【bóng đá nữ nhật bản hôm nay】Cần có nghị quyết riêng về đổi mới giáo dục
Nghiên cứu bỏ nội dung giao Bộ GD&ĐT soạn thảo một bộ SGK
Tiếp tục Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,ầncoacutenghịquyếtriecircngvềđổimớigiaacuteodụbóng đá nữ nhật bản hôm nay chiều 14-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông”.
Đây là 1 trong 4 chuyên đề được Quốc hội lựa chọn giám sát trong năm 2023, nhằm đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội trong thời gian tới.
Với sự chỉ đạo sát sao của UBTVQH, của Chủ tịch Quốc hội, sự nỗ lực của các thành viên Đoàn giám sát, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Quốc hội, giữa các cơ quan của Quốc hội với Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, Đoàn giám sát đã triển khai các nhiệm vụ được giao theo tiến độ, mục tiêu và kế hoạch.
Thay mặt cơ quan chịu sự giám sát, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho rằng Quốc hội, UBTVQH triển khai hoạt động giám sát đối với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; việc triển khai thực hiện các Nghị quyết số 88, Nghị quyết 51 của Quốc hội là sự quan tâm đặc biệt tới ngành giáo dục.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục với hơn 1 triệu nhà giáo đã làm rất nhiều việc rất thực chất, đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách để tạo nên những chuyển biến có thực trong thực tế. Đây là lần đầu tiên kể từ khi triển khai đổi mới giáo dục phổ thông năm 2018 có một Đoàn giám sát làm việc với quy mô rộng lớn, toàn diện mang tính toàn quốc.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một cuộc đổi mới có chiều sâu toàn diện và triệt để nhất so với lần đổi mới trước đây; khác về tư tưởng chỉ đạo, nhằm phát triển toàn diện con người.
Trong bối cảnh thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch COVID-19 vừa đổi mới giáo dục, là nỗ lực phi thường của hàng triệu giáo viên, học sinh, sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành, 63 tỉnh thành phố; sự quan tâm của Quốc hội.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng kiến nghị Đoàn Giám sát nghiên cứu bỏ nội dung giao Bộ GD&ĐT soạn thảo một bộ SGK trong dự thảo Nghị quyết về giám sát. Đồng thời, kiến nghị có nghị quyết riêng về đổi mới giáo dục và giao Bộ GD&ĐT trình Chính phủ trình Quốc hội các phương án về tăng cường điều kiện đảm bảo cho đổi mới giáo dục, đặc biệt và quan trọng nhất làm sao cho đội ngũ giáo viên sống bằng nghề…
Đổi mới giáo dục là vấn đề rất quan trọng, nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận, Nhân dân, cán bộ đảng viên, nên Quốc hội đã quyết định giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội đã được Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố và nhất là Bộ GD&ĐT, ngành giáo dục và toàn thể đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao, tạo chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng ghi nhận.
Việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông đã được Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành nghiêm túc thực hiện. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đã được ban hành tương đối toàn diện, bao quát những vấn đề cốt lõi, cần thiết nhất theo yêu cầu đổi mới. Nhìn chung, các văn bản được ban hành kịp thời, đúng tiến độ, phù hợp thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện chưa bảo đảm yêu cầu về tiến độ và chất lượng, chưa phù hợp với quy định và yêu cầu của thực tiễn…
Về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Đoàn giám sát nhận thấy, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng công phu, nghiêm túc, dựa trên cơ sở chính trị, khoa học, lý luận và thực tiễn, có tính kế thừa và phát triển; bám sát mục tiêu, yêu cầu và nội dung đổi mới theo Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 88/2014/QH13. Quy trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch.
Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và các địa phương đã chủ động chuẩn bị đội ngũ nhà giáo; đề xuất nhiều giải pháp để bổ sung biên chế giáo viên; sửa đổi, hoàn thiện cơ chế tuyển dụng lao động để giải quyết khó khăn về thiếu giáo viên; chủ động, tích cực đào tạo, bồi dưỡng tập huấn đội ngũ giáo viên, nâng chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo theo lộ trình; hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được quan tâm đầu tư; Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm kinh phí; ban hành và tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, hướng dẫn việc phân bổ, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí; bố trí, cân đối nguồn ngân sách và huy động các nguồn lực ngoài nhà nước để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, bảo đảm đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước…
Từ kết quả giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Đoàn giám sát đã đề xuất 3 nhóm giải pháp về thể chế, cơ chế và về tổ chức thực hiện.
Cụ thể, nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách; nhóm giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; nhóm giải pháp về tăng cường các điều kiện bảo đảm triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Trong thời gian tới, Đoàn giám sát kiến nghị nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Luật Giáo dục; xây dựng Luật điều chỉnh về Nhà giáo; bổ sung, sửa đổi pháp luật liên quan (như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, các luật về thuế…); UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; giám sát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về giáo dục trong các chương trình mục tiêu quốc gia; giám sát việc bảo đảm cơ sở vật chất trường, lớp được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của các địa phương…
Đồng thời kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện các giải pháp, kiến nghị nêu trong Báo cáo số 584/BC-ĐGS ngày 11/8/2023 của Đoàn giám sát…
Vẫn còn 12 văn bản chậm tiến độ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ do đây là chuyên đề quan trọng, nên UBTVQH đã rất thận trọng và kỹ lưỡng trong chỉ đạo xây dựng đề cương và kế hoạch chi tiết, tổ chức nghiên cứu, tổng hợp, khảo sát thực tế.
Báo cáo giám sát đã cung cấp bức tranh tổng thể toàn diện và sâu sắc về tình hình đổi mới giáo dục phổ thông, có nhiều nội dung, giải pháp kiến nghị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
Báo cáo giám sát đã chỉ ra 12 văn bản chậm tiến độ. Công tác tuyên truyền, quán triệt, đổi mới chương trình thực sự chưa thực sự hiệu quả và còn có nội dung chưa tạo được sự đồng thuận xã hội. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra thì chưa được tiến hành một cách thường xuyên, phạm vi còn hạn chế, chưa bao quát toàn diện, hiệu quả chưa cao.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai. Đồng thời, đánh giá chương trình và các nội dung trong các bộ SGK đã đáp ứng được yêu cầu mục tiêu xuyên suốt của cải cách lần này là chuyển trọng tâm từ cung cấp và truyền thụ kiến thức sang trọng tâm là nâng cao năng lực và phẩm chất người học hay chưa?
Chủ tịch Quốc hội cho rằng thực hiện chương trình này chưa lâu còn phải tiếp tục theo dõi và đánh giá. Nhấn mạnh với tinh thần cầu thị, cần phải tiếp tục xem xét chương trình này. Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá việc tích hợp các môn học ở bậc THCS; đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục, thi, kiểm tra…
Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát đã thể hiện được ý kiến của dư luận xã hội và cơ sở khoa học. Đoàn giám sát đã tổ chức biên soạn nhiều các chuyên đề nghiên cứu cá biệt và đặt hàng nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu rất đầy đủ.
Về vấn đề chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ đây là chủ trương đúng, tuy nhiên cần phải đánh giá kỹ cách hiểu về Nghị quyết số 88/2014/QH13. Theo đó, xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nhưng vẫn phải bảo đảm Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục.
Chủ tịch Quốc hội cũng phân tích rõ tinh thần của Nghị quyết số 88/2014/QH13 là Bộ GD&ĐT phải tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đầy đủ từ lớp 1 đến lớp 12. Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn SGK, một hoặc một số đầu sách theo khả năng, không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ SGK. Do đó, đề nghị lưu ý thực trạng mà Đoàn giám sát đã chỉ ra, phải thảo luận để thống nhất để UBTVQH phải ra nghị quyết về vấn đề này.
Đồng thời đề nghị làm rõ hơn một số vấn đề về yêu cầu quản lý, điều tiết giá SGK, thực hiện chính sách xã hội đối với học sinh khuyết tật, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh ở khu vực miền núi, biên giới, hải đảo; việc triển khai chương trình mới ở đồng thời cả 3 cấp học; tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ chưa được giải quyết triệt để; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn chưa đáp ứng được yêu cầu…
Về giải pháp, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ cơ bản đồng tình cơ bản với đề nghị của Đoàn giám sát, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT, các bộ, các ngành và địa phương nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm về các tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông, quán triệt các bài học kinh nghiệm, khẩn trương triển khai những kiến nghị được nêu trong báo cáo giám sát.
Cơ bản đồng tình với các kiến nghị, đề xuất để triển khai tiếp tục Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14. Trong đó, về nhận thức ý, chúng ta thấy đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, cần quán triệt sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, thực hiện tốt vai trò quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự chủ động sáng tạo của nhân dân và toàn xã hội. Khẩn trương hoàn thiện thể chế, nhất là những vấn đề báo cáo giám sát đã chỉ ra, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để triển khai chương trình mới. Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng và hiệu quả hơn để tạo sự thống nhất, thông suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, sự tin tưởng, đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Tiếp tục quản lý chặt chẽ, thường xuyên rà soát, đánh giá, hoàn thiện và phát triển chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết 88/2014/QH13.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh quán triệt sâu sắc quan điểm đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bố trí đầy đủ ngân sách cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách, nhất là nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án, dự án lớn đã được phê duyệt, ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và xem xét hình thức hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho địa phương mà chưa cân đối được ngân sách.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Mẹ phải nuốt nước mắt vào trong
- ·Khu đô thị 35.000 tỷ đồng ở Đông Anh cần tìm thêm nhà đầu tư
- ·Hạ tầng giao thông tạo đà bứt phá cho kinh tế
- ·Pháp lý minh bạch
- ·Khi bà cả bị ghen ngược
- ·Công an TX.Tân Uyên: Bác bỏ thông tin xảy ra vụ cướp tại phường Thái Hòa
- ·Dự tiệc chia tay, nam thanh niên tử vong trên đường về
- ·Xe máy nát vụn dưới gầm xe tải, người phụ nữ tử vong tại chỗ
- ·Tâm sự của cô gái từng là gái hư
- ·Căn hộ hàng hiếm SAM Towers Đà Nẵng, tinh hoa sông Hàn
- ·Sốc với 'người thứ 3' nói về ghen tuông
- ·Tổ 171 các địa phương bắt nhiều đối tượng tàng trữ trái phép ma túy
- ·Lên phương án chuẩn bị đấu giá Khu dân cư thương mại phía Nam công viên Cọ Dầu
- ·Tổng Giám đốc AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị tuyên phạt 30 năm tù
- ·Thương cô bé nghèo bị rắn độc cắn
- ·Công an huyện Dầu Tiếng: Đạt nhiều thành tích trong công tác tấn công tội phạm
- ·Những giá trị “độc quyền” Princess’s Manor hưởng lợi từ thương hiệu Vinhomes
- ·Đánh người quản lý mình vì bị nhắc nhở lúc làm việc
- ·Rác ngập ở bãi biển Diễn Thành
- ·Chú trọng phòng, chống cháy nổ ở các chợ