【xem ty le ma cao】Lãi suất thấp nhưng cần duy trì đủ lâu để có thể thẩm thấu vào nền kinh tế
Cải cách thể chế để vực dậy nền kinh tế Lãi suất giảm thấp nhưng tiền gửi vẫn đổ vào ngân hàng |
Phó thống đốc thường trực Đào Minh Tú phát biểu trực tuyến từ Hà Nội |
Tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Tuệ, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho biết năm 2023, những khó khăn của doanh nghiệp về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, phải thu hẹp sản xuất, giảm quy mô kinh doanh đã kéo theo sự sụt giảm về nhu cầu vay vốn ngân hàng.
Tín hiệu tích cực là tình hình xuất khẩu đang có dấu hiệu khởi sắc trong 2 tháng đầu năm 2024, như ngành du lịch và một số ngành tăng trưởng khá... Cùng với đó, lãi suất ngân hàng đã hạ, do đó, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp dự báo sẽ tăng lên.
Ông Tuệ cho biết, khi khảo sát doanh nghiệp và ngân hàng, doanh nghiệp thường trả lời khát vốn, khó tiếp cận vốn trong khi ngân hàng cũng phản hồi đã nỗ lực tiếp cận doanh nghiệp. Nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa dễ tiếp cận vốn tín dụng là vì đa số các doanh nghiệp có khó khăn về tài sản đảm bảo, hạch toán chưa minh bạch, quản trị còn yếu kém…
Trong khi đó, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay vẫn là chưa nâng được khả năng bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Để khắc phục tình hình này, ông Tuệ đề xuất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Cụ thể, Nhà nước cần tăng cường các giải pháp kích cầu tiêu dùng, kích cầu đầu tư, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, cần kéo dài chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng thay vì kết thúc vào 30/6 tới.
Về phía ngân hàng, ông Tuệ đề nghị hạ lãi suất cho vay đối với các khoản vay cũ, giảm sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Đồng thời, cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục nhằm tăng khả năng tiếp cận cho vay và đẩy mạnh tín chấp. Đặc biệt, cần chống tiêu cực trong bộ máy, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động ứng dụng khoa học công nghệ, nâng chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.
PGS-TS Phạm Thị Thanh Xuân cũng cho rằng lãi suất trên thị trường hiện đã thấp nhưng cần được duy trì trong thời gian đủ dài để có thể thẩm thấu vào nền kinh tế. Lãi suất thấp sẽ phát huy được khi nền kinh tế ở pha phục hồi. Cộng với hiệu ứng từ việc các ngân hàng vừa công bố công khai biểu lãi suất cho vay sẽ giúp cho thị trường công khai và minh bạch hơn. Kỳ vọng từ việc công khai lãi suất cho vay này sẽ khiến dòng vốn điều hướng về phía những ngân hàng có mức lãi suất thấp hơn và các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh với nhau về dịch vụ.
Nhìn lại lịch sử của nhiều năm, PGS.TS Phạm Thị Thanh Xuân đánh giá, dù lãi suất cho vay đang thấp ở mức tương đối, tuy nhiên vẫn có sự cách biệt giữa các kỳ hạn cũng như đối tượng vay vốn. Các ngân hàng đang theo chiến lược thu hút vốn ngắn, xoay vòng ngắn, lãi suất huy động đang có dấu hiệu nhích lên.
Trong khi đó, tình hình từ phía các ngân hàng đang có dấu hiệu khởi sắc. Ông Trần Hoài Nam, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) cho biết, khi tăng trưởng chậm, thậm chí âm trong tháng 1/2024, tăng trưởng tín dụng của HDBank đã đi lên từ tháng 2, kéo tăng trưởng cả quý 1/2024 lên 6%. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn so với mức 9% của cùng kỳ năm 2023.
Theo ông Nam, tổng giá trị tín dụng tăng trưởng của ngân hàng này đạt hơn 20.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã đáp ứng nhu cầu cho nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế, trong đó có 3 lĩnh vực quan trọng đó là nông nghiệp, doanh nghiệp sản xuất (bao gồm xây dựng, các kênh phân phối), tín dụng xanh…
Trong đó, nhóm khách hàng cá nhân có tăng trưởng tốt, HD Bank cũng có công ty tài chính và đã xây dựng gói tín dụng cho công nhân khu công nghiệp, nhóm khách hàng này có sự tăng trưởng.
Nhận định về thị trường 2024, ông Nam cho hay, mặt bằng lãi suất thấp, không vướng room tín dụng, doanh nghiệp cũng đỡ áp lực về chi phí vốn nên dự báo nhu cầu tín dụng tiếp tục tăng với mức độ tăng trưởng dự báo sẽ đạt 13,5-14% là mục tiêu khả thi và phù hợp với mục tiêu tăng trưởng GDP.
Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cũng cho biết, NHNN và các ngân hàng thương mại đã tung ra nhiều gói tín dụng ưu đãi vừa để khuyến khích, vừa tạo động lực cũng như tập trung các lĩnh vực ưu tiên. Đơn cử như gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, gói 30.000 tỷ đồng cho thủy hải sản, lâm nghiệp…
Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng ứng dụng các công nghệ để có thể hỗ trợ hoạt động tín dụng, đặc biệt là quy trình thủ tục cho vay. Tại nhiều ngân hàng, thời gian xét duyệt khoản vay chỉ mất vài ngày qua chương trình trực tuyến, nên rất thuận lợi cho doanh nghiệp khi tiếp cận vốn.
(责任编辑:World Cup)
- ·10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- ·Thắng '5 sao', tuyển Anh thăng hạng Nations League
- ·Tiếp nhận khai thuế GTGT, TNCN điện tử với cá nhân cho thuê tài sản
- ·Đề xuất chính sách phát triển công nghiệp ô tô đến năm 2020
- ·Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/11
- ·Căn cứ tính thuế là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng
- ·Lấp lánh gương mặt công nhân vùng than
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Kết quả bóng đá Al Riyadh 0
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
- ·Chuyển 125/160 mặt hàng kiểm tra chuyên ngành giao thông sang hậu kiểm
- ·Nội địa hóa công nghiệp cơ khí: Không như kỳ vọng
- ·Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Thuê lao động tại nước ngoài, khai thuế thế nào?
- ·Tuyển Đức đánh rơi chiến thắng phút 99
- ·Thủ tướng cùng cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·10 nghìn VĐV dự giải chạy đêm tại Hà Nội