【bình dương đấu với tp.hcm】Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD trong 1 năm chủ yếu do lừa đảo qua tin nhắn
Khoảng 39% người Philippines được khảo sát đã mất tiền vào tay những kẻ lừa đảo,ấtkhoảngtỷUSDtrongnămchủyếudolừađảoquatinnhắbình dương đấu với tp.hcm chỉ có 3% nạn nhân có thể lấy lại số tiền đã mất trong khi 78% không thành công.
Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ VNĐ) trong 12 tháng qua, chủ yếu là do các vụ lừa đảo thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Ước tính thiệt hại tương đương với 1,9% tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này.
Theo nghiên cứu có tên "Tình hình lừa đảo tại Philippines năm 2024", trung bình mỗi nạn nhân người Philippines mất 275 đô la Mỹ (tương đương 7 triệu VNĐ), do những kẻ lừa đảo gây ra.
Khoảng 39% người Philippines được khảo sát đã mất tiền vào tay những kẻ lừa đảo. Chỉ có 3% nạn nhân có thể lấy lại số tiền đã mất trong khi 78% không thành công. Nghiên cứu khảo sát trên 1.000 người Philippines, phần lớn ở độ tuổi từ 18 đến 24.
Các vụ lừa đảo qua tin nhắn văn bản thường lừa những nạn nhân không nghi ngờ nhấp vào các liên kết trang web, với các cơ hội việc làm giả mạo và giải thưởng xổ số, cùng nhiều hình thức khác.
Các liên kết dẫn đến các cổng thông tin giả mạo, nơi người dùng sẽ được yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân như thông tin tài khoản ngân hàng, địa chỉ nhà và số điện thoại.
Từ đó, các đối tượng xấu có thể chiếm đoạt tài khoản ngân hàng và ví điện tử để rút tiền. Các nền tảng nhắn tin thường được sử dụng bởi các đối tượng lừa đảo chủ yếu là WhatsApp và Messenger.
Hiện cũng có nhiều mối đe dọa mới nổi do việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thực hiện tội phạm mạng thông qua tin nhắn văn bản, ảnh, video và bản ghi âm giọng nói.
Trước thực trạng lừa đảo, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác khi nhận được các tin nhắn lạ.
Cẩn trọng trước các tin nhắn mời chào, dụ dỗ tham gia đầu tư hoặc làm nhiệm vụ kiếm tiền, thông báo trúng thưởng hoặc rao bán các sản phẩm với mức giá rẻ khó tin.
Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, không chuyển tiền khi chưa xác minh được danh tính và đơn vị công tác của đối tượng.
Hạn chế chia sẻ các thông tin cá nhân, dữ liệu nhạy cảm trên các nền tảng mạng xã hội.
Khi phát hiện thấy có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo ngay với cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo.
Chí Hiếu(责任编辑:Cúp C1)
- ·34 tuổi ế rồi mà còn làm cao
- ·Tạm giữ hình sự thanh niên chém bố và cậu của người yêu trong bữa cơm ra mắt
- ·Báo chí Trung Quốc kỳ vọng vào chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Công an Hà Nội đang điều tra vụ rửa tiền nhiều nghìn tỷ đồng
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 04/2016
- ·Quản lý công viên ở Hà Nội: Nơi mở toang, chỗ xé vé thu tiền
- ·Đừng biến hiệu trưởng, giám đốc bệnh viện thành doanh nghiệp lo cơm áo gạo tiền
- ·Đề xuất mở 17 tuyến xe đón khách sân bay Tân Sơn Nhất đi, đến nhiều khu đô thị
- ·Tiếng khóc nghẹn của mẹ đơn thân vừa nghèo vừa nuôi con ung thư
- ·Bộ Công an yêu cầu Hà Nội và một số tỉnh cung cấp tài liệu 'chuyến bay giải cứu'
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 9/2018
- ·Cô gái trẻ liên tục gọi điện sau vụ tai nạn xe Ferrari không phải người cầm lái
- ·Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc chia buồn về người Việt thiệt mạng ở Itaewon
- ·Bộ Công an nêu cách khắc phục vướng mắc khi đăng ký tài khoản định danh điện tử
- ·Cả nhà 3 người bệnh khốn khổ chỉ biết ăn gạo sống đón tết
- ·Hơn 20 năm ‘đắp chiếu’, công viên Đống Đa biến thành khu dân cư
- ·Bộ máy đơn vị sự nghiệp công đã tinh gọn nhưng cơ chế tự chủ còn thiếu rõ ràng
- ·Chủ tịch nước chia buồn với Tổng thống Hàn Quốc sau vụ thảm kịch ở Itaewon
- ·Trao hơn 12 triệu đồng cho Quốc Duy
- ·Ba nhân sự được quy hoạch làm lãnh đạo chủ chốt của Hà Nội nhiệm kỳ tiếp