【arsenal gặp tottenham】Chứng khoán tuần 31/10 – 4/11: Dòng tiền tập trung nhóm ngân hàng và thép
Thị trường chứng khoán tuần qua (31/10 – 4/11) tiếp tục có tuần điều chỉnh với 2 phiên tăng nhẹ đầu tuần và 3 phiên còn lại giảm khá mạnh. Chỉ số VN-Index phiên cuối tuần xuyên thủng trở lại mốc 1.000 điểm,ứngkhoántuần–Dòngtiềntậptrungnhómngânhàngvàthéarsenal gặp tottenham đóng cửa tại 997,15 điểm, mất 30,2 điểm tương đương 2,94% so với tuần liền trước. Như vậy, chỉ số VN-Index đã giảm 33,45% từ đầu năm 2022.
Thanh khoản chung không biến động nhiều so với tuần giao dịch trước, tuy nhiên thanh khoản trên nhóm VN30 tăng +16,3% lên mức 3,8 nghìn tỷ đồng/phiên; trong khi đó thanh khoản trên VNMidcap và VNSmallcap giảm lần lượt -9% và -6%. |
Trong tuần, sự kiện đáng chú ý gồm có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp ở mức 75 điểm cơ bản, thông điệp kèm theo là sẽ cần tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng cũng bỏ ngỏ khả năng giảm tốc độ tăng lãi suất trong các lần tới.
Tuy vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam lại chịu tác động tâm lý nhiều hơn từ sự kiện “thiên nga đen” trong nước, cụ thể là lo ngại về rủi ro thanh khoản trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Nhóm đi xuống mạnh nhất trong tuần qua là nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu (-11%), nhóm nguyên vật liệu (-10%) và nhóm bất động sản (-5,5%). Trong khi hàng tiêu dùng không thiết yếu bị chi phối chính bởi sự sụt giảm mạnh của MWG (-13,4%), thì nhóm nguyên vật liệu do ảnh hưởng của nhóm thép - tôn mạ như HPG (-12,8%), HSG (-9,39%), NKG (-17,3%) trước kết quả kinh doanh (KQKD) quý III yếu kém.
Còn nhóm bất động sản mất điểm do sự lao dốc đồng loạt của rất nhiều mã như NVL (-17,4%), PDR (-15,9%), DIG (-12,3%), KDH (-6,7%), DXS (-12,3%)… Đây cũng là các mã đã tác động tiêu cực nhất lên điểm số thị trường chung.
Ngược lại, ít chịu áp lực hơn được ghi nhận ở các nhóm tài chính (-1,2%), hàng tiêu dùng thiết yếu (-0,3%) và y tế (-0,4%). VNM (+2,6%) đã nâng đỡ tốt cho nhóm tiêu dùng và cả thị trường chung. Riêng với nhóm tài chính, điểm số chung không nhiều biến động nhờ sự đi lên của nhiều mã trong ngành như VPB (+3,7%), TCB (+4,5%), CTG (+1,9%), MBB (+1,4%), MSB (+5,3%); qua đó phần nào giúp thị trường không giảm quá sâu.
Khi thị trường đã rơi vào trạng thái quá bán do tác động từ yếu tố tâm lý là cơ hội cho các nhà đầu tư có khả năng chịu đựng rủi ro cao, thời hạn đầu tư đủ dài để dần giải ngân, do triển vọng tăng trở lại của thị trường trong dài hạn là rất lớn. |
Giá trị giao dịch bình quân 1 phiên trên HOSE trong tuần qua đạt 8,8 nghìn tỷ đồng. Thanh khoản chung không biến động nhiều so với tuần giao dịch trước, tuy nhiên thanh khoản trên nhóm VN30 tăng +16,3% lên mức 3,8 nghìn tỷ đồng/phiên; trong khi đó thanh khoản trên VNMidcap và VNSmallcap giảm lần lượt -9% và -6%. HPG có tổng giá trị giao dịch dẫn đầu toàn thị trường đạt mức 3,8 nghìn tỷ đồng, cao hơn mức 2 nghìn tỷ đồng ở tuần liền trước đã đóng góp chính cho sự gia tăng thanh khoản của nhóm VN30.
Xét theo ngành, giá trị giao dịch ở các ngành hầu hết sụt giảm phản ánh tâm lý thận trọng của phần lớn nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường đang chịu nhiều biến số phức tạp trong giai đoạn hiện tại. Điểm nhấn đáng chú ý là giá trị giao dịch ở 2 nhóm ngân hàng và thép - tôn mạ lại gia tăng đáng kể so với tuần trước, tương ứng mức tăng 33,68% và 51,55%.
Nhóm ngân hàng diễn biến tích cực 2 tuần liên tiếp ở cả điểm số lẫn giá trị giao dịch, phần nào gợi ý dòng tiền đang tập trung tìm cơ hội ở nhóm này. Riêng nhóm thép - tôn mạ lại cho thấy lực cầu đi kèm với lực cung giá thấp cũng rất lớn.
Khối nước ngoài là khối bán ròng duy nhất trong tuần vừa qua, giá trị bán ròng ghi nhận mức -601,6 tỷ đồng. Khối này bán ròng mạnh nhất ở HPG -1,1 nghìn tỷ đồng và KBC -293 tỷ đồng; trong khi mua ròng nhiều nhất ở chứng chỉ quỹ FUESSVFL +283 tỷ đồng, VHM +218 tỷ đồng, VNM +172 tỷ đồng và DGC +141 tỷ đồng.
Các nhà đầu tư cá nhân mua ròng đối ứng với khối ngoại ở 2 mã HPG và KBC với giá trị lần lượt +1,3 nghìn tỷ đồng và KBC +281 tỷ đồng. Trong tuần, khối tổ chức trong nước bao gồm tự doanh mua ròng tương ứng +209 tỷ đồng và +453 tỷ đồng.
Thị trường trong tuần qua diễn biến tiêu cực hơn dự kiến, mặc dù vậy có thể dễ nhận thấy đợt giảm này do hiệu ứng tâm lý dây chuyền đến từ nhóm bất động sản và nhóm nguyên vật liệu; trong khi đó tín hiệu tích cực vẫn phát đi từ nhóm ngân hàng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm 33,45% điểm số kể từ đầu năm và mức giảm của hệ số P/E ước tính năm 2022 của chỉ số VN-Index cũng giảm tương đương ở mức 33%, cho thấy mức chiết khấu này đã phản ánh phần lớn xu hướng yếu đi của lợi nhuận trong tương lai trước tác động của lạm phát và lãi suất tăng cao.
Vì vậy, khi thị trường đã rơi vào trạng thái quá bán do tác động từ yếu tố tâm lý là cơ hội cho các nhà đầu tư có khả năng chịu đựng rủi ro cao và thời hạn đầu tư đủ dài để dần giải ngân do triển vọng tăng trở lại của thị trường trong dài hạn là rất lớn./.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đổi họ cho con trai từ họ cha sang họ mẹ
- ·Thúc đẩy phát triển các sản phẩm tài chính xanh
- ·Khánh thành công trình chỉnh lý Nhà lưu niệm Bác Hồ và truyền thống Trường Quốc Học Huế
- ·Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hạnh phúc, khát vọng vươn lên
- ·Thay pin Samsung A50 chính hãng giá ưu đãi
- ·Phái sinh: Nhiều khả năng sẽ nghiêng về trạng thái cân bằng
- ·Pique đề nghị chơi miễn phí, Barca từ chối
- ·World Cup 2022 diễn ra khi nào, ở đâu?
- ·Giá xăng RON95 và nhiều mặt hàng dầu đồng loạt tăng nhẹ trong phiên cuối năm
- ·“420 năm chùa Thiên Mụ & những dấu ấn của chúa Nguyễn Phúc Chu trong lịch sử”
- ·Soi chất lượng chung cư The Rivana như thế nào? Giá ra sao?
- ·Erik ten Hag sốc vì MU thua đau Brighton
- ·HOSE công bố 3 chỉ số mới
- ·Đề nghị tăng chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
- ·Ông Nguyễn Phát Hưng giữ chức danh Thư ký Bí thư Tỉnh ủy Long An
- ·Báo Hải quan và thông tin hội nhập quốc tế
- ·Mỗi lần giải thưởng là mỗi lần mới
- ·“Bảo vệ di sản văn hóa từ góc nhìn bình đẳng giới”
- ·Tòa Giám mục Mỹ Tho chúc tết tỉnh Long An
- ·Lễ húy kỵ lần thứ 61 của cụ Nguyễn Phúc Ưng Bình