【kqbd nét】Cần hạn chế sự “sẵn có” của rượu bia
Hàng chục nghìn vụ tai nạn giao thông có liên quan đến việc sử dụng rượu bia mỗi năm là hệ lụy kinh hoàng do lạm dụng rượu,ầnhạnchếsựsẵncócủarượkqbd nét bia gây ra. |
Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông: Cần phạt thật nghiêm! (HQ Online) - Cứ mỗi dịp nghỉ lễ, số người tử vong do tai nạn giao thông có nguyên nhân từ rượu, bia gia tăng lại ... |
Ngăn chặn lạm dụng rượu, bia để giảm các vụ tai nạn giao thông thương tâm (HQ Online) - Cứ mỗi dịp nghỉ lễ, số người tử vong do tai nạn giao thông có nguyên nhân từ rượu bia lại khiến ... |
Đảm bảo tính khả thi của dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (HQ Online) - Ngày 12/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình phiên họp thứ 33 bằng việc cho ý kiến về ... |
Dễ dãi sử dụng
Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, trong khi nhiều nước trên thế giới để được phép uống rượu, bia rất khó khăn, ngược lại tại nước ta việc này dễ như trở bàn tay.
Theo đó, bất kỳ khi nào, thời điểm nào, số lượng ra sao, người dân có nhu cầu đều được đáp ứng. “Sự sẵn có của rượu bia về số lượng, giá thành khiến cho ai cũng có khả năng tiếp cận loại đồ uống này và phát sinh nhiều hệ lụy cho kinh tế, xã hội và sức khỏe của người dân”, ông Quang nêu.
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, thiệt hại kinh tế do rượu, bia chiếm từ 1,3 đến 12% GDP của mỗi quốc gia. Giả sử tại Việt Nam, nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất thế giới là 1,3 GDP thì thiệt hại ước tính khoảng 65.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế.
Do vậy, theo ông Nguyễn Huy Quang, cần hạn chế sự “sẵn có” của rượu bia bằng cách quy định về số lượng, địa điểm các cửa hàng bán bia rượu cho những người uống tại chỗ hoặc mua về. Bên cạnh đó, có quy định về ngày và giờ bán rượu, bia ở các cửa hàng bán lẻ; hay quy định cấm bán lẻ rượu, bia tại một số điểm hoặc trong các sự kiện đặc biệt…
"Tại Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, Bộ Y tế từng đưa ra đề xuất giờ bán rượu bia là từ 11-14h và 17- 22h hàng ngày và từ 6- 22h, hằng ngày, trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch. Tuy nhiên, đề xuất này bị phản đối và buộc Bộ phải đưa ra khỏi Dự thảo”, ông Quang nói.
Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ lợi ích của cộng đồng ông Quang cho rằng việc quy định thời gian bán rượu bia là cần thiết trong Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia để hạn chế tác hại do lạm dụng rượu, bia gây ra.
Hạn chế quảng cáo, tiếp thị rượu, bia
Ngoài đề xuất cần quy định thời gian bán rượu, bia, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị giữ nguyên việc quy định quản lý đối với quảng cáo, khuyến mại với cả rượu và bia.
Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế thông tin, nhiều quan điểm cho rằng, chỉ nên quản lý quảng cáo rượu mà không tiến hành quản lý việc quảng cáo bia là hoàn toàn sai lầm bởi việc quản lý đối với quảng cáo cả rượu và bia là cần thiết do cả bia và rượu đều chứa cồn gây nghiện, được Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) xếp vào nhóm chất gây ung thư, có tác động lên hầu hết cơ quan cơ thể.
Cũng theo bà Trang, dù ở nồng độ nào, rượu bia cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến cơ thể. Hơn nữa, khi quy đổi ra nồng độ cồn nguyên chất thì mức độ tác hại là như nhau nên quy định quản lý đối với quảng cáo, khuyến mại rượu, bia cùng nồng độ phải như nhau.
Bên cạnh đó, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng nếu không quản lý quảng cáo đối với bia thì sẽ không thống nhất với Luật cạnh tranh, phân biệt đối xử và không bảo đảm bình đẳng giữa các hàng hóa có tính chất như nhau.
Bên cạnh đó theo bà Trang, không quy định quản lý quảng cáo đối với bia sẽ không bảo đảm mục tiêu của luật là không khuyến khích tiêu dùng và không thể chế hóa theo đúng Nghị quyết của Đảng là giảm tiêu thụ cả rượu, bia và thuốc lá.
Ngoài ra, vị này cũng cho hay, nếu không quản lý quảng cáo, khuyến mại với bia cũng sẽ tạo ra thông điệp cho rằng bia là an toàn, không gây hại nên không cần hạn chế, ảnh hưởng đến truyền thông và nhận thức của người dân, tạo tâm lý chủ quan trong tiêu dùng.
“Quan điểm xuyên suốt của Bộ Y tế là không có sự phân biệt giữa rượu và bia trong việc quy định các biện pháp quản lý quảng cáo, khuyến mại", bà Trang khẳng định.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cha mẹ nghèo, cậu bé ung thư cầu cứu
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 10/2013
- ·Có con riêng rồi, lấy vợ mới được sinh thêm bao nhiêu con?
- ·Điên cuồng với suy nghĩ chồng có người khác
- ·Vợ chồng nghèo chỉ mong được ăn cái Tết cuối cùng với các con
- ·Hơn 500 triệu đến với ‘5 mẹ con chờ chết’
- ·Phát hiện bạn trai yêu 9 năm có con riêng ở ngoài
- ·Gia cảnh đáng thương của người đàn bà ăn xin
- ·Đóng BHXH 10 năm được hưởng chính sách gì?
- ·Thiếu 80 triệu và lời cầu cứu của bé bệnh tim
- ·Xót xa bé gái 15 tuổi một mình mưu sinh nuôi cả gia đình
- ·Nghẹn đắng cảnh 2 thiếu nữ bị nhốt 20 năm trong chuồng
- ·Dẫu không là tình yêu
- ·Có con riêng rồi, lấy vợ mới được sinh thêm bao nhiêu con?
- ·Yêu và trót trao, sao anh vẫn bỏ?
- ·Ông đồ tặng thư pháp đấu giá ủng hộ bản nghèo miền Trung
- ·Đời thứ 3 kết hôn với đời thứ 4 có được không?
- ·Em trẻ, em xinh…sao phải làm người thứ 3?
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 3/2016 (Lần 4)
- ·Cát và nắng