【lịch thi đấu đêm nay và ngày mai】‘Nợ nhà, nợ con’: Bài toán nan giải của thế hệ trẻ trong thời giá nhà tăng cao
Kinh doanh có trách nhiệm vì tương lai bền vững của thế hệ trẻ Việt Nam NESTLÉ MILO đồng hành nâng cao sức bền cho thế hệ trẻ Việt Nam Tiếp tục triển khai hoạt động giáo dục nâng cao ý thức an toàn giao thông cho thế hệ trẻ |
TheợnhànợconBàitoánnangiảicủathếhệtrẻtrongthờigiánhàtălịch thi đấu đêm nay và ngày maio số liệu của Tổng cục Thống kê, trong khoảng hơn 30 năm qua, xu hướng hôn nhân và mức sinh ở nước ta thay đổi rất lớn. Tuổi kết hôn tăng mạnh, tỷ lệ kết hôn giảm làm mức sinh giảm tới một nửa trong hơn 30 năm qua. Đáng chú ý, xu hướng kết hôn muộn và không muốn sinh con hoặc sinh 1 con đang lan rộng trong các đô thị, nhất là ở những thành phố lớn như: Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh.
Mức sinh đã giảm rõ rệt từ 3,8 con vào năm 1989 xuống dưới mức 2 con vào năm 2023. Trong giai đoạn 2013-2023, trung bình mỗi năm dân số Việt Nam chỉ tăng khoảng 1 triệu người.
Số liệu từ báo cáo của Tổng cục Thống kê tháng 7 vừa qua cho thấy, độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại TP. Hồ Chí Minh là 30,4 tuổi, mức cao kỷ lục tại Việt Nam. Số con trung bình của một phụ nữ thành phố trong độ tuổi sinh đẻ chỉ 1,32 con.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đề xuất ưu tiên hỗ trợ một lần khi mua nhà ở xã hội với cặp vợ chồng có hai con nhằm cải thiện tình trạng mức sinh thấp. Ảnh: Q.Nga |
Về hiện trạng trên, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) lý giải, một trong những lý do chính khiến tỷ lệ kết hôn giảm, tuổi kết hôn cao hiện nay chính là về nỗi lo "cơm áo gạo tiền" và vấn đề giá nhà tác động. Khi giá nhà tăng cao, giá thuê nhà ở cũng tăng cao và gây nên áp lực lớn đến chi phí sinh hoạt của những gia đình trẻ tuổi. Vì thế, nhiều người trẻ hiện nay có suy nghĩ phải mua được nhà trước khi kết hôn hoặc sinh con, thế nhưng giá nhà đất tăng vọt khiến họ dành thời gian làm việc và kiếm tiền nhiều hơn mà bỏ lỡ "thời điểm vàng" để lập gia đình, sinh con. Thực tế này được thấy rõ thông qua các số liệu thống kê.
Để giải quyết vấn đề trên, tại các nước phát triển, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các biện pháp để khuyến khích người trẻ kết hôn, tăng tỷ lệ sinh sản. Trong đó, ngoài các chính sách về phúc lợi, phần lớn các biện pháp khuyến khích khác là trợ cấp bằng tiền mặt cho việc thuê, mua nhà. Dù vậy, tỷ lệ kết hôn và sinh con ở các quốc gia phát triển vẫn cải thiện rất chậm.
Đơn cử như tại Nhật Bản hỗ trợ các cặp đôi mới kết hôn một khoản 600.000 yên (hơn 130 triệu đồng) nhằm trang trải chi phí mua/thuê nhà mới, tiền đặt cọc, tiền chìa khóa, phí dịch vụ thông thường, phí môi giới, chi phí chuyển đến nơi ở mới và chi phí trả cho công ty chuyển nhà và người vận chuyển.
Tại thành phố Busan, Hàn Quốc, các cặp vợ chồng son cũng sẽ nhận 30 triệu won (khoảng 550 triệu) để đặt cọc mua nhà hoặc 800.000 won (hơn 14 triệu) mỗi tháng tiền trợ cấp thuê nhà trong 5 năm.
Còn tại nước có giá nhà cao nhất châu Á - Singapore, các cặp vợ chồng trẻ có thể nhận được trợ cấp nhà ở lên tới 80.000 SGD (khoảng 1,5 tỷ). Riêng nhóm mua nhà lần đầu là vợ chồng trẻ hoặc gia đình có con sẽ được ưu tiên khi có căn hộ mới.
Bất chấp những nỗ lực đó, tỷ lệ kết hôn và sinh con ở các quốc gia nói trên vẫn cải thiện rất chậm.
Trong khi tại Việt Nam, các biện pháp khắc phục tình trạng thúc đẩy kết hôn trước 30 tuổi và khuyến khích sinh thể hiện vẫn rất chung chung, chắc chắn sẽ khó có tác dụng như mong đợi.
Quay lại nội dung này, bà Phạm Thị Miền, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam thuộc VARS đánh giá, các biện pháp thúc đẩy kết hôn trước 30 tuổi và khuyến khích sinh hiện nay “còn chung chung và khó có tác dụng như mong đợi”. Phó viện trưởng đề xuất chính sách ưu tiên hỗ trợ mua nhà ở xã hội một lần với cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Đặc biệt, giải pháp gốc rễ, theo VARS là giải quyết bài toán về nhà ở.
Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên viện trưởng Viện dân số và các vấn đề xã hội, Trường đại học Kinh tế quốc dân, giải pháp trọng tâm số một hiện nay là truyền thông thay đổi tư duy chính sách dân số. Bởi chính sách dân số từ 1956 đến nay đều truyền thông giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng hai con.
“Lúc này, chính sách dân số Việt Nam cần một bước ngoặt để duy trì mức sinh thay thế 2 con/phụ nữ bằng cách sửa chính sách giảm sinh như trước đây sao cho phù hợp với thực tại hiện nay. Tiếp theo là phát triển các dịch vụ để hỗ trợ các gia đình trẻ. Bởi hiện nay bố mẹ đều đi làm trong khi nhà trẻ 16h30 tan học, cha mẹ 17h mới tan làm thì ai đón con”, GS.TS Nguyễn Đình Cử cho biết.
Ngoài ra, theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, hệ thống nhà trẻ mẫu giáo còn yếu và thiếu cũng khó hỗ trợ được cho các gia đình trẻ. Bên cạnh đó cần một số hỗ trợ, khuyến khích tại vùng mức sinh thấp, như chương trình 588 của Thủ tướng quy định hỗ trợ phụ nữ nuôi con, quay trở lại làm việc sau khi sinh con, hỗ trợ gia đình trẻ mua nhà ở xã hội hay thuê nhà ở, hỗ trợ chi phí giáo dục.
Theo một số chuyên gia, giá nhà ngày càng tăng cao, đẩy giá thuê tăng theo đã gây áp lực đến chi phí sinh hoạt của người dân. Tiền thuê nhà, sinh hoạt hàng tháng đã chiếm gần hết thu nhập khiến "nhiều cặp vợ chồng trẻ chỉ dám sinh một con hoặc trì hoãn việc sinh con". Như vậy, để đảm bảo an sinh và hỗ trợ các cặp vợ chồng trẻ trong chăm sóc con cái, chính sách ưu tiên mua nhà ở xã hội là rất cần thiết bởi đây là đối tượng có nhu cầu về nhà ở cao nhất.
Để giải quyết bài toán về nhà ở cho số đông người dân hay như tình trạng "nợ nhà, nợ con" vẫn đang diễn ra, Nhà nước cần nghiên cứu các chính sách can thiệp phát triển nhà ở vừa túi tiền. Đồng thời, trên cơ sở thực thi hành lang pháp lý mới, cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình phát triển dự án, giúp giá nhà hợp lý hơn. Phía doanh nghiệp cũng nên xây dựng chính sách về giá bán phù hợp với chi phí đầu tư. Đặc biệt là giải pháp gốc rễ giải quyết bài toán về nhà ở vừa túi tiền.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ tướng yêu cầu báo cáo tình hình thu phí tự động không dừng
- ·Chuyển đổi số bảo hiểm xã hội mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp
- ·Giá heo hơi hôm nay ngày 1/11/2023: Tăng nhẹ 1.000 đồng/kg
- ·Đầu tư cho nghiên cứu khoa học trẻ: Nhìn từ điểm sáng Trường ĐH Y dược
- ·Giá vàng trong nước và thế giới cùng tăng
- ·Cơ hội và thách thức với thị trường bếp từ, bếp hồng ngoại Việt Nam
- ·Được vay mua thóc, gạo tạm trữ vụ Hè Thu 2013 với lãi suất 9%
- ·DIV đưa chính sách bảo hiềm tiền gửi gần hơn với sinh viên Trường UFBA
- ·BHXH Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam ký kết Quy chế phối hợp truyền thông chính sách BHXH, BHYT gi
- ·Giá vàng hôm nay tăng giảm với biên độ mạnh
- ·BHXH Việt Nam đẩy mạnh số hóa trong giải quyết thủ tục hành chính
- ·An Giang: Buôn lậu bỏ lại gần 2 tấn đường chạy thoát thân
- ·Tiêu hủy 400 kg cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc
- ·Doanh thu và lợi nhuận ngành phân bón đã trở về “trạng thái bình thường”
- ·Cùng chung tay, hành động vì môi trường
- ·Bảo đảm công bằng trong tiếp cận, chi trả bảo hiểm y tế đối với thuốc
- ·49 học sinh THPT chuyên Quốc Học đạt giải Quốc gia năm 2018
- ·Tỷ giá đô la Úc hôm nay 29/10/2023: AUD VCB không đổi, tỷ giá tại ACB giảm nhẹ
- ·Petrovietnam sáng tạo trong bảo dưỡng các công trình dầu khí
- ·Ukraine chịu ‘mất mát đau đớn’, Nga kiểm soát phần lớn Severodonetsk