会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【cách đánh xì dách luôn thắng】Cải cách thuế, hải quan góp phần làm động lực phát triển nền kinh tế!

【cách đánh xì dách luôn thắng】Cải cách thuế, hải quan góp phần làm động lực phát triển nền kinh tế

时间:2024-12-23 22:52:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:811次

cai cach thue hai quan gop phan lam dong luc phat trien nen kinh te

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: H.Nụ

Tham dự Hội nghị có ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; đại diện lãnh đạo Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan; đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, cùng đại diện một số Hiệp hội, Hội, DN trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hiệu quả tích cực

Thuế và Hải quan là hai lĩnh vực quan trọng, có tác động lớn đối với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. Chính vì vậy, trong loạt Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia từ năm 2014 đến nay, Chính phủ luôn xác định hai lĩnh vực này là trọng tâm cải cách.

Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 được Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố ngày 26/9/2017, Việt Nam tăng năm bậc so với năm 2016, xếp hạng 55 trên 137 quốc gia. Tuy nhiên, nếu xét riêng theo từng nhóm yếu tố thành phần cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp thì Việt Nam chỉ đứng trên 2 nước Campuchia và Lào. Thực tế này rất đáng suy nghĩ và là những áp lực đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn trong nội dung phối hợp của 6 cơ quan, tổ chức thời gian tới đây.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: “Sau 3 năm triển khai thực hiện, có thể đánh giá, 6 cơ quan, tổ chức đã triển khai nghiêm túc Chương trình phối hợp giám sát thuế, hải quan.

Nhờ những nỗ lực đổi mới, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan nên số thu NSNN năm 2017 của ngành Thuế đạt 1.019.041 tỷ đồng (bằng 105,2% dự toán); ngành Hải quan đạt 297.082 tỷ đồng (tăng 5,04% so với năm 2016), và đặc biệt là đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hơn 560.000 DN, lực lượng quan trọng đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm khu vực này thu hút thêm 15,2% nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, thu hút hơn 14 triệu lao động việc làm.

Năm 2017, riêng khối DN tư nhân đã đóng góp 32,3% cho tăng trưởng kinh tế đất nước. Và một điểm đáng chú ý, trong 3 năm liên tiếp (2014-2016), Bộ Tài chính luôn được xếp thứ 2 trong bảng chỉ số cải cách hành chính của các bộ, ngành”.

Ông Nguyễn Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng, thời gian qua, Tổng cục Thuế đã triển khai đồng bộ và hiệu quả nhiều giải pháp thực hiện lộ trình cải cách TTHC, nhất là việc kê khai thuế điện tử và nộp thuế điện tử, qua đó tạo thuận lợi cho người nộp thuế và nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

Việc đưa dịch vụ nộp thuế điện tử đến với cộng đồng DN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thuế nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế, góp phần đơn giản hóa thủ tục giấy tờ khi thực hiện nghĩa vụ thuế, xử lý thông tin nộp thuế nhanh chóng, chính xác, đa dạng hóa các kênh thu ngân sách nhà nước.

Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, những tồn tại mà DN, hiệp hội, các cơ quan ban ngành nêu, ngành Hải quan tiếp thu và kịp thời khắc phục để đạt hiệu quả trong thời gian tới. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa cần có sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc tại các tỉnh, thành phố trong việc giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Thuế, Hải quan.

Mặc dù vậy, bản thân DN cùng phải cải cách, phối hợp chẽ với cơ quan Thuế và Hải quan địa phương để phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách mà DN gặp phải trong quá trình thực thi pháp luật để được hướng dẫn, tháo gỡ.

Cùng với đó là nâng cao vai trò của các hiệp hội trong việc chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ nghiên cứu, nắm chắc các quy định của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK để không bị động khi làm thủ tục NK. Hưởng ứng và hợp tác để thực hiện các giải pháp mà các cục hải quan đã đưa ra nhằm tạo thuận lợi hơn cho DN và rút ngắn thời gian thông quan, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường cho biết thêm.

Cần đổi mới hơn nữa

Đánh giá cao sự đồng bộ của Bộ Tài chính trong việc thực hiện quy trình thủ tục hành chính, hiệu quả liên thông, liên ngành trong công tác phối hợp giữa các ngành nhằm cụ thể hóa cách thức cải cách TTHC, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội DN vận tải ô tô Việt Nam cho biết, các sáng kiến, giải pháp nổi bật, lắng nghe nhu cầu DN, hỗ trợ, giải đáp vướng mắc cho DN, thực hiện thủ tục khai và nộp thuế điện tử, Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và công tác kiểm tra chuyên ngành trong hoạt động thông quan là cuộc cách mạng quan trọng nhằm giảm chi phí về nhân công, tiền bạc, thời gian cho DN.

Tuy nhiên, để đồng bộ các giải pháp, ông Nguyễn Văn Thanh mong muốn, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) nên tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới trong quản lý điều hành hơn nữa để tạo thuân lợi tối đa cho DN, giải quyết các vướng mắc về thuế cho DN.

Trao đổi với cộng đồng DN, hiệp hội tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, qua giám sát tại 12 cục thuế, cục hải quan và một số chi cục cho thấy, việc triển khai thực hiện các Nghị quyết 19/NQ-CP và Nghị quyết 35/NQ-CP còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc đến cơ chế, chính sách trong công tác quản lý nhà nước về thuế, hải quan có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tuy nhiên hệ thống văn bản pháp luật nhiều, chưa thật sự đồng bộ, còn chồng chéo dẫn đến việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên cùng địa bàn với cơ quan thuế, hải quan có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, đồng bộ; phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, chưa có cơ chế ràng buộc trong công tác chống thất thu, kiểm tra liên ngành, chia sẻ thông tin; hệ thống thông tin điện tử truyền dữ liệu giữa Ngân hàng - Kho bạc - Hải quan vẫn còn chậm...

Chất lượng đội ngũ CBCC chưa đồng đều; một số công chức trong thực thi công vụ có thái độ ứng xử trong giao tiếp chưa tạo sự hài lòng, thân thiện với người dân; cá biệt có nơi, có lúc còn có biểu hiện gây phiền hà, bức xúc cho người dân, DN.

Công tác kiểm tra chuyên ngành còn nhiều bất cập nhất là từ phía các bộ, ngành mà trước hết là việc các bộ, ngành chậm sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành làm ảnh hưởng lớn đến thời gian thông qua hàng hóa XNK, gây khó khăn cho DN.

Bên cạnh đó, địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung hoạt động còn hạn chế; ở một số địa phương địa điểm kiểm tra chuyên ngành chủ yếu thực hiện lấy mẫu hàng hóa, sau đó gửi mẫu về phân tích tại các phòng thí nghiệm ở nơi khác, do đó kéo dài thời gian thông quan hàng hóa.

Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai vẫn còn hạn chế khi số lượng thủ tục hành chính của các bộ, ngành tham gia chưa được nhiều; các vướng mắc về quy trình xử lý nghiệp vụ khai báo của các cơ quan nhà nước chưa đồng bộ; tốc độ truy cập vẫn chậm và chưa ổn định; kết quả xử lý thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước trên Cổng thông tin một cửa quốc gia chưa kịp thời…, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

“Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc ban hành và thực thi văn bản quy phạm pháp luật về cải cách TTHC, nhất là những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thuế và hải quan. Nghiên cứu, sửa đổi Luật Quản lý thuế theo hướng đổi mới phương thức quản lý thuế, đảm bảo mục tiêu kiểm soát tốt các nguồn thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế trên cơ sở áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và cơ sở dữ liệu đầy đủ về người nộp thuế, cơ sở tính thuế.

Sớm hoàn thiện thể chế quản lý tài chính DN và minh bạch thông tin tài chính DN của khu vực ngoài quốc doanh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả ngành thuế và hải quan. Đơn giản hóa nhiều TTHC, đề nghị các bộ, ngành có liên quan xem xét, thu gọn Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành, chi tiết tên hàng, có mã số HS và có tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể để kiểm tra, tránh sự chồng chéo giữa các bộ; tránh việc một mặt hàng chịu sự quản lý của nhiều bộ gây mất thời gian, tốn kém chi phí cho DN.

Có cơ chế lắng nghe, tiếp thu ý kiến người dân, DN nhiều hơn nữa, cần tăng cường đối thoại, trao đổi trực tiếp, đề cao vai trò người đứng đầu các đơn vị thuế nhằm rút dần khoảng cách giữa cơ quan quản lý về thuế, hải quan và cộng đồng DN, hiệp hội”, Bộ trưởng Đình Tiến Dũng cho biết thêm.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Hà Nội 'điểm mặt' cơ quan, chung cư, khách sạn vi phạm phòng cháy
  • 6 xe ô tô Uber, Grab đi vào phố cấm bị phạt 8,4 triệu đồng
  • Kinh hoàng hàng trăm thanh niên dìm nhau xuống bùn tại lễ hội Phết Hiền Quan
  • Thủ tướng gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động một số cơ quan Đảng
  • Bộ Xây dựng chỉ ra nguyên nhân khiến cột điện ở Huế bị gãy đợt mưa bão số 5
  • 6 điều cấm kỵ 'thổi bay' công sức nạp collagen cho da
  • 46 vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày mùng 1 Tết Mậu Tuất, gần 70 người thương vong
  • ‘Mẹo’ làm bài đạt kết quả cao cho các môn xét tuyển khối C
推荐内容
  • Hà Tĩnh: Người dân nghi Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên xả thải làm cá chết rải rác ở kênh N3
  • Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Bộ Công Thương xử lý chi thưởng ở Sabeco
  • Buôn lậu gỗ ở Đắk Nông: Mất nhiều ngày để làm rõ nguồn gốc gỗ trong kho của Phượng 'râu'
  • Món mỹ phẩm bình dân giúp U50 có 'làn da đẹp hơn lúc đôi mươi'
  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng khoảng 2,52%
  • Tại sao người dùng phải nộp ảnh chân dung cho nhà mạng?