会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【số liệu thống kê về udinese gặp verona】Cô giáo hơn 20 năm cứu giúp những phận đời nhiễm HIV!

【số liệu thống kê về udinese gặp verona】Cô giáo hơn 20 năm cứu giúp những phận đời nhiễm HIV

时间:2024-12-23 16:27:56 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:698次

“Không chết được thì phải sống”

Đêm đã muộn. Bên bàn làm việc,ôgiáohơnnămcứugiúpnhữngphậnđờinhiễsố liệu thống kê về udinese gặp verona chị Trần Thị Thanh Vân (SN 1969, giáo viên ở tỉnh An Giang) kiên nhẫn lắng nghe tâm sự của một bạn trẻ vừa phát hiện mình nhiễm HIV. Trong hoang mang, chán chường tột độ, người này muốn tự hủy hoại bản thân.

Bằng tất cả sự chân thành của mình, chị cảm thông và chia sẻ nỗi đau ấy với bệnh nhân. Sau đó, chị nhẫn nại đưa ra những tư vấn giúp người bạn trẻ vượt qua nỗi hoang mang cực độ.

Chị làm điều này bởi cách đây 23 năm, chị cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Đó là năm 1999. Khi con vừa tròn một tuần tuổi, chị Vân bàng hoàng nhận thông tin chồng dương tính với HIV giai đoạn cuối.

Chị kể: “Nghe tin, tôi như rơi xuống 18 tầng địa ngục. Mọi thứ trong tôi sụp đổ. Tôi đau đớn, oán hận chồng rồi lo sợ, hoang mang tột độ. Nửa năm sau, chồng tôi mất. Tôi trắng tay vì đã bán hết ruộng đất lấy tiền chữa trị cho chồng.

Tôi ôm đứa con 7 tháng tuổi về nương tựa cha mẹ với ý nghĩ về cái chết lúc nào cũng hiện lên trong đầu. Tôi thậm chí đã chọn sẵn ảnh đẹp để trên bàn thờ, xếp quần áo vào valy chờ chết…”.

Dù phải sống chung với HIV suốt 23 năm, chị Vân vẫn là giáo viên dạy giỏi và được Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng bằng khen. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Thế nhưng chị còn đứa con. Chị không đủ dũng cảm để con bơ vơ một mình. Ban đầu, chị không dám đưa con đi xét nghiệm vì nghĩ bé đã bị lây bệnh từ cha mẹ. Nhưng trời không tuyệt đường ai bao giờ.

Sau xét nghiệm, chị nhận kết quả đứa bé âm tính với HIV. Cầm phiếu xét nghiệm trên tay, chị như bừng sống lại. Những câu hỏi: chết rồi ai nuôi con, ai chăm sóc cha mẹ, ai thay mình trả số nợ đã vay… hiện lên, bủa vây tâm trí chị.

Chị biết mình không thể chết. Và chị biết nếu đã “không chết được thì phải sống”, phải vươn lên để lo cho con, cha mẹ và bản thân mình. Với động lực ấy, chị quyết sống vui, sống khỏe trước nỗi đau bị kỳ thị từ những người xung quanh.

Chị kể: “Những năm ấy, kiến thức về HIV chưa phổ biến nên người có H bị kỳ thị nặng nề. Đi đến đâu, tôi cũng bị người ta xa lánh, e dè, ngại tiếp xúc. Tôi có rất nhiều bạn thân nhưng khi bệnh, không một ai dám đến thăm.

Người ta sợ đến nỗi không dám bán cho tôi ổ bánh mì. Họ nghĩ khi đứng gần, con virus trong người tôi sẽ bay sang họ. Dẫu đã chuyển về dạy ở trường gần nhà ba mẹ, tôi vẫn chịu cảnh cứ cầm chén xuống căng tin là người ta bỏ đi hết”.

Thời điểm ấy, sự kỳ thị của người đời khiến cuộc sống của chị chỉ là "chuỗi ngày lầm lũi nhốt mình trong lớp học, dạy hết tiết lại đi về". Dẫu vậy, chị vẫn cố gắng lạc quan, tuân thủ phác đồ điều trị.

Chị Vân thường xuyên xuất hiện trong các sự kiện liên quan đến vấn đề phòng chống HIV/AIDS. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Sau ít tháng, sức khỏe ổn định, chị tươi vui, trở lại cuộc sống như bình thường. Vượt qua cửa tử, chị tham gia nhóm đồng đẳng HIV để chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe với mọi người. 

Năm 2003, chị Vân quyết định đem kinh nghiệm trong việc chống chọi với bệnh tật, nghịch cảnh chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ. Chị thành lập nhóm Hy vọng An Giang (tổ chức tự lực của những người nhiễm HIV ở tỉnh An Giang), nơi dành cho những người có H gặp gỡ, cùng nhau vượt khó khăn.

“Lá chắn sống” của người có H

Chị nói: “Những năm đầu phát hiện nhiễm bệnh, tôi cô đơn, tủi thân lắm vì không thể chia sẻ với ai. Năm 2003, tôi được cán bộ y tế giới thiệu, làm quen với một em gái gần nhà cũng nhiễm bệnh. Đồng cảnh ngộ, hai chị em trở nên thân thiết với nhau.

Sau đó, cán bộ y tế địa phương tiếp tục giới thiệu cho tôi thêm các trường hợp người nhiễm bệnh khác. Năm 2008, nhóm Hy vọng An Giang có văn phòng làm nơi cho các thành viên có H gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh, động viên nhau vượt qua bệnh tật”.

Dưới sự điều hành của trưởng nhóm Trần Thị Thanh Vân, Hy vọng An Giang đã hỗ trợ được rất nhiều cho các thành viên có H cả về tinh thần lẫn vật chất. Hàng tháng, nhóm đều tổ chức họp mặt để các thành viên chia sẻ những vấn đề về bệnh tật mà họ không thể bày tỏ với người thân, gia đình.

Do có người thân là bác sĩ, chị Vân có nhiều tài liệu y khoa, học được kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe người bệnh. Chị đem các tài liệu, kinh nghiệm này chia sẻ với các thành viên trong nhóm biết, làm theo. 

Chị Vân trong lần tham gia hội thảo công bố kết quả điều tra về kỳ thị đối với người có H. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). 

Ngoài ra, các thành viên cũng chia sẻ với nhau những bài thuốc dân gian giúp người bệnh hạ sốt, giảm ngứa, sưng tấy, lở loét… Bằng cách này, những người có H không chỉ có nơi chia sẻ buồn vui mà còn có thể học hỏi cách điều trị, chống chọi bệnh tật nên ai cũng tự tin, vui sống.

Nhận thấy các thành viên đều không có thu nhập vì không tìm được việc làm, chị Vân tìm mọi cách hỗ trợ những người có H vượt khó. Ban đầu, chị kết nối nhiều nơi để dạy các thành viên làm móc khóa, tranh thêu, may màn… Sau đó, chị tìm nơi tiêu thụ sản phẩm cho họ.

Ngoài ra, chị còn bỏ tiền túi, vay ngân hàng để có tiền giúp người có H làm kinh tế, vượt nghịch cảnh. Chị kể: “Có lần, tôi gặp 2 mẹ con một em trong nhóm mua xôi, bánh bò về bán lại. Những hôm bán ế, hai mẹ con phải ăn bánh bò, xôi trừ cơm.

Cứ thế, em thâm vốn phải đi vay với lãi suất cao để có tiền bán tiếp. Thấy vậy, tôi đi vay tiền, đưa cho em làm vốn. Từ đó, thấy nhiều thành viên còn khó khăn, tôi đứng ra vay ngân hàng chính sách để có tiền cho mọi người làm ăn".

Đến nay, các thành viên của nhóm Hy vọng An Giang đều có sức khỏe tốt, cuộc sống ổn định thậm chí khá giả. Chị Vân cũng không phải đi vay tiền để hỗ trợ các thành viên. Vì vậy, chị tiếp tục chú trọng công việc tư vấn cho người có H.

Chị Vân (áo cam) tham gia nhiều hoạt động xã hội. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Chị xem đây là công việc quan trọng và cần thiết trong việc hỗ trợ người có H. Bởi, khi phát hiện bị nhiễm bệnh, bệnh nhân thường có tâm lý hoang mang, sợ hãi. Nếu không có người tư vấn, hỗ trợ kịp thời, bệnh nhân dễ buông xuôi dẫn đến từ bỏ cuộc sống trước khi bị hủy hoại vì bệnh tật.

Chị chia sẻ: “Hiện nay, việc kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người có H đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên, người bệnh khi phát hiện bị nhiễm HIV vẫn khủng hoảng tinh thần. Lúc này, các bạn cần có sự giúp đỡ, sẻ chia rất nhiều từ người có kinh nghiệm để lấy lại niềm tin, vượt qua bệnh tật".

Trước đây, khi sức khỏe còn tốt, chị thường gác lại một phần công việc đến gặp gỡ trực tiếp để tư vấn, hỗ trợ người có H. Việc này giúp chị thấu hiểu được hoàn cảnh của người bệnh để đưa ra nhiều cách hỗ trợ hơn.

Hiện nay, do không còn đủ sức khỏe, chị Vân chỉ có thể tư vấn từ xa. Tuy vậy, với kinh nghiệm 23 chung sống với HIV, chị Vân vẫn là lá chắn sống cho rất nhiều người có H. 

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Bi kịch những mối tình 'lưỡng tính'
  • Trương Mỹ Lan khai ép chồng tiêu hàng chục tỷ đồng từ thẻ ngân hàng SCB
  • Gây áp lực ép chủ trang trại chi hơn 1 tỷ vào quỹ 'Cây chổi vàng' để chia nhau
  • Nghi vợ ngoại tình, tống tiền 'tình địch' 10 tỷ đồng
  • Phê duyệt các Đề án thực hiện Chương trình Thương hiệu Quốc gia năm 2024
  • Bình Dương: Truy nã cựu Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Dĩ An
  • Khởi tố, bắt giam người phụ nữ lừa đảo chiếm đoạt cả chục tỷ đồng
  • Bắt nhanh nghi phạm giết tài xế xe ôm trong đêm ở An Giang
推荐内容
  • VNPT Long An trao 50 máy điện thoại thông minh cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại huyện Cần Đước
  • Bắt 2 ‘đạo chích’ ở Đắk Lắk trộm dây cáp điện trị giá gần 1 tỷ đồng
  • Công an điều tra vụ tài xế ở Bắc Ninh bị chặn đường, hành hung
  • Lập Facebook mạo danh nhà sư, lừa đảo tiền từ thiện
  • Giá vàng hôm nay 17/12/2023: Tiến sát mức kỷ lục nhưng người mua vẫn bị lỗ
  • Xe nào được phép đi?