【keo chap】TP.HCM: Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng đang gia tăng mạnh
Ngày 26/9, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cho biết, hiện toàn thành phố có khoảng 3.193 ca tay chân miệng. Đây là thời điểm bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh, nếu không kiểm soát ca bệnh ngoại trú thì nguy cơ lây lan cho cộng đồng là không tránh khỏi.
Tương tự, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 12.282 ca sốt xuất huyết. Kết quả giám sát dịch tễ trong 8 tuần gần đây cho thấy, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết nhập viện hàng tuần có khuynh hướng tương đương năm 2017. Tuy nhiên, trong thời tiết mưa vẫn tiếp tục xảy ra vào mỗi chiều là điều kiện thuận lợi để bệnh sốt xuất huyết có thể lây lan và xuất hiện nhiều trong thời gian tới.
Không chỉ trên địa bàn TP.HCM, một số tỉnh khu vực phía Nam như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… số ca bệnh liên quan đến sốt xuất huyết, tay chân miệng nên số ca bệnh chuyển đến các bệnh viện nhi tuyến cuối tại TP.HCM cũng đang có xu hướng gia tăng.
Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 1, chỉ trong 3 tuần trở lại đây, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 tăng đột biến, tăng gấp 5 lần so với trước đây.
Sáng 26/9, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “Bệnh nhi tay chân miệng mới chỉ tăng đột biến khoảng 3 tuần nay. Đỉnh điểm là ngày 24/9, khoa Nhiễm điều trị cho 222 bé mắc. Ngay trong ngày hôm nay (26/9), tại khoa đang có 179 ca, trong đó có 25 – 30 ca nặng phải theo dõi rất sát. Lượng bệnh nhân nhập viện, nhất là các ca nặng vẫn đang tiếp tục tăng. Đã có 10 trẻ phải thở máy và 4-5 trẻ phải lọc máu”.
Theo bác sĩ Khanh, những năm trước điều tra dịch tễ cho thấy số trẻ mắc tay chân miệng do vi rút Ev71 rất thấp, nhưng gần đây, hơn 50% trẻ mắc vi rút Ev71. Đặc tính của loại vi rút này là lây lan rất nhanh và diễn tiến nặng, sốt cao, vì thế số bệnh nhân nhập viện ngày càng tăng. Trẻ mắc tay chân miệng do vi rút Ev71 có thể bị các biến chứng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đã có 1 ca tử vong do bệnh tay chân miệng.
Tại bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, số bệnh nhi đến khám và điều trị sốt xuất huyết cũng đang gia tăng nhanh. Trong tháng 8, số ca đến khám liên quan đến bệnh sốt xuất huyết là 1.010 ca, tăng 41,46% so với tháng 7. Số ca nhập viện điều trị sốt xuất huyết là 492 ca, tăng trên 48% so với tháng 7.
Trong tháng 9, số ca sốt xuất huyết cũng đang tiếp tục tăng. Trung bình mỗi tuần, bệnh viện nhi đồng 2 đã tiếp nhận khoảng 300 ca đến khám và hơn 100 ca nhập viện điều trị.
Tương tự, số ca đến khám và nhập viện điều trị liên quan đến bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh. Mặc dù từ đầu năm tới nay, tại phòng khám của Bệnh viện Nhi đồng 2 có 11.388 trẻ mắc tay, chân miệng, giảm 55% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số trẻ phát hiện bệnh liên quan đến tay chân miệng đến khám trong tháng 8 là 4.511 trẻ, tăng hơn 100% so với tháng trước đó. Và số trẻ bị tay chân miệng nhập viện điều trị trong tháng 8 đã là 425 trường hợp, tăng gấp đôi so với tháng 7.
Theo bác sĩ Thu, thời tiết gần đây thay đổi, mưa ẩm, nên các bệnh sởi, sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng nhanh. Đây cũng là thời điểm bệnh tay chân miệng đáng phải lưu ý do là mùa tựu trường (nhà trẻ và trường học được xem là môi trường dễ lây lan bệnh tay chân miệng nhất) nên tình hình bệnh khả năng diễn biến phức tạp.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, ngành y tế TP.HCM đã thực hiện tăng cường các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết như: kiểm soát điểm nguy cơ, xử lý triệt để ổ dịch, ứng dụng GIS trong xử lý dịch, áp dụng các kỹ thuật phun hóa chất khác nhau phù hợp với tình hình thực tế để nâng cao hiệu quả chống dịch.
Để phòng chống bệnh tay chân miệng, Sở Y tế TP.HCM cũng đã chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát tại các nhà trẻ, nhóm trẻ để truyền thông, hướng dẫn các biện pháp kiểm soát bệnh trong trường lớp, nhất là ở nhóm trẻ, trường mẫu giáo.
Ngoài ra, theo các bác sĩ, đây là 2 bệnh truyền nhiễm đều chưa có vắc xin phòng bệnh cho bản than và trẻ em trong gia đình phụ thuộc phần lớn vào ý thức tự giác của mỗi người.
Theo đó, để phòng chống sốt xuất huyết, người dân nên dành 15 phút mỗi tuần một lần để dọn dẹp các dụng cụ, vật dụng chứa nước hoặc có thể chứa nước; loại bỏ, xử lý các ổ lăng quăng. Sử dụng các biện pháp diệt muỗi; ngủ mùng để không bị muỗi chích.
Đối với bệnh tay chân miệng biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là phải rửa tay thường xuyên cho trẻ trước và sau khi đến trường, người lớn cũng phải rửa tay thường xuyên trước khi bước vào nhà hoặc trước khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
Ngoài ra, nếu trẻ có các triệu chứng như sốt cao khó hạ kéo dài hơn 2 ngày, nôn ói nhiều thì phải đưa trẻ đi khám. Các bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện địa phương đã có phác đồ, có đủ nhân lực cũng như thiết bị để điều trị bệnh này nên bệnh nhân không cần phải chuyển hết về bệnh viện tuyến cuối.
(责任编辑:La liga)
- ·Vinfast khởi công nhà máy lắp ráp xe điện mới tại Indonesia
- ·Việt Nam trúng 2/3 gói thầu 500.000 tấn gạo của Indonesia
- ·VinFast VF 7 ưu đãi khủng trong tháng 8, người dùng Việt được lợi chưa từng có
- ·Giá cà phê xuất khẩu đảo chiều tăng trở lại, tồn kho xuống thấp kỷ lục
- ·Bến Lức tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi
- ·Người dân TP.HCM háo hức với màn pháo hoa mừng ngày Giải phóng miền Nam
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 47 phát hành ngày 18/4/2019
- ·Thời tiết Hà Nội 18/6: Ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào
- ·Giữ 'hồn cốt' những công trình kiến trúc có giá trị trong phát triển đô thị
- ·Lái thử VF 5 Plus, người lần đầu tìm mua ô tô “phải lòng” xe điện
- ·Gạo ST25 của Việt Nam lần thứ hai đạt giải gạo ngon nhất thế giới
- ·Đổi từ Honda SH sang VinFast Feliz S, chủ xe nói gì?
- ·Ngân sách ưu tiên hàng đầu cho y tế, chống dịch
- ·Bảng tính trả góp cụ thể cho khách hàng mua VinFast VF 3
- ·Lão nông dám nghĩ, dám làm
- ·Sẽ tăng nặng mức phạt với ô tô làm rơi cuộn thép, ống bê tông
- ·Dịch tả lợn châu Phi Nam chính thức Nam tiến
- ·Chủ động giảm thời gian thông quan bằng ứng dụng công nghệ
- ·Chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân
- ·Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh