【bóng đá hôm nay.】Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn liền với quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Thông báo kết luận nêu rõ, văn hóa Việt Nam là kết tinh thành quả hàng nghìn năm văn hiến, lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới để không ngừng hoàn thiện mình và phát triển. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh, con người Việt Nam anh hùng, mến khách, yêu quý bạn bè, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Nói về công nghiệp văn hóa là đề cập đến các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, có bản chất vật thể hoặc phi vật thể; thông qua khai thác những giá trị văn hóa cùng những sản phẩm và dịch vụ có tính trí tuệ, có ý nghĩa xã hội và văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa, gồm: Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng...
Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, thời gian qua các ngành công nghiệp văn hóa dần trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng; sự đầu tư nguồn vốn vào các ngành công nghiệp văn hóa đã thúc đẩy thị trường công nghiệp văn hóa có những bước tiến mới, thể hiện qua tỷ lệ đóng góp vào GDP, số lượng cơ sở kinh tế và lực lượng lao động, xây dựng cơ sở dữ liệu, đào tạo nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số, mạng lưới liên kết, kết nối các trung tâm văn hóa, không gian sáng tạo.
Tuy nhiên, so với một số ngành khác thì các ngành công nghiệp văn hóa nước ta vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước; vẫn phải đối mặt với những hạn chế, khó khăn, thách thức, điển hình là: Chưa quy định rõ vai trò quản lý nhà nước, trách nhiệm, quyền hạn trong một số lĩnh vực, cơ chế phối hợp thiếu đồng bộ; cơ chế, chính sách chưa theo kịp thực tiễn, tổ chức thực hiện ở một số ngành, lĩnh vực chưa hiệu quả; nội dung, hình thức sản phẩm, dịch vụ còn hạn chế, chưa xác định được sản phẩm, dịch vụ trọng tâm, chủ lực.
Phát triển công nghiệp văn hóa phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt trong bối cảnh của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra nhiều thách thức, khó khăn mới, phát triển công nghiệp văn hóa phải dựa trên các quan điểm cơ bản: Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, bản sắc, thống nhất trong đa dạng và dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; phát triển có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường, xu thế của thời đại; gắn liền với quảng bá, lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đáp ứng được các yếu tố "Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Lành mạnh - Cạnh tranh - Bền vững" trên nền tảng "Dân tộc - Khoa học - Đại chúng"; từng bước tạo dựng thương hiệu mang tầm quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; lựa chọn và triển khai một số chính sách có tính chất đột phá; cần "Tư duy sắc bén, hành động sắc sảo, lựa chọn tinh hoa để đột phá phát triển" các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Trong giai đoạn tới, việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phải đồng bộ, quyết liệt, kiên trì, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các chính sách có tính chất đột phá nhằm chuyển hóa tài nguyên văn hóa "tiềm năng" thành các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có khả năng cạnh tranh cao.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tiêm meso bị sưng đỏ: Nguyên nhân và cách xử lý
- ·Hơn 1000 người thiệt mạng do mưa lũ tại Nam Á
- ·12 cung hoàng đạo thứ 7 ngày 29/6/2024: Sư Tử cảm xúc hỗn độn, Bò Cạp cư xử khó hiểu
- ·Những ý tưởng trang trí với hoa mà bạn nên thử
- ·Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Vàng miếng SJC đứng yên gần 1 tháng
- ·EU sẽ đưa ra đề xuất về thuế đối với "GAFA" vào năm 2018
- ·Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo lực đẩy để TPHCM bứt phá
- ·Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng tái hiện không gian Tết 3 miền
- ·Bảo vệ vườn cây ăn trái trong mùa khô
- ·Khách du lịch nước ngoài đóng góp hơn 32 tỷ USD cho kinh tế Australia
- ·Giá xăng dầu hôm nay 29/12/2023: Giữ đà giảm, mất tiếp 3%
- ·Eurozone phục hồi, ECB có thể thu hẹp chương trình mua trái phiếu
- ·Tầng lớp trung lưu Mỹ có tiền cũng khó mua nhà
- ·Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất cơ bản
- ·Giá xăng dầu hôm nay 17/6/2024: Giữ đà giảm nhẹ
- ·Chứng khoán Mỹ phản ứng trái chiều sau khi Fed giữ nguyên lãi suất
- ·Trắc nghiệm hàng ngày 20/6/2024: Chuyện tốt nào sẽ xảy ra với bạn trong ba mươi ngày tới?
- ·Ra mắt iPhone X, giá trị vốn hóa thị trường của Apple vọt lên 830 tỷ USD
- ·Nuôi dê lấy sữa
- ·Nhớ mẹ trào nước mắt