【tỷ số bóng đá cúp c1 hôm nay】Đâu là các điểm nóng về buôn lậu động vật hoang dã trên thế giới?
Văn phòng Liên hợp quốc về phòng chống ma túy và tội phạm (UNODC) vừa công bố Báo cáo Tội phạm động vật hoang dã thế giới năm 2024 cho thấy khu vực Nam sa mạc Sahara ở châu Phi nổi lên như một điểm nóng về buôn lậu động vật hoang dã quốc tế.
19% các vụ tịch thu sản phẩm động vật hoang dã trên toàn thế giới được thực hiện tại khu vực này và đây trở thành là một trong những nguồn cung cấp cho buôn lậu động vật hoang dã phổ biến nhất.
Nghiên cứu được thực hiện với sự cộng tác của Hiệp hội quốc tế về chống tội phạm động vật hoang dã (ICCWC), bao gồm các bên liên quan chính như Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Cites), Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hải quan Thế giới.
Dựa trên dữ liệu từ hơn 140.000 hồ sơ bắt giữ trên 162 quốc gia và vùng lãnh thổ, báo cáo đã làm sáng tỏ quy mô của hoạt động buôn lậu động, thực vật hoang dã.
Từ năm 2015-2021, khu vực Nam sa mạc Sahara ở châu Phi cùng với Nam Á chiếm phần lớn các luồng thương mại toàn cầu về buôn bán động vật hoang dã với 44% tổng số vụ bắt giữ được ghi nhận.
Trong số các nhóm loài bị nhắm mục tiêu, tê tê là loài bị buôn bán nhiều nhất, chiếm tới 32% số vụ bắt giữ trong thời gian này. Ngoài ra, voi và các loài động vật ăn thịt, được xếp hạng trong số 5 nhóm loài hàng đầu bị thu giữ ở cả châu Phi và châu Á.
Tại châu Phi, tê tê, tê giác và voi chiếm hơn 95% tổng số vụ tịch thu. Ở châu Á, phần lớn các vụ bắt giữ liên quan đến gỗ, sau đó là các mặt hàng tê tê.
Ở châu Âu, cá chình dẫn đầu, tiếp theo là trầm hương. Ở châu Mỹ, gỗ (tuyết tùng) cho đến nay là nhóm xếp hàng đầu (79%), tiếp theo là cá sấu và gỗ cẩm lai (lần lượt là 5% và 3%).
Ở châu Đại Dương, các nhóm bị buôn lậu theo thứ tự gồm cá sấu, rễ cây costus, rắn, nhân sâm và xương rồng.
Các mặt hàng san hô, cá sấu và rắn nổi bật hơn ở 3 khu vực còn lại, trong đó vẹt và vẹt mào nổi bật ở châu Mỹ và nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở châu Đại Dương. Thực vật cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các hồ sơ ở châu Âu (ví dụ như lô hội và xương rồng) và ở châu Đại Dương (như rễ cây costus và nhân sâm).
Báo cáo của Liên hợp quốc nhấn mạnh tác động tàn phá của buôn lậu đối với sự ổn định và khả năng phục hồi của đa dạng sinh học và hệ sinh thái toàn cầu, cũng như làm suy yếu các giá trị môi trường, xã hội và kinh tế.
Báo cáo cũng cho thấy nhu cầu cấp thiết về hành động phối hợp để giải quyết nạn buôn bán động, thực vật hoang dã hiện nay./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá vàng hôm nay 12/11: Biến động lạ của giá vàng trong nước
- ·Dù thấy đò đầy lòng vẫn muốn… sang sông
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn tháng 12/2011
- ·Đắng lòng vì 4 tỉ tiền mua đất
- ·Đẩy nhanh tiến độ gieo sạ lúa Đông Xuân 2022
- ·Nhức lòng căn nhà người đàn bà điên và ba đứa con nhỏ
- ·Đàn bà đẹp cũng mắc lỗi “không biết giữ chồng”
- ·Danh sách dự thi: “Tình yêu và những đồng tiền lấp lánh”
- ·Bộ trưởng TT&TT chúc Báo chí luôn giữ được tinh thần Cách mạng
- ·Tại sao anh không đòi hỏi chuyện ấy?
- ·Chính phủ đồng ý mua bổ sung gần 20 triệu liều vaccine Pfizer
- ·Cụ bà xin hiến xác khi còn sống trở về vỉa hè mưu sinh
- ·Họ đã trả tiền để mua tình yêu của anh
- ·Tình sét đánh và cuộc hôn nhân không lối thoát
- ·NHNN tăng giá bán USD thêm 490 đồng, cao nhất từ trước đến nay
- ·Hồi âm đơn thư giữa tháng 6/2011
- ·Khốn khổ vì chồng thích yêu kiểu tra tấn
- ·Bài 2: Chỉ vì ‘sướng đời mà’ ‘khoái lắm đây’!
- ·Tin tưởng Đại hội Đảng lần thứ XIII chọn được người tài đức
- ·Vợ mất bất ngờ lộ khối tài sản riêng