/3 Âm lịch, cả nước sẽ hào hứng chuẩn bị hành hương về đất Tổ Đền Hùng tưởng nhớ cội nguồn của dân tộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành như hiện nay, mỗi người con của đất Việt đều đang hưởng ứng lời hiệu triệu chống dịch của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, việc hành hương tạm thời bị gác lại. Dù vậy, nhưng ai cũng hiểu hàng trăm triệu người con đất Việt trong những thời điểm khó khăn, hiểm nguy nhất đã thể hiện rõ bản sắc của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết mạnh mẽ, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 4 (Lần 1)
- ·Tỷ giá hôm nay (9/3): USD trung tâm và các ngân hàng thương mại cùng tăng mạnh
- ·Ninh Bình: Doanh thu du lịch cả năm 2024 ước đạt gần 9.000 tỉ đồng
- ·“Giọt máu – Kho báu tình người”
- ·Con dâu phát hoảng vì phát hiện mẹ chồng có bồ
- ·Tháng 5/2019 sẽ có vắc xin 6 trong 1
- ·Người phụ nữ bị bắt vì đe dọa sát hại ông Donald Trump
- ·Giá cao su ngày 18/5/2024: Bất ngờ tăng mạnh gần 2%
- ·Nước mắt người phụ nữ có chồng chết, con trai u não ác tính
- ·Các Bộ trưởng EU thảo luận về chiến lược ở Niger
- ·Con chỉ mong sao cha mẹ có tiền cho con chữa bệnh
- ·Ngành y tế giảm chi từ ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng
- ·Các ngân hàng Pháp đối mặt với hơn 1,1 tỷ USD tiền phạt do gian lận thuế
- ·Lạng Sơn: Liên tiếp thu giữ thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Không kí hợp đồng, NLĐ bị công ty o ép lương
- ·Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019
- ·Tàu vũ trụ Ấn Độ hạ cánh thành công xuống mặt trăng
- ·Chia sẻ kinh nghiệm hạn chế rủi ro trong giao dịch bảo đảm khi cấp tín dụng
- ·Xót thương người phụ nữ có chồng tâm thần, 3 người con bại não bẩm sinh
- ·Nữ điều dưỡng tận tụy