【chat keo bong da】Ranh giới đúng
Tại phiên thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội ngày 27/10,ớiđúchat keo bong da đại biểu Đồng Ngọc Ba (Bình Định) đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp trong việc xây dựng, vận hành, kết nối các cơ sở dữ liệu, đặc biệt hiện nay là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đất đai, cơ sở dữ liệu điện tử về hộ tịch.
“Các đồng chí làm ngày làm đêm để có được những kết quả rất đáng ghi nhận, đó là chúng ta đã xây dựng, đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, với phương châm thông tin dữ liệu đúng, đủ, sạch, sống. Đã từng bước khai thác cơ sở dữ liệu này, có kết nối nhất định để thực hiện các thủ tục hành chính để đơn giản hóa thủ tục cũng như tạo thuận lợi cho người dân”, đại biểu tỉnh Bình Định ghi nhận.
Trong đó, ông cho rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường rất nỗ lực trong xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, ban hành quy định để thực hiện các biện pháp giảm thiểu phiền hà cho người dân trong việc phải xuất trình các giấy tờ cá nhân, chứng minh các thông tin về cá nhân để làm các thủ tục về đất đai.
Ngành tư pháp cũng rất nỗ lực trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về hộ tịch, cũng chú trọng việc tin học hóa để thực hiện các thủ tục trong lĩnh vực hộ tịch.
Hiện nay 100% các địa phương là đã thực hiện trực tuyến thủ tục khai sinh, 50/63 tỉnh thực hiện đăng ký kết hôn trực tuyến, 55/63 tỉnh, thành phố có thể thực hiện thủ tục khai tử trực tuyến.
Không đặt lợi ích của ngành lên trên sự thuận lợi của người dân
“Những việc này tôi cho là rất đáng khích lệ, tuy nhiên, nếu chúng ta đánh giá kỹ, đặc biệt là nhìn dài hạn và yêu cầu của chuyển đổi số thì tôi thấy vẫn còn rất nhiều các hạn chế”, đại biểu lưu ý.
Qua khảo sát ở một số bộ, ngành và đến trực tiếp tại các địa phương, thậm chí trao đổi với cả các cán bộ cấp xã, đại biểu thấy rằng còn rất nhiều vấn đề. Đó là đang có sự chậm trễ trong việc rà soát, sửa đổi các quy định liên quan đến thủ tục hành chính để làm sao chúng ta tối ưu hóa quy trình.
Nội dung của các cơ sở dữ liệu còn chưa đầy đủ; cơ sở dữ liệu rất quan trọng như dữ liệu quốc gia về dân cư với đất đai, với hộ tịch thì nhiều nội dung chưa thống nhất. Trong khi sự phối hợp của chúng ta để rà soát, làm sạch dữ liệu cho thống nhất cũng còn chậm và cũng đang vướng mắc ở trong các cơ quan.
“Đặc biệt là sự kết nối để thực hiện các thủ tục hành chính, nhất là trong việc thực hiện yêu cầu của Luật Cư trú sắp tới, tôi rất lo ngại là nếu chúng ta bỏ sổ hộ khẩu giấy từ 1/1/2023 thì rất khó để có thể kết nối các cơ sở dữ liệu khi chúng ta muốn sử dụng các thông tin về cá nhân, trong đó có thông tin về nơi cư trú để chúng ta thực hiện các thủ tục hành chính”, ông Đồng Ngọc Ba lo ngại.
Từ đó, đại biểu đề nghị có khoảng 20 nghị định và gần 50 thông tư có liên quan đến vấn đề này cần có giải pháp sớm hoàn thiện. Đồng thời phải tăng cường các biện pháp để vừa đẩy nhanh tiến độ nhưng đảm bảo chất lượng của các cơ sở dữ liệu, kết nối liên thông, đảm bảo sự thống nhất.
Cùng với đó là phải quan tâm đầu tư thêm về hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm để chúng ta có thể đảm bảo vận hành hiệu quả các cơ sở dữ liệu.
“Chúng ta cần tăng cường công tác phối hợp, trong đó đặc biệt là phải lấy lợi ích của người dân lên trên hết chứ không phải chúng ta vẫn có những hiện tượng cát cứ về thẩm quyền, đặt lợi ích của ngành lên trên sự thuận lợi của người dân”, đại biểu lưu ý.
Sau mỗi một nhiệm kỳ thì số lượng các dự án treo lại tăng thêm
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) nhấn mạnh, lãng phí đất đai cũng là một trong những thực trạng đang nhức nhối.
Bà dẫn báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, toàn quốc có 743.786.825 m2 đất đang để hoang hóa, sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên, số tiền thu được rất thấp, chỉ có 286 tỷ. Hiện nay, chỉ qua giám sát tại 7 địa phương, đã có đến 1.739 dự án được coi là dự án treo, tương ứng với hơn 12.000ha đất.
“Đó là một sự thật rất đau lòng và gây bức xúc đối với người dân”, nữ đại biểu TP Hà Nội bày tỏ và chỉ rõ thực tế lối “tư duy nhiệm kỳ” là một trong những nguyên nhân dẫn đến lãng phí đất đai rất lớn.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách cho biết, qua giám sát cho thấy vẫn còn những địa phương cứ sau mỗi một nhiệm kỳ thì số lượng các dự án treo lại tăng thêm.
Ngoài ra, bà cũng nêu rõ, có tình trạng lạm dụng quyền lực để trục lợi cá nhân từ đất đai. Báo cáo Kiểm toán nhà nước cho thấy có biểu hiện “lợi ích nhóm” ở một số địa phương, vi phạm pháp luật về đấu thầu giao đất không qua đấu giá. Bên cạnh đó là trách nhiệm trong bộ máy công quyền trong một số trường hợp chưa cao.
“Bên cạnh rất nhiều con người, ngày đêm cống hiến thì còn một bộ phận thờ ơ, thiếu trách nhiệm”, đại biểu lưu ý.
Theo bà Mai, việc giải quyết những vướng mắc về đất đai không chỉ là trách nhiệm của địa phương mà có trách nhiệm của rất nhiều bộ, ngành liên quan. Tuy nhiên, khi có vướng mắc, các địa phương gửi văn bản đề nghị làm rõ ý kiến đối với các bộ, ngành thì câu trả là “cứ thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Ngay cả khi pháp luật không có quy định hoặc có quy định khác nhau, câu trả lời trong nhiều trường hợp vẫn “cứ là thực hiện theo quy định của pháp luật”. Như vậy, vướng mắc không thể giải quyết, điều đó cũng gây bức xúc và thất vọng đối với nhiều địa phương.
Bên cạnh đó, bà cũng nhìn nhận đúng như nhiều đại biểu đã nói là “còn tâm lý e dè, lo lắng, sợ trách nhiệm” đã tạo sức ỳ rất lớn, một sự trì trệ trong cơ quan công quyền.
Qua giám sát, bà nhìn nhận có rất nhiều hạn chế, vướng mắc là hệ quả của các giai đoạn trước và ngày hôm nay bộ máy mới, những con người mới, nhiều lãnh đạo cũng đang quyết liệt để xử lý vướng mắc.
Chia sẻ, đất đai là vấn đề phức tạp, không phải một sớm một chiều để có thể giải quyết được ngay, nữ đại biểu nêu mong muốn của người dân là Chính phủ cần quyết liệt hơn nữa trong xử lý các vướng mắc về đất đai; cần đưa ra một lộ trình cụ thể, một thời hạn cụ thể và điều này.
“Cần xử lý nghiêm lối “tư duy nhiệm kỳ”, đề cao trách nhiệm nhưng cũng rất cần một cơ chế minh bạch, ranh giới giữa đúng - sai phải rõ ràng, để tạo công cụ bảo vệ những người trong bộ máy công quyền, để không tạo một tâm lý e dè, lo lắng, khơi thông tư tưởng. Vì có như vậy thì hiệu quả quản lý nhà nước mới không đi xuống”, đại biểu Vũ Lưu Mai gợi mở.
Bà cũng lưu ý, cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm giám sát để đảm bảo không lạm dụng quyền lực để trục lợi cá nhân.
Tuyệt đối tránh hợp thức hóa các vi phạm khi sửa Luật Đất đai
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Tuyệt đối tránh hợp thức hóa những vi phạm hiện nay, đồng thời phải đánh giá rất kỹ lưỡng trên tinh thần lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng, doanh nghiệp, nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tắm biển Nha Trang, 4 du khách nước ngoài bị cuốn trôi
- ·Đáp ứng tiêu chuẩn sáng tạo thế giới tạo tiền đề xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam
- ·Xiaomi đứng Top 3 thương hiệu smartphone toàn cầu suốt 16 quý liên tiếp
- ·Vì sao Telegram bị coi là 'hang ổ' online của tội phạm mạng?
- ·Hà Nội sẽ mở rộng các trạm test nhanh Covid
- ·Camera iPhone 16 Pro Max được 'lột xác', chụp đẹp như máy ảnh chuyên nghiệp
- ·Honor khắc nguyên bức thư lên điện thoại để 'khịa' Samsung
- ·Trung Quốc làm thế nào bắt kịp Mỹ trong cuộc đua AI?
- ·Thu nhập 100 triệu đồng từ trồng na Thái
- ·Hãng Trung Quốc ra mắt điện thoại gập ba, mỏng hơn cả Samsung Galaxy Z Fold 6
- ·Hội nhập trong kỷ nguyên số
- ·Xiaomi ra smartphone Redmi 14C giá rẻ cho người chuyển máy 2G sang 4G
- ·Giá iPhone 16 thấp nhất 23 triệu, cao nhất 47 triệu đồng
- ·Samsung Galaxy S25 Ultra sẽ mỏng gọn chưa từng thấy
- ·Chiều nay Quốc hội công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước
- ·Cách làm TikTok Duet
- ·Apple dự kiến ra mắt IPhone, AirPods và đồng hồ mới vào ngày 10/9
- ·ASML hết đường quay lại Trung Quốc nếu cấm vận theo Mỹ?
- ·Công ty cổ phần Tập đoàn thép Tiến Lên bị phạt, truy thu hơn 500 triệu đồng vì vi phạm thuế
- ·Các nhà mạng khắc phục sự cố sau siêu bão Yagi